Hư vô: Sự hợp nhất vĩ đại của tư tưởng Triết học phương Đông và Khoa học phương Tây

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hư vô là gì? Khái niệm này đã làm bối rối các nhà triết học và khoa học trong nhiều thế kỷ. Nhiều đến mức nó đã dẫn đến sự chia rẽ lớn giữa tư tưởng phương Đông và phương Tây...

Đi đầu trong tư tưởng triết học và khoa học phương Tây là nhận thức nhất nguyên luận của chủ nghĩa duy vật hay chủ nghĩa vật chất, quan niệm rằng mọi thứ xảy ra trong thực tế luôn có thể được giải thích trong các điều kiện vật chất. Nó quy định vật chất là lớp cơ bản, nền tảng của sự tồn tại, ngoài ra không có gì khác bên trên lớp này. Người phương Tây cho rằng tất cả ý thức, cảm xúc, suy nghĩ, cảm giác, hình thức và ý định đều có thể được giải thích bằng các tương tác vật chất.

Vì mọi thứ trong thực tế đều được cho là vật chất, nên trong tư tưởng phương Tây hư vô là một ý tưởng không được để ý tới. Cụm từ “Ex nihilo nihil fit” - có nghĩa là “không có gì đến từ hư vô” - đã trở thành một ý tưởng được chấp nhận trong các nhà tư tưởng phương Tây. Vì không có gì là không có gì cả, nên cách nghĩ này coi nhẹ, không quan tâm đối với bất cứ điều gì liên quan đến hư vô; chẳng hạn như ngủ, thiền, nghỉ ngơi. Chủ nghĩa duy vật tuyên bố rằng chỉ có vật chất là quan trọng và cuối cùng đó là nơi mà tất cả đều tồn tại.

Tuy nhiên, trong tư tưởng phương Đông, khái niệm này được hiểu khác hơn. Alan Watts, một nhà tư tưởng triết học nổi tiếng, người được biết đến với việc truyền đạt tư tưởng phương Đông đến khán giả phương Tây, đã mô tả điều đó bằng cách nói:

“Đối với tôi, hư vô - mang tính âm, sự trống rỗng - là có sức mạnh cực kỳ lớn. Hư vô màu mỡ hơn sự trống rỗng. Tôi sẽ nói, không phải 'Ex nihilo nihil fit', mà là bạn không thể có thứ gì đó mà không có đóng góp của hư vô”.

Theo quan điểm này, thực tế cơ bản là sự thống nhất của cả hư vô và hiện hữu. Hai lực lượng tạo nên sự tồn tại. Điều này được nhắc đến trong Đạo giáo như 2 mặt âm, và dương của một sự vật.

Để dễ dàng hình dung về 2 mặt trên, bạn có thể nghĩ đến một vật thể rắn và không gian bao quanh nó. Về cơ bản, một vật rắn không thể tồn tại nếu nó không bao bọc bởi không gian, bởi vì nếu không có khoảng cách giữa các vật thể, thì sẽ không có cách nào để biết được hình dạng của chúng. Tức là, nếu không có cái gọi là hư vô hay không gian trống rỗng xung quanh, sẽ không có sự phân biệt giữa các vật thể. Mọi thứ kết hợp lại với nhau thành một tổng thể.

Hiện hữu và hư vô bước vào thế giới này cùng nhau vì chúng không thể tồn tại riêng lẻ. Sự tương phản của cả hai được cho là điều mang lại ý nghĩa và nhận thức cho thế giới. Trong tư tưởng phương Đông người ta tin rằng hành trình của cuộc đời được coi là hành trình của một làn sóng chuyển động lên xuống qua mặt tích cực và tiêu cực trong một chuỗi liên tục vô hạn.

Trong giáo lý phương Đông, tính âm không được nghĩ đến theo nghĩa xấu hay nhàm chán như phương Tây, mà là sự tĩnh lặng, trống rỗng, cởi mở. Người ta cho rằng tính âm cho phép phục hồi năng lượng thông qua kết nối với cái vô hạn. Điều này có vẻ rõ ràng khi nói đến giấc ngủ, một sự không vận động, vì hoạt động của con người không thể thực hiện được nếu người ta không ngủ.

