Kế hoạch ‘chặn ánh sáng Mặt trời’ do Bill Gates tài trợ đang tiến triển

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà khoa học của Đại học Harvard từng đề xuất một thí nghiệm “chặn ánh sáng Mặt trời” với hy vọng có thể làm giảm tác động của sự nóng lên toàn cầu. Tỷ phú Bill Gates đã tài trợ môt phần cho kế hoạch thí nghiệm này và nó vẫn đang tiến triển. Nhưng liệu hiện tượng nóng lên toàn cầu là có thật?

Dự án thí nghiệm chặn ánh sáng Mặt trời có tên gọi là Stratospheric Controlled Perturbation (SCoPEx). Nếu mọi thứ suôn sẻ, thử nghiệm đầu tiên sẽ thực hiện vào tháng 6/2021 hoặc 2022. Trong thí nghiệm, các nhà khoa học sẽ thả một quả bóng chứa các hạt bụi trên bầu trời Thụy Điển và kiểm tra xem việc chặn ánh sáng Mặt trờichiếu trực tiếp vào Trái đất có giúp chống lại sự nóng lên toàn cầu hay không.

Quả bóng bay có thể giải phóng khoảng 2 kg hóa chất sẽ tạo ra cái gọi là “khối không khí bị xáo trộn”, có chiều dài khoảng một km và chiều ngang 100 m. Các nhà khoa học sẽ đo lường mức độ phân tán của các hóa chất, và kiểm tra xem công cụ này thực sự hiệu quả như thế nào để chống lại sự nóng lên toàn cầu.

Các nhà khoa học hy vọng rằng các hạt phản xạ trong bầu khí quyển sẽ chặn ánh sáng Mặt trờichiếu trực tiếp vào Trái đất. Điều này có thể làm giảm tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Tỷ phú Bill Gates cũng như một nhóm các nhà đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu cơ cao cấp và những người khác có quan hệ với các doanh nghiệp như Google và Hewlett đã tài trợ một phần vốn cho dự án.

Nếu thí nghiệm này thành công, nó có thể là một bước tiến lớn trong việc giải quyết vấn đề ấm lên toàn cầu.

Tuy nhiên, một số người lo lắng rằng điều này có thể dẫn đến những hậu quả không mong đợi. Ví dụ, việc thay đổi lượng ánh sáng Mặt trờichiếu vào Trái đất có thể làm thay đổi cả những thứ như thời tiết và sự phát triển của thực vật. Ngoài ra, ngay cả khi chiến thuật này có hiệu quả, thì nó sẽ phải được áp dụng trên toàn thế giới. Nhiều quốc gia có thể sẽ không cho phép dự án này.

Hiện tượng nóng lên toàn cầu liệu có thật không?

Vào thời điểm hiện nay, hiện tượng nóng lên toàn cầu thật sự đã và đang là chủ đề nóng bỏng trên các bàn nghị sự liên quan đến vấn đề môi trường toàn cầu. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây ngày càng có nhiều nhà khoa học đã hoài nghi.

Việc hoài nghi về thủ phạm chính của hiện tượng nóng lên toàn cầu nói trên (nóng lên toàn cầu là “nhân tai” hay thiên tai), xuất phát từ việc các nhà khoa học tin rằng có những “bằng chứng” cho việc này.

Trong lịch sử, Trái đất đã trải qua những giai đoạn nóng lạnh khác nhau, đó là một chu trình tự nhiên như con người có ngày cảm lạnh, ngày nóng sốt vậy. Quá khứ đã có những kỷ băng hà lớn nhỏ khác nhau. Đây là các giai đoạn giảm nhiệt độ lâu dài của khí hậu Trái đất. Kỷ băng hà cuối cùng được cho là đã kết thúc khoảng 10.000 năm trước; và xen kẽ vào các thời kỳ băng hà chính là các giai đoạn “nóng lên” của quả đất.

Nguyên nhân của các kỷ băng hà và các giai đoạn nóng lên giữa chúng cho đến nay vẫn đang gây tranh cãi. Tuy nhiên, có một sự đồng thuận chung cho rằng: chúng là sự tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau bao gồm thành phần khí quyển, những thay đổi của quỹ đạo Trái đất quanh Mặt trời như độ nghiêng của trục Trái đất, quỹ đạo và các hoạt động của Mặt trời, và vị trí của các lục địa.

Một nhà khoa học tiêu biểu cho trường phái này là GS.TS. James Koermer, một chuyên gia khí tượng tại Đại học Plymouth State, Hoa Kỳ. Trong buổi thuyết trình vào năm 2008, ông cho rằng Trái đất đã trải qua nhiều giai đoạn nóng lạnh, cách đây hơn một triệu năm đã có những giai đoạn nóng hơn hiện nay.

Ông Koermer cho biết thêm rằng có nhiều bằng chứng cho thấy giai đoạn nóng lên toàn cầu trong quá khứ gần đây nhất bắt đầu từ đầu thiên niên kỷ trước và kết thúc vào khoảng năm 1600. Tiếp theo là giai đoạn “lạnh đi toàn cầu” kéo dài khoảng 100 năm. Theo ông, với hiện tượng nóng lên toàn cầu thì hơi nước chịu trách nhiệm chính: khoảng 95%, các khí nhà kính khác bao gồm cả CO2 chỉ đóng góp khoảng 5%.

Văn Thiện

Theo giantfreakinrobot, ashui



BÀI CHỌN LỌC

Kế hoạch ‘chặn ánh sáng Mặt trời’ do Bill Gates tài trợ đang tiến triển