Khám phá vũ trụ: Đã tìm thấy “người anh em song sinh của Trái Đất”

Giúp NTDVN sửa lỗi

NASA đã tiến hành một cuộc khảo sát 200.000 hành tinh ở gần Trái đất để tìm kiếm xem liệu có ngôi sao nào trong số chúng có kích cỡ gần bằng Trái đất hay không. Các nhà khoa học đã tìm thấy “người anh em song sinh của Trái Đất”. Đó là một hành tinh hoàn toàn mới, quay quanh một ngôi sao cách chúng ta khoảng 51,6 năm ánh sáng.

Hành tinh mới được phát hiện là GJ 3929b - "người anh em song sinh" của Trái đất

Tiến sĩ Jonas Kemmer từ Đại học Heidelberg (Đức) và các đồng nghiệp của mình đã phát hiện một hành tinh mới là GJ 3929b, là một hành tinh có bán kính và khối lượng xấp xỉ Trái Đất chúng ta.

Thông qua Vệ tinh Khảo sát ngoại hành tinh TESS, NASA phát hiện hành tinh này không có sự sống, kích cỡ to hơn Trái đất một chút, bán kính gấp 1,15 lần và khối lượng khoảng 1,21 lần Trái Đất và là một hành tinh đá.

Một phát hiện mới đã đưa đến cho các nhà khoa học những dữ liệu mới đáng kinh ngạc về hành tinh này. Đó là khi hành tinh này tình cơ di chuyển ngang tầm nhìn từ vệ tinh tới sao mẹ, đã tạo ra sự thay đổi ánh sáng, gọi là “đường cong ánh sáng” từ sao mẹ.

Ngoài ra hành tinh này được cho là có độ nóng rất cao và lượng bức xạ cực kỳ lớn.
Ngoài ra hành tinh này được cho là có độ nóng rất cao và lượng bức xạ cực kỳ lớn. (Ảnh minh họa: Pixabay)

Tuy sao mẹ của nó nhỏ so với sao mẹ của chúng ta: chỉ bằng 1/3 Mặt Trời, và độ sáng chỉ bằng 0,011 lần độ sáng Mặt Trời, nhưng hành tinh GJ 3929b lại nằm quá gần, chỉ cách 0,0026 AU (đơn vị thiên văn, 1 AU bằng khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất chúng ta).

Trong hệ sao còn có thể có một hành tinh thứ 2, một hành tinh khí dạng “tiểu Hải Vương Tinh” nhưng bằng chứng tìm thấy thì chưa đủ để kết luận rõ ràng.

Còn có hành tinh nào được cho là "cặp song sinh với Trái đất"?

1. Hành tinh Kepler-186f nằm ngoài Hệ Mặt Trời

NASA đã từng công bố phát hiện hành tinh Kepler-186f nằm ngoài Hệ Mặt Trời được coi là gần giống với Trái Đất nhờ kính thiên văn. Hành tinh này có nhiều đặc điểm giống với Trái đất chúng ta, lớn hơn Trái đất 10 lần và cách địa cầu 500 năm ánh sáng.

Điều đặc biệt ở hành tinh này là buổi trưa ở đây sẽ giống như buổi tối trên địa cầu chúng ta bởi vì hành tinh này chỉ nhận được ⅓ ánh sáng năng lượng từ ngôi sao mẹ.

Nhờ có sự ra đời của kính thiên văn không gian Kepler, từ năm 2009 các hoạt động thám hiểm vũ trụ đã có thể khám phá rộng hơn về sự đa dạng của các hành tinh trong Dải ngân hà.

Việc phát hiện Kepler-452b và 11 hành tinh khác đã nâng tổng số hành tinh tiềm năng do Kepler phát hiện lên tới con số 4.696, trong đó giới khoa học đã công nhận hơn 1.000 hành tinh.

2. Sao Kim

Sao Kim là một hành tinh không thể sinh sống được bởi vì lượng khí Co2 độc hại trong bầu khí quyển cao gấp 90 lần so với bầu khí quyển của Trái đất.
Sao Kim là một hành tinh không thể sinh sống được bởi vì lượng khí Co2 độc hại trong bầu khí quyển cao gấp 90 lần so với bầu khí quyển của Trái đất. (Ảnh minh họa: Pixabay)

Sao Kim - "người hàng xóm" gần chúng ta nhất, được gọi là anh em sinh đôi của Trái Đất bởi sự tương đồng về kích cỡ và mật độ của cả hai hành tinh. Tuy nhiên, xét trên những mặt khác, hai hành tinh này hoàn toàn khác nhau.

Ngày nay, sao Kim là một "vùng đất chết" nhưng các nhà khoa học đã đặt ra câu hỏi liệu hành tinh này có phải lúc nào cũng không phù hợp cho sự sống như vậy hay không?

Sao Kim cũng là một hành tinh không thể sinh sống được bởi vì lượng khí Co2 độc hại trong bầu khí quyển cao gấp 90 lần so với bầu khí quyển của Trái đất. Ngoài ra nhiệt độ ở sao Kim quá cao có thể làm tan chảy chì, thậm chí có thể lên tới 462 độ C.

Ngọc Mai

(Tổng hợp)



BÀI CHỌN LỌC

Khám phá vũ trụ: Đã tìm thấy “người anh em song sinh của Trái Đất”