Tính âm cũng thể hiện ở chỗ người ta không thể mở rộng ý thức của mình nếu không đi sâu vào lĩnh vực của cái chưa biết với một tâm hồn rộng mở. Đối với ý thức chủ quan của mỗi người, đi vào trải nghiệm mới giống như đi vào cõi hư vô, vì trải nghiệm chưa xảy ra, và do đó không có kết nối thần kinh nào trong não tồn tại cho trải nghiệm đó. Tâm trí không bị ràng buộc bởi những nhận thức định kiến về thực tại và suy nghĩ sai lầm về việc đã biết tất cả. Thay vào đó, tâm trí trống rỗng và cởi mở với những khả năng mới. Điều này cho phép tiếp thêm năng lượng và học hỏi từ đó.

Lấp đầy khoảng cách với khoa học

Những khác biệt cơ bản này trong tư tưởng triết học đã dẫn đến những quan điểm hoàn toàn khác nhau khi nói về tư tưởng khoa học. Vì tư tưởng phương Tây chủ yếu quan tâm đến vật chất, nó chủ yếu tập trung vào các cách tiếp cận giải thích các trải nghiệm vật lý. Vì lý do này, y học phương Tây chủ yếu chữa các bệnh thể chất bằng cách sử dụng các phương tiện vật lý khác. Một khi các triệu chứng bề mặt biến mất, đó thường là dấu chấm hết của bệnh.

Đó là một cách tiếp cận ngắn hạn. Ngược lại, khoa học phương Đông truyền thống lại cho rằng sự sống vận hành trong sự phối hợp của cả hiện hữu (vật chất) và hư vô, và do đó nó quan tâm nhiều hơn đến việc duy trì sức khỏe và trạng thái cân bằng về lâu dài.

Nhiều người cho rằng tư tưởng triết học phương Tây phù hợp với khoa học phương Tây và tư tưởng triết học phương Đông phù hợp với khoa học phương Đông. Tuy nhiên, có vẻ như bây giờ vật lý phương Tây, dưới dạng thuyết tương đối hẹptổng quátcơ học lượng tử, cuối cùng có thể đã bắt kịp và phù hợp với niềm tin triết học phương Đông.

Cú đánh đầu tiên vào lý thuyết tương đối rộng và hẹp của Einstein, E = mc^2 , trong khi E = năng lượng của hệ vật chất, m = khối lượng, và c = tốc độ ánh sáng. Điều quan trọng về lý thuyết này là nó đã chỉ ra rằng không có sự khác biệt cơ bản giữa vật chất và năng lượng. Vật chất ban đầu được cho là đơn vị đo khối lượng nghỉ, đó là trọng lượng hoặc thể tích vật lý của nó trong chân không.

Lý thuyết của Einstein đã chứng minh rằng chỉ vì một vật có khối lượng nghỉ bằng không không có nghĩa là nó không có vật chất. Khối lượng vật chất có thể được chuyển đổi thành bức xạ không khối lượng (năng lượng) và ngược lại. Rõ ràng rằng khối lượng vật chất không phải là thứ duy nhất tạo ra lực hấp dẫn mà năng lượng cũng có thể tạo ra nó.

Ví dụ, một photon, có khối lượng nghỉ bằng không, vẫn có thể tác dụng năng lượng lên một vật thể. Điều này ban đầu được coi là không thể vì về mặt vật lý vì nó không có khối lượng. Tuy nhiên, nếu áp dụng định luật bảo toàn năng lượng, trong đó nói rằng năng lượng không thể được tạo ra hoặc mất đi. Thay vào đó, năng lượng chỉ đơn thuần được chuyển đổi thành các dạng khác nhau, tất cả đều không phải lúc nào cũng được nhìn thấy về mặt vật chất. Ví dụ, một nguyên tử uranium có thể phân rã và vỡ ra thành hai nguyên tử riêng biệt, thorium và helium. Trong quá trình này, trong khi khối lượng nguyên tử vật chất của uranium có thể được chuyển đổi một cách tỷ lệ thành thori và heli, thì năng lượng phụ cũng được giải phóng trong quá trình này, chứng tỏ rằng nó không chỉ là khối lượng cấu thành vật chất mà còn cả năng lượng.

