Heracleion: Bí ẩn thành phố chìm dưới đáy biển Ai Cập

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có rất nhiều câu chuyện về các thành phố chìm dưới đáy đại dương, và vết tích của những nền văn minh cổ đại của các thời kỳ trước khiến chúng ta phải kinh ngạc hay câu chuyện về các vị Thần hiện diện trên Trái đất. Một trong những ‘thành phố chìm’ được tìm kiếm nhiều nhất trong lịch sử là Atlantis - vương quốc thần thoại được giới thiệu với thế giới bởi các linh mục Ai Cập cổ đại và sau đó được Plato chia sẻ thêm trong các bài viết của ông.

Truyền thuyết kể rằng Atlantis là một vùng đất của những điều kỳ diệu, có rất nhiều những thần đồng và những tiến bộ công nghệ không thể tưởng tượng được. Mọi người sống ở đó rất hòa thuận, và sức mạnh của họ là vô song.

Nhưng trong một ngày, mọi thứ đã thay đổi, và thành phố bị chìm xuống đáy biển và không bao giờ được tìm thấy nữa.

Trong nhiều thế kỷ qua, hàng trăm người đã đi thăm dò tìm kiếm thành phố dưới đáy biển Atlantis nhưng không thành công.

Thậm chí một số bài báo trước đây đã từng nói đến những người tuyên bố đã tìm thấy thành phố chìm.

Mặc dù có những bằng chứng cho thấy có tồn tại của thành phố chìm dưới đáy biển nhưng rất nhiều người đã cố gắng tìm kiếm mà vẫn không thấy được.

Một thành phố cổ đại của Ai Cập bị nuốt chửng

Tuy nhiên, vào năm 1999, nhà khảo cổ học người Pháp Franck Goddio đã phát hiện ra một thành phố được cho là có trong huyền thoại. Thonis là một thành phố bị lãng quên chìm dưới đáy đại dương, hay như người Hy Lạp gọi nó để vinh danh Hercules, Heracleion.

Trên thực tế, chính tại ngôi đền của thành phố này, nơi các Pharaoh mới nhận được sức mạnh thần thánh của Amun cuối cùng đã hợp pháp hóa quyền thống trị của họ trên các vùng đất.

Mặc dù đây là một thành phố giàu có và giữ vai trò rất quan trọng thời đó nhưng nó vẫn không thể thoát khỏi vận mệnh bị nhấn chìm. Người ta tin rằng trận đại hồng thủy là có thực và nó đã khiến thành phố này chìm xuống biển Địa Trung Hải vào thế kỷ thứ hai trước Công nguyên, trong thời kỳ Hy Lạp hóa, sau khi Ai Cập bị Alexander Đại đế chinh phục.

Bức tranh vẽ cảnh đại hồng thủy trong Kinh Thánh (Ảnh: Wikipedia)

Khám phá

Nhà khảo cổ học Eureka đã tìm thấy thành phố và đem lại những khám phá đáng kinh ngạc cho khảo cổ học dưới nước.

Ảnh minh họa: Wikipedia/commons)

Việc tìm thấy thành phố chìm Thonis, các nhà khảo cổ học đã khám phá ra một loạt các phát hiện vô giá: nhà ở trải dài hàng trăm km, đền thờ và các công trình công cộng; tượng khổng lồ, bình, vàng, đồng, tiền xu, đồ trang sức, một tấm bia cổ và gần 70 chiếc tàu trong số đó là chiếc “Bari” đầu tiên, một loại tàu được Herodotus mô tả nhưng được coi là thần thoại.

Baris của Ai Cập cổ đại là những con tàu chở hàng khổng lồ được nhà triết học và nhà sử học Hy Lạp Herodotus mô tả vào thế kỷ thứ V trước Công nguyên, sau một chuyến thăm Ai Cập.

Herodotus đã mô tả chi tiết về những kim khí Ai Cập này trong tác phẩm "Lịch sử", biên niên sử về lịch sử đầu tiên của Thời cổ đại.

Tuy nhiên, vì không bao giờ có bất kỳ bằng chứng nào về sự tồn tại của những con tàu này nên nhiều người coi nó là một truyền thuyết.

Phải mất 2.500 năm để chứng minh rằng cuối cùng thì Herodotus đã không nói sai. Bari được tìm thấy ở thành phố chìm Heracleion có kích thước 28 mét, một kích thước khổng lồ vào thời điểm đó. Các chuyên gia nhấn mạnh rằng thiết kế của nó là lý tưởng để điều hướng, đặc biệt là trong khu vực của sông Nile.

Trong số những con tàu đắm cổ đại, các thợ lặn đã bắt gặp thứ được cho là một bình thiêng liêng - vật thể được người Ai Cập cổ đại sử dụng để thực hiện các nghi lễ tôn giáo.

Mặc dù có những hình ảnh của những bình nghi lễ này trên khắp Ai Cập, nhưng việc tìm thấy một chiếc trong đời thực là một khám phá hiếm có.

Trên thực tế, đây là chiếc bình thiêng duy nhất được tìm thấy trong thời kỳ này.

Các chuyên gia tin rằng nó có thể đã được sử dụng như một phần của nghi lễ kỷ niệm sự phục sinh của thần Osiris.

Wikimedia Commons

Một phát hiện khác gây kinh ngạc trong giới khoa học là phát hiện một tấm bia bằng đá granit đen cao hơn hai mét, được bao phủ bởi chữ tượng hình.

Đây là một tấm bia được cho là lâu đời hơn Hòn đá Rosetta nổi tiếng, điều này cho phép các học giả giải mã và dịch chữ tượng hình Ai Cập cổ đại.

Tất cả những khám phá được thực hiện tại Heracleion đều cho thấy thành phố có tầm quan trọng to lớn, không chỉ về mặt thương mại mà còn về mặt chính trị và tôn giáo.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những hình tượng khắc trên tấm bia đồ sộ mô tả về các quyền của triều đại mà mỗi Pharaoh phải thực hiện để hợp pháp hóa quyền lực của mình. Mỗi Pharaoh mới phải bước vào ngôi đền này để nhận quyền lực từ vị thần tối cao.

Bất kể nơi đây có tầm quan trọng và quyền lực lớn đến đâu nó vẫn không thể làm gì để ngăn thành phố bị chìm. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do thành phố được xây dựng trên trầm tích không ổn định của đồng bằng sông Nile, có thể đã bị xâm thực trong trận động đất hoặc một thảm họa thiên nhiên nào đó khác.

Ngọc Mai

Theo Curiosmos



BÀI CHỌN LỌC

Heracleion: Bí ẩn thành phố chìm dưới đáy biển Ai Cập