Giác quan thứ 6: Chúng ta đang giao tiếp bằng ánh sáng không nhìn thấy? Photon sinh học và DNA (phần 1)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi Dự án Bộ gen người Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) kết thúc vào năm 2003, người ta đã phát hiện ra rằng chỉ 1% trình tự DNA được dịch mã thành protein. 99% gen còn lại cho là trình tự DNA không mã hóa (Junk-DNA). Tuy nhiên, vào tháng 9 năm 2012, các nhà khoa học cho rằng hơn 80% bộ gen phục vụ một số mục đích sinh hóa mà không đưa ra bằng chứng. Gần đây các nhà vật lý sinh học đã chứng minh rằng dao động của Junk-DNA chính là nguồn chính phát ra ánh sáng cực yếu, còn được gọi là photon sinh học (biophoton). Bài viết sẽ thảo luận về cơ chế sản sinh ra các photon sinh học bằng DNA và sự giao tiếp giữa các sinh vật bằng phương tiện loại ánh sáng này.

Vào năm 1994, các nhà sinh học và ngôn ngữ học từ Harvard đã chứng minh một cách công bằng rằng Junk-DNA có tất cả các đặc điểm của ngôn ngữ con người. Các nucleotide cơ sở trong chuỗi này thể hiện tất cả các đặc điểm về cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ pháp của một ngôn ngữ. Gần đây, các nhà lý sinh Nga bày tỏ niềm tin rằng vào hành vi dao động của Junk-DNA. Họ đưa ra thuật ngữ di truyền sóng và chứng minh rằng DNA sẽ phản ứng với các sóng được điều chỉnh ngôn ngữ, nếu các tần số thích hợp được sử dụng.

Các nhà khoa học khác thậm chí còn đưa ra khái niệm về biểu đồ sinh học lượng tử, thúc đẩy ý tưởng rằng các trình tự nucleotide trong DNA có thể tạo ra hình ảnh 3 chiều của cấu trúc sinh học. Mặc dù điều này nghe có vẻ như viễn tưởng, nhưng nhiều nhà nghiên cứu đang xem xét cụ thể hơn về junk-DNA, cấu trúc tế bào thần kinh và sự phát xạ sinh học vì chúng đưa ra những giải thích hợp lý hơn nhiều cho sự biểu hiện của ý thức. Họ phát hiện ra điều thú vị rằng hầu hết các phân tử liên quan đến các phản ứng tâm trạng (tryptophan, phenylalanin, thyrosine) và ảo giác (LSD, psylocibine, harmine) đều có đặc tính phát huỳnh quang mạnh và do đó có thể gây nhiễu sinh học.

Sự phát xạ yếu của ánh sáng từ các tế bào trong một cơ thể sống được nhà phôi học người Nga Alexander Gurwitsh phát hiện vào năm 1926 và gọi chúng là tia phân bào. Nửa thế kỷ sau, nhà nghiên cứu người Đức Fritz Albert Popp, người được đề cử giải Nobel Vật lý, đã xác nhận lại sự tồn tại của chúng và thiết lập thuật ngữ photon sinh học. Thực nghiệm Popp đã chứng minh rằng mỗi giây có tới hàng tá photon ánh sáng được phát ra từ mỗi cm vuông bề mặt - tương đương với cường độ của một ngọn nến ở khoảng cách 10 km. Popp đã chứng minh rằng sự phát xạ photon sinh học không chỉ giới hạn trong bức xạ nhiệt hoặc phát quang sinh học. Sự tồn tại của photon sinh học hiện đã được nhiều người thuộc giới khoa học chấp nhận.

Hình ảnh photon sinh học của ngón tay người. (Ảnh: Kobayashi Biphoton Lab)
Hình ảnh photon sinh học của ngón tay người. (Ảnh: Kobayashi Biphoton Lab)

Sau khi một số nghiên cứu độc lập chứng minh rằng các tế bào sống không chỉ bức xạ ánh sáng mà còn hấp thụ ánh sáng, các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu sự tồn tại của một hình thức giao tiếp mới sử dụng ánh sáng. Sự giao tiếp giữa tế bào với tế bào thông qua ánh sáng được Gurwitsh nhận thấy lần đầu tiên vào năm 1926 ở củ hành tây. Các nhà nghiên cứu sau đó đã công nhận rằng một số giao tiếp nội bào và giữa các tế bào nên xảy ra ở tốc độ ánh sáng để có thể tổ chức các quá trình sống. Photon sinh học có thể cung cấp con đường tín hiệu bổ sung bên cạnh các con đường điện và hóa học để giao tiếp trong và ngoài tế bào. Bây giờ chúng ta biết rằng các phân tử sinh học cảm quang của tế bào và tế bào thần kinh có thể hấp thụ các photon sinh học và chuyển năng lượng photon sinh học đã hấp thụ đến các phân tử sinh học gần đó bằng cách truyền năng lượng cộng hưởng, có thể gây ra các thay đổi cấu trúc và kích hoạt các quá trình tín hiệu phức tạp trong tế bào và giữa các tế bào.

