Kỳ bí hòn đá có ‘mắt’ và biết ‘khóc’ như người

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một người đàn ông ở Tứ Xuyên, Trung Quốc, nhặt được một hòn đá trên bờ sông Gia Lăng: Hòn đá có màu xanh, trên thân có một con mắt, khi người ta dùng nó để kỳ lưng thì nó sẽ chảy nước mắt…

Vào năm 2015, một người đàn ông là Vương Quân, ở thị trấn Nam Sung, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc nhặt được một hòn đá nặng 2,5kg trên bờ sông Gia Lăng. Ông mang nó về nhà và khoe với bà con, làng xóm, ai nấy đều lấy làm kinh ngạc.

Hòn đá này sở hữu hình thù vô cùng kỳ lạ, trên bề mặt đá có vệt hõm sâu không khác nào con mắt. Trông hòn đá này rất có hồn và sống động. Nó có màu xanh phủ rêu, đặc biệt là hốc mắt trên thân đá còn có cả viền mắt rõ ràng như mắt người.

Hòn đá có màu xanh, trên thân có một con mắt.
Hòn đá có màu xanh, trên thân có một con mắt. (Ảnh chụp màn hình youtube)

Ông Vương kể lại màu sắc và hình dáng của viên đá này khác hoàn toàn so với những viên đá còn lại trên bờ sông.

Màu sắc hoa văn ở khu vực "con mắt" khác biệt so với màu của tổng thể hòn đá cuội, tuy nhiên kết cấu khá tự nhiên và không có dấu vết của sự đục đẽo hay tác động từ bên ngoài.

Tuy nhiên có một điều kỳ lạ ai cũng sốc trước cảnh tượng này nhưng không thể nào giải thích được. Đó là khi ông Vương dùng hòn đá này để kỳ lưng, từ trong hốc mắt của viên đá có nước chảy ra nhìn không khác gì là nó đang khóc. Sự việc này xảy ra nhiều lần và được những người khác chứng kiến.

Một hòn đá khác cũng có con mắt tương tự như mắt người.
Một hòn đá khác cũng có con mắt tương tự như mắt người. (Ảnh chụp màn hình youtube)

Ông Vương quyết định liên hệ với các chuyên gia để nghiên cứu về hòn đá kỳ lạ này. Sau quá trình nghiên cứu và đánh giá, tờ báo ‘Đông Phương’ đưa tin: đây là một hòn đá cuội, có kết cấu tự nhiên và không có dấu vết của sự đục đẽo hay tác động từ bên ngoài. Còn việc vì sao hòn đá này lại có thể ‘khóc’ thì đến nay vẫn là một bí ẩn chưa có câu trả lời.

Các chuyên gia sưu tập các hòn đá cho biết, những hòn đá kỳ lạ thường quý ở chỗ có hình dạng sống động như thật. Hơn nữa, hình dạng đều do tự nhiên tạo thành. Ngoài ra, sông Gia Lăng sau một quá trình tiến hóa tự nhiên lâu dài nên thường xuất hiện không ít những hòn đá có hình thù kỳ lạ.

Ngoài ra còn có những hòn đá với những đặc điểm kỳ lạ chưa từng có khiến người ta phải kinh ngạc. Bí ẩn về hòn đá mọc tóc trắng ở Trung Quốc và hòn đá biết di chuyển, tự lớn lên là một trong số đó.

Bí ẩn hòn đá mọc tóc trắng ở Trung Quốc khiến nhiều người bối rối

Một người đàn ông ở Trung Quốc vô tình tìm thấy hòn đá kỳ lạ có “mái tóc" bạc phơ như người già khi đi dạo ở ngoài bãi biển. Cảm thấy tò mò và ấn tượng với hình thù kỳ quái, ông đã mang cục đá về nhà. Sau một đêm, mái tóc đó bất ngờ mọc dài ra khiến ông vô cùng bối rối và quyết định đi tìm sự thật đằng sau mái tóc bí ẩn này.

Mang hòn đá lạ về nhà, người đàn ông phát hiện cục đá mọc tóc bạc phơ như người già.
Mang hòn đá lạ về nhà, người đàn ông phát hiện cục đá mọc tóc bạc phơ như người già. (Ảnh chụp màn hình)

"Quái vật tóc trắng" không được chế tạo nhân tạo, tóc và râu của chúng là những sinh vật sống có thể phát triển. Hiểu nôm na, “lông trắng” mọc trên đá là sinh vật biển sống ở vùng địa chất “ẩm ướt”, sơ bộ xác định “đá mọc” là một loại giun đầu động vật biển.

Cấu tạo cơ bản nhất của sâu là cơ thể của sâu được gắn vào đá hoặc vỏ, sau đó chất tiết của cơ thể dần dần tạo thành một ống mỏng, phần đầu của cơ thể giun có cấu tạo giống như một chiếc đĩa tròn nên được gọi là đĩa đầu côn trùng.

Hòn đá biết di chuyển và tự lớn lên

Ở Romania có một khu vực đầy những viên đá kỳ lạ, được đặt tên là trovant, có thể tự nở ra và mọc lên như nấm sau khi tiếp xúc với nước mưa.

Đá trovant có thể tự nở ra và mọc lên như nấm sau khi tiếp xúc với nước mưa.
Đá trovant có thể tự nở ra và mọc lên như nấm sau khi tiếp xúc với nước mưa. (Ảnh chụp màn hình youtube)

Viên đá kỳ lạ này được gọi là trovants (tiếng Romania). Những viên đá này có liên quan đến một hiện tượng địa chất trong khu vực.

Bên trong trovant là lõi đá cứng, lớp vỏ bên ngoài được tạo thành từ cát. Tuy nhiên, hiện tượng phình to của trovant được một số nhà khoa học giải thích là bên dưới chứa một hàm lượng khoáng chất cao.

Khi bề mặt của đá bị ướt, khoáng chất này bắt đầu đè lên lớp cát bên ngoài và khiến khối đá bắt đầu phồng lên.

Phật gia giảng ‘vạn vật có linh’: là khoa học hay mê tín?

Ngọc Mai

(Tổng hợp)



BÀI CHỌN LỌC

Kỳ bí hòn đá có ‘mắt’ và biết ‘khóc’ như người