Một cú đánh lớn thứ hai vào chủ nghĩa duy vật đến từ lĩnh vực vật lý lượng tử. Nó khẳng định này bằng cách chỉ ra rằng ánh sáng (năng lượng không khối lượng), có cái được gọi là lưỡng tính sóng-hạt, trong đó ánh sáng có thể hoạt động như một sóng hoặc một hạt, tất cả tùy thuộc vào phép đo/quan sát được thực hiện. Không chỉ sóng có thể hoạt động như hạt mà các hạt có thể hoạt động như sóng. Một thí nghiệm phổ biến đã chứng minh điều này nhiều lần là thí nghiệm khe Young.

Từ thí nghiệm, dường như các hạt sẽ có dạng sóng hoặc hạt tùy thuộc vào đặc tính quan sát được của sóng, hay còn được gọi là người quan sát/ý thức chủ quan. Tính chất quan sát này của sóng thường được mô tả là sóng xác suất. Quan sát dường như đã tác động một lực không khối lượng lên hạt, ảnh hưởng đến khả năng có dạng của hạt bằng cách tăng xác suất sóng trở thành hạt trong thực tế.

Nguyên tắc bất định trong Cơ học lượng tử dường như củng cố tuyên bố này, bằng cách xác định rằng các hạt vật chất không thể có vị trí và động lượng xác định cùng một lúc. Kết luận này mang tính đột phá ở chỗ nó chỉ ra rằng các vật thể cố định dường như không di chuyển trong không gian dưới dạng hạt có khối lượng, và thay vào đó dường như di chuyển dưới dạng sóng không khối lượng, được biểu thị bằng trường xác suất, chỉ xuất hiện dưới dạng hạt nếu chúng được quan sát.

Dao động lượng tử thậm chí còn đi xa hơn khi chỉ ra rằng trong không thời gian, các hạt có thể xuất hiện và biến mất trong một khoảng thời gian nhanh đến mức không thể đo được. Có vẻ như vật chất thực sự có thể xuất hiện từ hư vô. Không gian trống không thực sự trống rỗng.

Cú đánh thứ ba vào thuyết duy vật đến từ Lý thuyết Trường lượng tử , thuyết nói rằng các hạt chỉ có thể được giải thích thông qua một trường cơ bản. Theo Sean Carroll, “Mọi thứ đều là trường. Không có cái gì gọi là hạt. Các hạt chỉ là những gì bạn thấy khi quan sát rất kỹ trường”. Vì vậy, nếu mọi thứ đều là trường và có một trường cơ bản bên dưới tất cả, trường này là gì?

Dường như hư vô thực sự có thể là lĩnh vực cuối cùng của thực tại ở chỗ nó không chiếm không gian hay thời gian và không có từ ngữ, không hình thức, không khối lượng, không phân biệt và không có phẩm chất nào để mô tả nó. Tư duy và ngôn ngữ của con người không thể hiểu được hay giải thích hư vô. Nó chỉ có thể được cố gắng diễn đạt bằng cách so sánh. Nó thực sự là vô hạn.

Tương tự như Thử nghiệm khe đôi, chính người quan sát sẽ xác định cách hiểu về hư vô này. Vì không có cách nào để mô tả hư vô, nên nó có thể được nhìn nhận theo hai cách: như không có gì cả hoặc tất cả mọi thứ trong một như khả năng vô hạn. Theo cả Vật lý lượng tử và Đạo giáo, chính trong hư vô, một thực tại không thể diễn tả được, mà tất cả sự sống và sự vật đều vận hành. Nó là phương tiện mà từ đó tất cả cuộc sống vật chất bắt nguồn.

Văn Thiện (lược dịch)

Theo Wake up World



BÀI CHỌN LỌC

Hư vô: Sự hợp nhất vĩ đại của tư tưởng Triết học phương Đông và Khoa học phương Tây