Lựa chọn vaccine cho quốc gia: Những con số biết nói

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vaccine được xem là giải pháp hàng đầu trong việc phòng chống và đẩy lùi những dịch bệnh tương tự như Covid-19. Trong bối cảnh có nhiều loại vaccine như hiện nay, nhiều nơi đã chọn nhiều loại vaccine cùng lúc để tiêm phòng cho cộng đồng, vậy chiến lược để lựa chọn vaccine như thế nào cho hợp lý nhất đối với một quốc gia?

Có một cách nói khác, vaccine là giải pháp tiên quyết để thoát khỏi đại dịch, đưa các hoạt động kinh tế và cuộc sống của các quốc gia trở về trạng thái bình thường, mở cửa biên giới với thế giới.

Một chiến dịch tiêm chủng thành công là một chiến dịch tiêm rộng, nhanh, an toàn và mang lại hiệu quả bảo vệ cao. Sau đây là một số vấn đề Việt Nam cần xem xét trong quá trình lựa chọn các loại vaccine cho cộng đồng tiến đến một chiến dịch thành công.

Bài học từ 2 quốc gia tiêm vaccine sớm nhất

Theo nghiên cứu của TS. Nguyễn Thu Anh, hiện là Giám đốc Quốc gia của Viện nghiên cứu y khoa Woolcock trực thuộc Đại học Sydney, hai quốc gia có tốc độ tiêm vaccine tương tự nhau, rất sớm là: Israel và Seychelles. Kết quả thực tế của 2 quốc gia trên thể hiện trong biểu đồ sau:

Hình 2. Số ca trên một triệu dân của Israel và Seychelles tính đến 31/05/2021 (nguồn: JHU CSSE COVID-19 Data và Our World in Data)
Hình 3. Tỉ lệ % dân số được tiêm ít nhất một mũi vaccine tại Israel và Seychelles, tính đến hết ngày 31/05/2021 (Nguồn: Our World in Data)

Hiện tại, tỷ lệ tiêm ít nhất một mũi vaccine của cả hai nước đều đã trên 60%. Điểm khác biệt duy nhất nằm ở loại vaccine được lựa chọn: Israel đặt niềm tin vào vaccine do Pfizer-Biontech (Mỹ) sản xuất, còn Seychelles lựa chọn sử dụng vaccine Sinopharm BBIBP-CorV do Hãng dược Sinopharm (Trung Quốc) cung cấp.

Lưu ý rằng, cả hai đều là những loại vaccine đã được phê duyệt khẩn cấp bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với hiệu quả trên 75% với các ca có triệu chứng.

Kết quả, như chúng ta đã thấy, là hoàn toàn trái ngược nhau. Trong khi Israel đã dỡ bỏ hoàn toàn tất cả các lệnh cấm, bao gồm cả việc đeo khẩu trang bắt buộc tại nơi công cộng vào ngày 18/4, thì Seychelles lại phải tái áp đặt lệnh phong tỏa và đóng cửa trường học nhằm ngăn chặn đợt bùng phát lớn nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch. Số ca hằng ngày trên một triệu dân tại Seychelles hiện đang gấp khoảng 1000 lần Israel.

Các loại vaccine hiện nay đã được phê duyệt

Như vậy, việc lựa chọn loại vaccine phù hợp ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của chiến dịch tiêm chủng trong việc ngăn chặn tình trạng lây nhiễm của dịch trong cộng đồng.

Các vaccine được phê duyệt sử dụng khẩn cấp ở các quốc gia khác nhau có thể được chia làm hai nhóm như sau:

Nhóm 1: Các vaccine đã được sử dụng rộng rãi, có số liệu thử nghiệm lâm sàng rõ ràng, triển khai tại nhiều quốc gia với quy mô lớn cùng hệ thống ghi nhận tác dụng phụ đầy đủ như Pfizer - BioNTech, Moderna, Vaxzevria (AstraZeneca), Novavax, Janssen (Johnson & Johnson). Chi tiết về thông số của các loại vaccine này như sau

  1. Vaccine AstraZeneca (AZ)

Vaccine AZ do Đại học Oxford và AstraZeneca hợp tác phát triển. Vaccine này đã được cấp phép khẩn cấp để sử dụng ở các nước tiên tiến khác và ở Tổ chức Y tế Thế giới, Liên minh Châu Âu, Đài Loan. Vaccine AZ là loại vaccine vectơ adenovirus. Mỗi người cần được tiêm phòng 2 liều, và khoảng cách tiêm theo khuyến cáo là hơn 8 tuần.

