Ingenuity - chiếc Trực thăng Sao Hỏa của NASA chuyển sang giai đoạn thực hiện sứ mệnh thám hiểm mới

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sau khi thực hiện thành công 04 chuyến bay thử nghiệm ban đầu, lần đầu tiên một chiếc máy bay thực hiện được các chuyến bay trên bề mặt của một hành tinh khác, máy bay trực thăng robot sao Hỏa tí hon của NASA đã sẵn sàng để cho giai đoạn thám hiểm tiếp theo.

Cơ quan vũ trụ Hoa Kỳ đã thông báo vào thứ Sáu (30/4) rằng chiếc Ingenuity đang chuyển từ chế độ thử nghiệm công nghệ thuần túy sang một sứ mệnh thực sự đầy tham vọng là thám hiểm trên không với các chức năng khác để mang lại lợi ích cho việc khám phá khoa học Hành tinh Đỏ trong tương lai.

Dự án kéo dài 30 ngày theo kế hoạch của Ingenuity đã được phác thảo trong cuộc họp báo từ trung tâm điều khiển sứ mệnh tại Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực của NASA (JPL) gần Los Angeles, nơi chiếc máy bay hai cánh quạt đã được thiết kế và chế tạo.

Giai đoạn “thực hiện hoạt động” mới của chiếc trực thăng chạy bằng năng lượng mặt trời nặng 1,8kg đã bắt đầu với lần cất cánh thứ tư trên chuyến bay kéo dài gần hai phút vào sáng thứ Sáu (30/4)

Dữ liệu được Ingenuity gửi về vào cuối ngày cho thấy nó bao phủ một khoảng rộng 266 mét, tương đương với diện tích của ba sân bóng chày ở Mỹ, với tốc độ di chuyển gần 3,5 mét mỗi giây.

Chiếc máy bay trực thăng đã bay ở độ cao khoảng 5 mét, được coi là lý tưởng cho công việc giám sát bề mặt sao Hỏa mà nó đang thực hiện khi ở trên cao và phù hợp với độ cao của chuyến bay thứ hai và thứ ba.

Chuyến đi mới nhất đã đạt được kỷ lục về tốc độ và khoảng cách được thiết lập vào ngày 25 tháng 4 của chuyến bay số 3, bay xa hơn và nhanh hơn các chuyến bay thử nghiệm đã từng được thực hiện trên Trái đất.

Hình minh họa này do NASA cung cấp mô tả Máy bay trực thăng sao Hỏa Ingenuity trên bề mặt hành tinh đỏ gần con tàu Perseverance (L).
Hình minh họa này do NASA cung cấp mô tả Máy bay trực thăng sao Hỏa Ingenuity trên bề mặt hành tinh đỏ gần con tàu Perseverance (Trái). (NASA / JPL-Caltech qua ET)

Để so sánh, chuyến bay dài 39 giây đầu tiên của Ingenuity trên sao Hỏa vào ngày 19 tháng 4 chỉ lên cao 3 mét, lơ lửng tại chỗ trong thời gian ngắn và hạ cánh thẳng đứng xuống bề mặt sao Hỏa.

Mặc dù khiêm tốn về sự so sánh, NASA đã ví thành tích này giống như chuyến bay đầu tiên trong lịch sử của Anh em nhà Wright trên chiếc máy bay có động cơ của họ gần Kitty Hawk, Bắc Carolina, vào năm 1903.

Đối với NASA, thách thức là cung cấp năng lượng cho một chiếc máy bay trong vùng không khí siêu mỏng của sao Hỏa, nơi tỷ trọng của bầu khí quyển chỉ bằng 1% so với Trái đất, khiến việc tạo ra lực nâng khí động học trở nên đặc biệt khó khăn. Để bù đắp, các kỹ sư đã trang bị cho Ingenuity các cánh quạt lớn hơn và quay nhanh hơn nhiều so với mức cần thiết trên Trái đất.

Chiếc trực thăng nhỏ này đã được gắn vào bụng của chiếc xe robot khoa học Perseverance của NASA, một phòng thí nghiệm thiên văn học sáu bánh, để lên đường tới sao Hỏa. Tất cả đã hạ cánh vào ngày 18 tháng 2 trong một lưu vực rộng lớn có tên Jezero Crater sau một hành trình gần bảy tháng xuyên không gian.

MiMi Aung, giám đốc dự án Ingenuity tại JPL, cho biết ngoại trừ trục trặc phần mềm máy tính khiến các chuyến bay của Ingenuity bị trì hoãn hai lần, chiếc trực thăng cánh quạt đã hoạt động hoàn hảo, đáp ứng tất cả các mục tiêu kỹ thuật trong ba chuyến bay đầu tiên trên sao Hỏa.

“Và bây giờ giống như Ingenuity đang tốt nghiệp, từ giai đoạn thử nghiệm công nghệ sang giai đoạn hoạt động kỹ thuật mới”, cô nói.

Trong lần ra mắt mới nhất, Ingenuity đã chụp được 60 hình ảnh đen trắng và một số bức ảnh màu về bề mặt sao Hỏa trong khi làm xôn xao về cảnh quan màu đỏ cam của hành tinh này.

Các hình ảnh sẽ được tạo thành bản đồ độ cao kỹ thuật số ba chiều để sử dụng trong việc lựa chọn khu vực cất cánh và hạ cánh mới phù hợp cho các chuyến bay sau này.

Sự kết hợp hình ảnh từ video do NASA cung cấp này cho thấy các bước đi xuống của chiếc xe robot Perseverance thám hiểm Sao Hỏa khi nó tiếp cận bề mặt hành tinh, vào ngày 18 tháng 2 năm 2021.
Sự kết hợp hình ảnh từ video do NASA cung cấp này cho thấy các bước đi xuống của chiếc xe robot Perseverance thám hiểm Sao Hỏa khi nó tiếp cận bề mặt hành tinh, vào ngày 18 tháng 2 năm 2021. (NASA / JPL-Caltech qua ET)

Các hoạt động theo dõi tương tự cũng có thể được sử dụng để giúp các nhà quản lý sứ mệnh tiến hành các quan sát khoa học ở độ cao thấp đối với các địa điểm mà chiếc xe robot Perseverance không thể tiếp cận được.

Chuyến bay tiếp theo, số 5, sẽ đưa Ingenuity đi một chiều đến một “sân bay” mới trong hai hoặc ba tuần khi các kỹ sư tiếp tục ép chiếc trực thăng vượt quá giới hạn thiết kế của nó, Aung nói. Tuy nhiên, các nhà quản lý sứ mệnh có thể sẽ không để cho chiếc máy bay vào nhiệm vụ quá khó như vậy, nếu không có cuộc thử nghiệm mới đạt yêu cầu, cô nói với các phóng viên.

Trong khi đó, JPL sẽ tiếp tục chuẩn bị cho Perseverance với nhiệm vụ chính của mình, đó là tìm kiếm dấu vết của các vi sinh vật hóa thạch trong miệng núi lửa Jezero. Các nhà khoa học dự kiến sẽ bắt đầu thu thập các mẫu đá trên sao Hỏa ở đó vào tháng Bảy tới.

Ánh Dương

Theo The Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

Ingenuity - chiếc Trực thăng Sao Hỏa của NASA chuyển sang giai đoạn thực hiện sứ mệnh thám hiểm mới