Gần đây người ta cũng tìm thấy thêm bằng chứng về sự giao tiếp xa giữa trứng cá với sự đồng bộ của quá trình phát triển của chúng bằng phương tiện phản xạ sinh học. Cùng hướng đó, một số nhà nghiên cứu thậm chí còn đề xuất rằng não sẽ là nơi lý tưởng để diễn ra giao tiếp quang tử. Thật vậy, các vi ống rỗng với đường kính bên trong không đổi của da đầu người có thể hoạt động hoàn hảo như các sợi quang để truyền dẫn sinh học trong các tế bào thần kinh não.

Nhiều nhà khoa học hiện đang tranh luận rằng vai trò của photon sinh học trong não cần được chú ý đặc biệt. Họ rõ ràng đã tìm thấy mối quan hệ đáng kể giữa chức năng dao động của các vi ống do phát xạ photon sinh học và sóng alpha trong não. Đồng thời, các nhà nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng trong phòng thí nghiệm về sự tồn tại của sự phát xạ photon siêu yếu tự phát và nhìn thấy được do ánh sáng cảm ứng từ toàn bộ mắt bị cô lập.

Giả sử rằng giao tiếp quang tử thực sự diễn ra, vai trò của DNA cho đến nay vẫn chưa rõ ràng. Có ý kiến cho rằng nguồn chính của photon sinh học là DNA. Thực tế hỗ trợ cho kết luận này là, tế bào phát ra photon sinh học ngay cả khi tế bào chất bị tổn thương, tuy nhiên khi hạt nhân bị loại bỏ, sự phát xạ photon sinh học sẽ dừng lại. Một thực tế hỗ trợ khác là Ethidium bromide phá hủy DNA cũng làm giảm sự phát xạ. Trên thực tế, các tế bào hồng cầu không có Chromatine hoạt động là những tế bào duy nhất không phát ra photon sinh học. Tuy nhiên, cơ chế hấp thụ, lưu trữ và phát xạ photon sinh học vẫn chưa được hiểu rõ. Ngoài ra, các vùng của DNA chịu trách nhiệm về cơ chế sinh vật học vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Dựa trên những dữ liệu nghiên cứu này, 2 câu hỏi đặt ra:

Câu hỏi 1: DNA không mã hóa có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát xạ photon sinh học?

Câu hỏi 2: Sự phát xạ photon sinh học sẽ ảnh hưởng đến giao tiếp giữa các sinh vật như thế nào?

Văn Thiện (lược dịch)

Tác giả Tiến sĩ Michel Kana
Theo Medium
Tài liệu tham khảo
1. Gurwitsch, A. G. (1934). The mitogenetic radiation. Ann Physol , 10.
2. Bischof, M. (1995). Biophotons — The Light in Our Cells. Frankfurt: Zweitausendeins.
3. Popp, A., & Zhang, J. (2000). Mechanism of interaction between electromagnetic fields and living organisms. Science in China , 43 (5), 507–18.
4. Sun Y., W. C. (2010). Biophotons as neural communication signals demonstrated by in situ biophoton autography. Photochem. Photobiol. Sci.
5. Mayburov, S. N. (2011). Photonic Communications and Information Encoding in Biological Systems. Quant. Com. Com. , 11, 73.
6. Grass, F., Klima, H., & Kasper, S. (2004). Biophotons, microtubules and CNS, is our brain a “Holographic computer”? Medical Hypotheses , 62, 169–172.
7. Rahnama, M., Bokkon, I., Tuszynski, J., Cifra, M., Sardar, P., & V, S. (2011). Emission of Mitochondrial Biophotons and their Effect on Electrical Activity of Membrane via Microtubules. J Integrative Neuroscience , 10 (1), 65–88.
8. Wang C, B. I. (2011). Spontaneous and visible light-induced ultraweak photon emission from rat eyes. Brain Reserch , 1369:1–9.
9. Popp, A., Nagl, W., Li, K., Scholz, W., Weingartner, O., & Wolf, R. (1984). Biophoton emission. New evidence for coherence and DNA as source. Cell Biophys , 6 (1), 33–52.

Khoa học Nhân thể


BÀI CHỌN LỌC

Giác quan thứ 6: Chúng ta đang giao tiếp bằng ánh sáng không nhìn thấy? Photon sinh học và DNA (phần 1)