‘Làn sóng thứ hai’ của đại dịch viêm phổi Vũ Hán có thể xảy ra bởi các yếu tố nào? Ngăn chặn thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Phản ứng với sự xuất hiện và lây lan nhanh chóng của đại dịch viêm phổi Vũ Hán, một số quốc gia đã kịp thời kiểm soát được các ổ dịch cục bộ. Tuy nhiên, đại dịch hiện vẫn đang lan rộng trên toàn cầu và các quốc gia này vẫn có nguy cơ xảy ra lây nhiễm trở lại gọi là ‘làn sóng thứ hai’, gây ra bởi những người đến từ nước ngoài, nới lỏng biện pháp cách ly xã hội hoặc các ổ lây nhiễm chưa được phát hiện.

Các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, SingaporeĐài Loan đã thực hiện nhiều biện pháp cứng rắn và đã phần nào kiểm soát được dịch bệnh lan truyền trong cộng đồng. Các biện pháp họ đã áp dụng bao gồm, lệnh phong tỏa quy mô lớn đối với người dân, kết hợp các phương pháp như truy tìm dấu vết dịch bệnh, tiến hành thử nghiệm xác định người nhiễm virus, các biện pháp phong tỏa biên giới và giãn cách xã hội ở các mức độ khác nhau.

Khi Trung Quốc bắt đầu dỡ bỏ các hạn chế đi lại, thế giới đang theo dõi để xem liệu họ có thể tránh được đợt bùng phát thứ hai hay không.

Giáo sư Nic Geard, Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Nhiễm trùng và Miễn dịch Doherty, Đại học Melbourne và tiến sĩ James Wood, Viện y tế công cộng, Đại học New South Wales - Úc mới đây đã chia sẻ ý kiến của mình về vấn đề này trên trang The Conversation.

[ads1

‘Làn sóng thứ hai’ của một dịch bệnh gây ra bởi các yếu tố nào?

Các bệnh truyền nhiễm lây lan qua tiếp xúc giữa những người nhiễm bệnh và những người dễ mắc bệnh. Trong trường hợp không có bất kỳ biện pháp kiểm soát nào, một ổ dịch sẽ phát triển nếu số người bị lây nhiễm trung bình từ mỗi người nhiễm bệnh lớn hơn một.

Nếu những người bị lây nhiễm phục hồi và tạo ra phản ứng miễn dịch bảo vệ, ổ dịch sẽ để lại ngày càng nhiều những người miễn dịch. Một khi đủ người được miễn dịch, sẽ có ít người dễ bị nhiễm bệnh hơn và dịch bệnh sẽ hết dần.

Buông lỏng giãn cách xã hội quá sớm có thể gây ra làn sóng thứ hai
Buông lỏng giãn cách xã hội quá sớm có thể gây ra làn sóng thứ hai của đại dịch viêm phổi Vũ Hán. (Ảnh: Sasint/Pixabay)

Khi bệnh dịch được kiểm soát bằng biện pháp cách ly xã hội và các biện pháp khác, chỉ một phần nhỏ dân số bị nhiễm bệnh và được miễn dịch.

Nếu dân số không đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng, những người nhạy cảm có đủ số lượng vẫn tiếp tục tạo ra làn sóng thứ hai nếu các biện pháp kiểm soát được nới lỏng và sự lây nhiễm lan truyền trở lại.

Liệu làn sóng thứ hai có xảy ra ở Trung Quốc không?

Mặc dù quy mô bùng phát dịch bệnh ở Hồ Bắc và các tỉnh khác của Trung Quốc đã khá lớn, nhưng có lẽ hầu hết cư dân vẫn thuộc về những người dễ bị nhiễm bệnh.