Điều kiện bảo quản của vaccine là 2 ~ 8 ° C, độ bảo vệ là 70%. So với vaccine Pfizer (95%) và vaccine Moderna (94%) thì có vẻ thấp hơn. Tuy nhiên giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Virus của Đại học Chang Gung, Đài Loan – TS Shi Xinru lưu ý rằng các thương hiệu vaccine khác nhau có địa điểm thử nghiệm lâm sàng khác nhau và tình trạng nhiễm trùng khác nhau ở khu vực có dịch hoặc không có dịch. Các yếu tố này có thể ảnh hưởng đến dữ liệu nghiên cứu. Do vậy, miễn là chúng có thể vượt qua kiểm tra lâm sàng và được chấp thuận, nó có thể được xem là một loại vaccine hữu ích.

Tỷ lệ biến chứng (phản ứng dị ứng nghiêm trọng) của vaccine AZ là khoảng 15,2 phần triệu. Một số ít bệnh nhân thậm chí bị nổi ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối và có thể có các triệu chứng như khó thở, đau ngực và sốt. Trong những trường hợp nghiêm trọng, chúng sẽ có thể phức tạp, gây ra rối loạn nhịp tim và tổn thương cơ tim. Các tác dụng phụ nhỏ sau khi tiêm chủng bao gồm mẩn đỏ và đau tại chỗ tiêm, nhức đầu, đau cơ, sốt, mệt mỏi, ớn lạnh và buồn nôn. Đặc biệt, tuổi càng cao thì tác dụng phụ của vaccine AZ càng ít.

  1. Vaccine Moderna

Vaccine Moderna là vaccine mRNA do Nhà máy Dược phẩm Moderna của Mỹ phát triển. MRNA có thể tạo ra các protein kích hoạt phản ứng miễn dịch và tạo ra các kháng thể để chống lại bệnh viêm phổi Covid-19.

Điều kiện bảo quản của vaccine là -20 ° C. Thời hạn sử dụng ở điều kiện bảo quản từ 2 ~ 8 ° C là 30 ngày. Thời gian được tiêm phòng 2 mũi cách nhau ít nhất 28 ngày.

Khả năng bảo vệ của vaccine Moderna là 94%. Các tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine bao gồm đau tại chỗ tiêm, nhức đầu, đau cơ, đau khớp, mệt mỏi, ớn lạnh và sốt. Theo thống kê, tỷ lệ tác dụng phụ khi tiêm vaccien Moderna là tương đương vaccine AZ, nhưng chưa có trường hợp nào bị huyết khối.

  1. Vaccine BNT Pfizer

Vaccine BNT Pfizer là vaccine mRNA do Hoa Kỳ và Đức hợp tác phát triển, đã được cấp phép khẩn cấp sử dụng ở các nước tiên tiến như Tổ chức Y tế Thế giới và Liên minh Châu Âu.

Vaccine Pfizer cần được bảo quản ở mức cực thấp nhiệt độ -60 ~ -80 ° C, và thời gian bảo quản ở nhiệt độ kho lạnh đã được sửa đổi vào giữa tháng 5 năm nay và điều chỉnh từ 5 ngày ban đầu lên 1 tháng. Người tiêm cần được tiêm phòng 2 liều, với khoảng cách thời gian giữa hai mũi ít nhất là 28 ngày.

Khả năng bảo vệ của vaccine Pfizer có thể đạt tới 95%. Sau khi tiêm vaccine, các tác dụng phụ bao gồm mẩn đỏ và đau tại chỗ tiêm, nhức đầu, đau cơ, đau khớp, phát ban và sốt. Xác suất xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng là 18,8 phần triệu.

  1. Vaccine Johnson & Johnson

Vaccine Johnson & Johnson do Johnson & Johnson phát triển. Đây là vaccine vectơ adenovirus giống như vaccine AZ. Nhiệt độ bảo quản là 2-8 ° C và độ bảo vệ là 66,3%. Vaccine Johnson & Johnson chỉ tiêm 1 liều duy nhất. Các tác dụng phụ tương tự như các vaccine khác nhưng biểu hiện nhẹ, tuy nhiên có một số trường hợp biến chứng nặng như huyết khối, rối loạn đông máu.

Nhóm 2: Các vaccine được chứng minh là hiệu quả nhưng cần thêm bằng chứng cũng như thử nghiệm với những biến thế mới như Sputnik V, Sinopharm BBIBP - CorV, Sinovac.

Với các nước có nhiều biến chủng khác nhau được ghi nhận, bao gồm cả biến chủng Anh và Ấn Độ, nên ưu tiên sử dụng những vaccine đã được kiểm chứng tính hiệu quả với những chủng mới này.

Khoa học Nhân thể


BÀI CHỌN LỌC

Lựa chọn vaccine cho quốc gia: Những con số biết nói