Giả mã bí ẩn siêu tân tinh 900 năm ở Trung Quốc 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào năm 1181 sau Công nguyên, một điểm sáng mới phát sáng như hành tinh Sao Thổ đã xuất hiện trước những người thám hiểm bầu trời của Trung Quốc và Nhật Bản trong hơn sáu tháng trước khi biến mất. Hàng trăm năm sau, các nhà nghiên cứu tin rằng cuối cùng họ đã tìm ra nguồn gốc của sự xuất hiện bí ẩn này.

Sự kiện này giống như vụ nổ sao hình thành Tinh vân Con cua vào năm 1054. Có ít tia chớp sáng gần đó được ghi nhận trong các ghi chép lịch sử, nhưng không giống như Tinh vân Con cua, cảnh tượng năm 1181 rất khó để ghi lại.

Các ghi chép lịch sử để lại một vài manh mối hữu ích cho các nhà thiên văn học hiện đại. Thứ nhất, thời gian: “ngôi sao khách” tỏa sáng trong 185 ngày là từ ngày 6 tháng 8 năm 1181 đến ngày 6 tháng 2 năm 1182. Hồ sơ cũng chỉ ra vị trí của nó trên bầu trời, đó là một điểm nằm giữa hai chòm sao Trung Quốc, Chuanshe và Huagai, gần Cassiopeia hiện đại.

Những thông tin này đã làm cho các nhà khoa học trong một nhóm nghiên cứu tin rằng nó có khả năng là ánh sáng cổ đại: một siêu tân tinh có tàn tích, và giờ đây nó tạo thành một tinh vân mở rộng có tên là Pa30.

Các đám mây của tinh vân di chuyển nhanh đến mức, các nhà khoa học từ Hồng Kông, Anh, Tây Ban Nha, Hungary và Pháp đã phát hiện ra rằng bụi và khí của Pa30 có thể di chuyển trong khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trăng trong vòng 5 phút. Bằng cách sử dụng tốc độ đó và tính toán lùi lại, các nhà nghiên cứu xác định rằng tinh vân này sẽ phù hợp với một siêu tân tinh đã phát nổ vào khoảng năm 1181.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng Pa30 hình thành từ một loại siêu tân tinh hiếm và tương đối mờ nhạt, được gọi là 'siêu tân tinh Loại Lax'. Albert Zijlstra, nhà vật lý thiên văn tại Đại học Manchester ở Anh, cho biết trong một tuyên bố về nghiên cứu mới, rằng: “Chỉ có khoảng 10% siêu tân tinh thuộc loại này và các nhà nghiên cứu chưa thực sự hiểu rõ về chúng. Thực tế là SN1181 mờ nhạt nhưng mờ đi rất chậm, và nó phù hợp với loại siêu tân tinh Lax này”.

Hình ảnh giả màu của ngôi sao Parker và tinh vân Pa30, mà các nhà khoa học hiện tin rằng có liên quan đến các báo cáo về một siêu tân tinh được nhìn thấy vào năm 1181. (Hình ảnh từ: Đại học Hồng Kông)
Hình ảnh giả màu của ngôi sao Parker và tinh vân Pa30, mà các nhà khoa học hiện tin rằng có liên quan đến các báo cáo về một siêu tân tinh được nhìn thấy vào năm 1181. (Hình ảnh từ: Đại học Hồng Kông)

Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng Parker’s Star, một trong những ngôi sao nóng nhất trong Dải Ngân hà, cũng có khả năng là bản sao của siêu tân tinh. Tinh vân và ngôi sao được cho là kết quả của một vụ va chạm lớn và sự hợp nhất sau đó của hai xác sao mờ được gọi là sao lùn trắng.

Ziljlstra nói: “Đây là siêu tân tinh Loại Lax duy nhất có thể thực hiện được các nghiên cứu chi tiết về tàn tích của ngôi sao và tinh vân”. Ziljlstra nói thêm: “Thật tuyệt khi có thể giải đáp được cả bí ẩn lịch sử và thiên văn”.

Nghiên cứu này được công bố vào thứ Tư (ngày 15 tháng 9) trên tạp chí Astrophysical Journal Letters.

Theo Space.com



BÀI CHỌN LỌC

Giả mã bí ẩn siêu tân tinh 900 năm ở Trung Quốc