Ngay cả đối với những người đã từng bị nhiễm bệnh trước đây, thì khả năng miễn dịch với virus Corona Vũ Hán vẫn còn là một câu hỏi mở. Tái nhiễm bệnh xuất hiện không phổ biến, và một nghiên cứu trên khỉ maca cho thấy phản ứng miễn dịch bảo vệ với virus Vũ Hán đã xảy ra. Nhưng chúng ta cần nhiều dữ liệu hơn để tiếp tục nghiên cứu xem điều này có là phổ biến ở người hay không, và khả năng miễn dịch có thể kéo dài trong bao lâu.

Các biện pháp cách ly xã hội mạnh mẽ được áp dụng để kiểm soát đại dịch viêm phổi Vũ Hán ở Trung Quốc có chi phí nhân lực, các nguồn lực xã hội vô cùng lớn và tất nhiên không thể được duy trì vô thời hạn được.

Khi Trung Quốc rút lại các biện pháp cách ly xã hội, các trường hợp nhiễm mới có thể sẽ lập tức gia tăng trở lại, nếu không nhanh chóng được phát hiện và cô lập, sẽ gây ra làn sóng thứ hai của đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

Một nghiên cứu mô hình gần đây cho thấy đỉnh nhiễm trùng thứ hai có thể đến Vũ Hán vào giữa năm nay nếu các biện pháp can thiệp được dỡ bỏ quá nhanh.

Trong đại dịch cúm năm 1918, đã diễn ra đợt bùng phát dịch bệnh thứ hai lớn hơn lần đầu và gây tử vong nhiều nhất. Nhưng hy vọng điều đó sẽ không xảy ra với đại dịch lần này. Khi chúng ta tìm hiểu thêm về đại dịch viêm phổi Vũ Hán, chúng ta sẽ kiểm soát tốt hơn việc lan truyền của nó.

Nếu phát hiện sự gia tăng nhiễm bệnh nhanh chóng trở lại ở Trung Quốc, thì chính quyền cần nhanh chóng áp dụng trở lại các biện pháp hạn chế đã ngăn chặn thành công làn sóng đầu tiên.

Ngăn chặn làn sóng thứ hai của đại dịch viêm phổi Vũ Hán như thế nào?

Khi làn sóng đầu tiên của một ổ dịch đủ lớn, thì số lượng người dân trở nên miễn dịch cũng sẽ đủ lớn, và sẽ có quá ít người dễ bị nhiễm bệnh còn lại để tạo ra làn sóng thứ hai. Nhưng chi phí và thiệt hại nguồn lực của xã hội đối với một đại dịch không cần được kiểm soát sẽ là quá lớn và không thể chấp nhận được.

Sự phối hợp chặt chẽ trên toàn cầu để loại trừ sự lan truyền của virus có thể ngăn chặn làn sóng thứ hai, như đã đạt được đối với SARS năm 2003. Tuy nhiên, tính chất truyền nhiễm với triệu chứng nhẹ hơn hoặc không triệu chứng và sự lây lan rộng khắp toàn cầu của virus viêm phổi Vũ Hán khiến cho việc loại bỏ nó trở nên khó khăn hơn nhiều.

Giãn cách xã hội và lệnh phong tỏa đã được dỡ bỏ trong tuần này tại Vũ Hán
Giãn cách xã hội và lệnh phong tỏa đã được dỡ bỏ trong tuần này tại Vũ Hán - Trung Quốc, thế giới đang theo dõi quá trình sẽ xảy ra như thế nào. (Ảnh: Liu Yujie /ChinaImages/Sipa Hoa Kỳ)

Một sự kết thúc khác của đại dịch là sự phát triển nhanh chóng và thành công của vaccine có thể giúp đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng và ngăn chặn được sự lây lan tiếp theo. Nhưng chúng ta cũng cần thời gian hơn một năm nữa để có thể có được loại vaccine như vậy, khi đó có thể đã quá muộn cho các thiệt hại của xã hội.

Trong mọi trường hợp, sau khi làn sóng đầu tiên trôi qua, việc ngăn chặn làn sóng thứ hai sẽ yêu cầu giám sát chặt chẽ và thử nghiệm liên tục để phát hiện và cách ly bất kỳ trường hợp nhiễm bệnh mới nào, tuyệt đối không được để xảy ra việc mất kiểm soát đối với bất cứ trường hợp nào.

