Lỗ đen nhân tạo đã bắt đầu hoạt động, sự phấn khích của khoa học

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà khoa học đã mô phỏng thành công một lỗ đen trong phòng thí nghiệm. Họ đã chứng kiến lỗ đen bắt đầu phát sáng.

Các nhà vật lý từ Đại học Amsterdam đã tạo ra được chân trời sự kiện lỗ đen. Họ đã sử dụng một chuỗi các nguyên tử trong một tệp đơn để mô phỏng về hoạt động của một lỗ đen.

Lỗ đen phát ra bức xạ hiếm

Sự sáng tạo của các nhà khoa học đã chứng minh được lý thuyết của Stephen Hawking từ năm 1974, rằng lỗ đen phát ra một dạng bức xạ hiếm.

Theo Science Alert, bức xạ Hawking xảy ra khi "các hạt sinh ra từ sự xáo trộn trong dao động lượng tử gây ra bởi sự phá vỡ của lỗ đen trong không - thời gian".

Thực tế là bản thân bức xạ thể hiện sự phát sáng chính là một dị thường không gian kỳ lạ, vì chân trời sự kiện của một lỗ đen vốn được biết đến là nơi mà cả ánh sáng và vật chất đều không thể lọt ra ngoài.

Tất cả chúng ta đều biết về sức mạnh của lỗ đen trong khoa học - và tất cả mọi vật chất trong vũ trụ đều sẽ bị hút vào như thế nào.

Sở dĩ lỗ đen có thể làm được như thế là do trung tâm lỗ đen có mật độ vật chất cực kỳ to lớn trong một phạm vi nhất định, và ngay cả bất cứ vật chất nào dù có thể di chuyển vượt quá tốc độ ánh sáng (hoặc bất kỳ vận tốc nào trong vũ trụ) cũng không thể tránh khỏi điều này.

Lỗ đen nhân tạo trong phòng thí nghiệm

Sự kiện lỗ đen nhân tạo trong phòng thí nghiệm cũng đã gây ra sự gia tăng nhiệt độ đạt đến mức độ kỳ vọng lý thuyết về một hệ thống tương đương với một lỗ đen, nhưng chỉ khi một phần của chuỗi nguyên tử phát phóng ra ngoài chân trời sự kiện.

Do đó, người ta tin rằng có lẽ sự vướng víu của các hạt nằm giữa chân trời sự kiện đóng một vai trò lớn trong việc tạo ra bức xạ Hawking.

Theo mô phỏng bắt đầu bằng cách bắt chước không thời gian được coi là "phẳng", các nhà khoa học nói rằng bức xạ chỉ là nhiệt trong một phạm vi nhất định của 'biên độ bước sóng'.

Vì vậy, có thể có một số tình huống nhất định mà bức xạ Hawking có thể phát ra nhiệt - và chỉ có thể xảy ra khi lực hấp dẫn gây ra sự thay đổi trong độ cong của không-thời gian.

"Điều này có thể mở ra một nền tảng cơ sở để khám phá các khía cạnh cơ lượng tử cơ bản cùng với lực hấp dẫn và độ cong của không-thời gian trong các môi trường vật chất cô đặc khác nhau", các nhà khoa học viết trong bài báo được xuất bản trên trang Physical Review Research.

Chân trời sự kiện là gì?

Chân trời sự kiện là biên phía trong của không-thời gian gần một điểm kỳ dị, tất cả các loại vật chất nếu nằm dưới giới hạn này, kể cả các sóng điện từ (kể cả ánh sáng) đều không thể vượt ra ngoài để đến với người quan sát.

Và, chân trời sự kiện của lỗ đen được biết đến là một phần của lỗ đen. Đó là ranh giới mà vận tốc thoát ly của lỗ đen lớn hơn vận tốc ánh sáng. Nói chính xác hơn là mọi tia sáng (hạt) từ vật thể ở chân trời sự kiện đều bị bẻ cong về phía điểm kỳ dị.

Lỗ đen là gì?

Lỗ đen hay hố đen (tiếng Anh: black hole), là một vùng không-thời gian nơi trường hấp dẫn mạnh đến mức không có gì—không hạt vật chất hay cả bức xạ điện từ như ánh sáng — có thể thoát khỏi nó.

Theo indy100



BÀI CHỌN LỌC

Lỗ đen nhân tạo đã bắt đầu hoạt động, sự phấn khích của khoa học