Luân hồi cũng tồn tại lâu đời trong văn hóa phương Tây

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chúng ta vẫn luôn nghĩ rằng sự luân hồi có vẻ mới mẻ đối với thế giới phương Tây, nhưng nhìn vào lịch sử của Hy Lạp thì không phải như vậy. Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại từng đề cập đến luân hồi và có một số quan niệm thú vị về việc luân hồi có thể xảy ra như thế nào.

Sự tái sinh của người Hy Lạp

Niềm tin về sự luân hồi dường như đã trở nên nổi tiếng ở Hy Lạp thông qua tôn giáo Orphic vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Tôn giáo có tổ chức khá nhiều các "tu viện bí ẩn" trên khắp Hy Lạp và có một số lượng lớn tín đồ. Những kinh sách của họ được bắt nguồn từ người sáng lập huyền thoại Orpheus.

“Mọi người cho rằng Ông ấy đã dạy rằng linh hồn và thể xác được hợp nhất bởi một thứ ràng buộc chặt chẽ không đồng đều nhau đối với mỗi thể loại: linh hồn là thiêng liêng, bất tử và khao khát tự do, trong khi thể xác bị giam giữ trong gông cùm như một tù nhân. Cái chết của thể xác làm tan biến cái gông cùm để giam giữ linh hồn nhỏ gọn này, nhưng linh hồn chỉ được giải thoát trong một thời gian ngắn, vì bánh xe sinh quay không ngừng nghỉ. Vì vậy, linh hồn tiếp tục cuộc hành trình của mình, trải nghiệm một sự tồn tại độc lập không bị kiềm chế sau khi chết và sau đó là một sự tái sinh mới mẻ vào một thể xác khác, cứ như vậy làm tròn vòng tròn rộng lớn của sự luân hồi cần thiết, trong nhiều cơ thể, có khi là cơ thể người hoặc có khi lại là cơ thể của bất cứ động vật nào đó”, theo Honest Information.

Niềm tin về sự luân hồi dường như đã trở nên nổi tiếng ở Hy Lạp thông qua tôn giáo Orphic vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên.
Niềm tin về sự luân hồi dường như đã trở nên nổi tiếng ở Hy Lạp thông qua tôn giáo Orphic vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. (Ảnh: pixabay / CC0 1.0)

Người đề xuất sớm nhất về chủ đề luân hồi này là một nhà tư tưởng tên là Pherecydes của Syros sống vào khoảng năm 540 trước Công nguyên. Tuy nhiên, người cùng thời với ông, Pythagoras, mới là người đưa ra thuyết luân hồi nổi tiếng nhất trong số những người Hy Lạp cổ đại. Sau đó, Plato tiếp tục ý tưởng của họ và đưa nó vào cuốn sách nổi tiếng của ông “Nền cộng hòa”. Plato cho rằng số lượng linh hồn là cố định. Vì vậy, ông đề xuất rằng sự ra đời của mỗi người không phải là sự sáng tạo ra linh hồn, mà chỉ là sự chuyển sinh của nó từ cơ thể này sang cơ thể khác.

Người Hy Lạp có một số thuật ngữ đề cập đến sự luân hồi. “Metempsychosis” chỉ ý tưởng về sự chuyển đổi của linh hồn sau khi chết. Từ "empsykhoun" do Pythagoras khởi xướng đặt và mang một ý nghĩa tương tự. “Palingenesis” có nghĩa là phục hồi cuộc sống sau khi chết, trở lại trạng thái nguyên sơ của nó. Thuật ngữ này được cho là có nguồn gốc từ Khắc kỷ Hy Lạp, một trường phái triết học do Zeno xứ Citium thành lập ở Athens vào đầu thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. “Gennao Anothen” bao gồm hai từ, trong đó “Gennao” có nghĩa là tái sinh và “Anothen” có nghĩa là từ Thiên đàng hoặc Chúa. Do đó, Gennao Anothen có nghĩa là sự tái sinh của linh hồn từ các tầng trời. Sau khi nền văn minh Hy Lạp suy tàn, các nhà tư tưởng La Mã đã tiếp nhận ý tưởng về luân hồi.

Quan điểm lịch sử của Kitô giáo về luân hồi

Mặc dù Cơ đốc giáo, trong phần lớn lịch sử, đã tuyên bố rằng không có sự luân hồi và rằng chỉ có một cuộc sống duy nhất phải được dành riêng cho việc thờ phượng Đấng Christ, nhưng vẫn có những nhánh giáo phái của Cơ đốc giáo tin vào sự chuyển sinh của linh hồn. Trên thực tế, một trong những nhân vật quan trọng sớm nhất trong Giáo hội Chính thống, Origen (185 sau CN đến 254 sau CN), tin rằng linh hồn tồn tại trước khi sinh ra và tuyên bố rằng Chúa Giê-su cũng dạy điều tương tự.

“Các tác phẩm của Clement ở Alexandria - một môn đồ của sứ đồ Peter - cho thấy rằng sư phụ của ông đã nhận được một số lời giảng bí mật từ Chúa Giê-su. Một trong số đó liên quan đến khái niệm tái sinh thể xác và tinh thần”, theo Ancient Origins.

Ngày nay, luân hồi là một khái niệm rất phổ biến ở phương Tây. Trên thực tế, các cuộc khảo sát khác nhau đã chỉ ra rằng gần 1/4 số người theo đạo Thiên Chúa ở Mỹ tin vào một số hình thức luân hồi. Nhiều người coi sự phục sinh của Đấng Christ như một kiểu tái sinh cơ thể để củng cố bản chất thiêng liêng của Ngài. Có vẻ như triết lý chuyển sinh do người Hy Lạp cổ đại đề xướng, mặc dù bị lãng quên trong khoảng hai thiên niên kỷ, vẫn còn phù hợp và tiếp tục đứng vững ở thế giới phương Tây.

Ánh Dương

Theo Visiontimes

Khoa học Nhân thể


BÀI CHỌN LỌC

Luân hồi cũng tồn tại lâu đời trong văn hóa phương Tây