Lầu Năm Góc vừa phát hiện ‘du khách’ đầu tiên giữa các vì sao đến Trái đất

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một thiên thạch văng vào Nam Thái Bình Dương vào năm 2014 là thiên thạch đầu tiên được biết đến có nguồn gốc bên ngoài Hệ Mặt trời của chúng ta.

Bộ Tư lệnh Không gian Hoa Kỳ (USSC) đã xác nhận một nghiên cứu năm 2014 từ một nhóm các nhà thiên văn học, các thiết bị cảm biến của chính phủ đã phát hiện ra một thiên thạch trên Trái đất có nguồn gốc bên ngoài Hệ Mặt trời của chúng ta.

Quả cầu lửa này, bắn xuyên qua bầu khí quyển của chúng ta trên Papua New Guinea không phải là đá vũ trụ thông thường - nó thực sự là một thiên thạch giữa các vì sao. Đây là quả cầu đầu tiên từng được biết đến xuất phát bên ngoài Hệ mặt trời và bay đến Trái đất.

Quả cầu di chuyển với tốc độ hơn 209.214km/giờ, bị vỡ ra trong quá trình hạ xuống, các mảnh vỡ bị phân tán giữa các vì sao rồi rơi xuống khu vực Nam Thái Bình Dương.

Tất cả các tảng đá thiên thạch rơi xuống Trái đất trước đây đều được cho là có nguồn gốc từ Hệ Mặt trời của chúng ta.
Tất cả các tảng đá thiên thạch rơi xuống Trái đất trước đây đều được cho là có nguồn gốc từ Hệ Mặt trời của chúng ta. (Ảnh minh họa: Pixabay)

Bộ Chỉ huy Không gian Hoa Kỳ (USSC) công bố ngày 6 tháng 4, xác nhận rằng thiên thạch thực sự là một vật thể giữa các vì sao.

Tất cả các tảng đá thiên thạch rơi xuống Trái đất trước đây đều được cho là có nguồn gốc từ Hệ Mặt trời của chính chúng ta. Phần lớn trong số chúng đến từ một trong hàng triệu tảng đá khác trong Vành đai tiểu hành tinh giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, cách Trái đất khoảng 179 triệu km.

Hai nhà nghiên cứu của Đại học Harvard là những người đầu tiên nghiên cứu nguồn gốc xa xôi của sao băng năm 2014. Tốc độ di chuyển nhanh bất thường của thiên thạch này có thể là dấu hiệu cho thấy nó có nguồn gốc từ một hệ hành tinh hoặc từ một ngôi sao của thiên hà Milky Way.

Vật thể đầu tiên đi vào bầu khí quyển của chúng ta

Tảng đá chỉ là vật thể giữa các vì sao thứ ba từng được phát hiện trong hệ thống của chúng ta và là vật thể đầu tiên đi vào bầu khí quyển của chúng ta.

Khả năng một tảng đá từ một hệ sao khác đến gần Trái đất là rất hiếm, nhưng các nhà thiên văn học đã phát hiện về hai vật thể giữa các vì sao khác trước khi phát hiện được xác nhận gần đây.

Tiểu hành tinh dài 400m Oumuamua là vật thể liên sao đầu tiên được xác nhận trong Hệ Mặt trời. Pan-STARRS, một hệ thống hình ảnh thiên văn trường rộng ở Hawaii, đã phát hiện ra tảng đá lớn vào năm 2017. Nhà thiên văn nghiệp dư Gennady Borisov đã phát hiện ra Sao chổi Borisov bằng kính thiên văn của mình vào năm 2019. Đây là sao chổi đầu tiên được xác nhận đi vào Hệ mặt trời của chúng ta từ một nơi nào đó không xác định, theo NASA. Tuy nhiên, cả hai vị khách phương xa này đều không bay đến gần Trái đất.

Ngọc Mai



BÀI CHỌN LỌC

Lầu Năm Góc vừa phát hiện ‘du khách’ đầu tiên giữa các vì sao đến Trái đất