Làn sóng thứ hai liệu có xảy ra ở Úc không?

Các nhà khoa học ở Úc đã sử dụng các mô hình toán học để nghiên cứu hành vi chức năng của các bệnh truyền nhiễm. Chúng có thể giúp khám phá các yếu tố như sức mạnh và thời gian của các nỗ lực kiểm soát để có thể khống chế khả năng và thời gian của làn sóng thứ hai.

Tuy nhiên, các mô hình chỉ có thể cung cấp một cái nhìn đơn giản về thực tế. Chúng thường bỏ qua những điều phức tạp (nhưng không phải luôn luôn) như hành vi của con người và các cách thay đổi trong phản ứng với các quyết định của chính phủ và truyền thông, thực tế kinh tế xã hội và kinh nghiệm trực tiếp của đại dịch.

Những nỗ lực hiện tại của Úc là đang tập trung vào việc khống chế sự lây lan của làn sóng đầu tiên của đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

Các biện pháp biên giới đã làm giảm đáng kể sự xuất hiện của các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài, và những tuần tới sẽ cho thấy mức độ mà các biện pháp cách ly xã hội đã tác động như thế nào trong việc làm chậm sự lây truyền cộng đồng của dịch bệnh. Sự suy giảm số lượng các trường hợp mới được báo cáo trong những ngày gần đây là đầy hứa hẹn.

Điều này chỉ là khởi đầu, nếu các biện pháp giãn cánh xã hội được nới lỏng, cần có sự cảnh giác liên tục để ngăn chặn làn sóng thứ hai.

Và ngay cả khi chúng ta tránh một làn sóng thứ hai, con đường đến kiểm soát dài hạn cũng không hề đơn giản.

Thế giới sẽ thay đổi thế nào sau đại dịch viêm phổi Vũ Hán

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự suy vong và sụp đổ của các nền văn minh nhân loại đều bắt nguồn từ sự trượt dốc đạo đức và suy đồi về văn hoá trong xã hội. Khi con người không còn bị ước thúc bởi các giá trị đạo đức, thì tất yếu sẽ dẫn đến sự sa đọa, họ chạy theo dục vọng, tàn phá môi trường, các loại tệ nạn và các loại tội phạm sẽ xuất hiện ngày càng nhiều.

Với sự phát triển của khoa học hiện đại, con người đã ngăn sông đắp đập, phá rừng, lấp hồ để cải tạo thiên nhiên phục vụ nhu cầu lợi ích của mình. Họ dùng phòng thí nghiệm để thử nghiệm các thứ trái với quy luật tự nhiên, biến đổi gen cây trồng, sử dụng phân bón hoá học, can thiệp vào mọi quá trình tuần hoàn của tự nhiên vốn dĩ được vận hành theo một cơ chế tự động hoàn hảo.

Trái đất đã quá giới hạn chịu đựng sự tàn phá bởi nhu cầu không bao giờ ngừng nghỉ của con người. Không ai khác, chính con người là nguyên nhân huỷ hoại chính mình.

Chúng ta thử hướng ánh mắt về tương lai xa hơn, tương lai mà tất cả chúng ta còn chưa biết, chúng ta tin tưởng rằng những điều này sẽ kết thúc, thế giới sẽ không còn như những ngày trước đây nữa, thế giới sẽ có một sự thay đổi lớn về thế giới quan, nhân sinh quan và hy vọng rằng đó sẽ là một thế giới thực sự tốt đẹp hơn hiện nay.

Ánh Dương

Theo The Conversation

Khoa học Nhân thể


BÀI CHỌN LỌC

‘Làn sóng thứ hai’ của đại dịch viêm phổi Vũ Hán có thể xảy ra bởi các yếu tố nào? Ngăn chặn thế nào?