Mối quan hệ giữa núi lửa phun trào, băng giá với vết đen Mặt trời

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng hiện tượng thời tiết bất thường như băng giá và những tai họa như núi lửa phun trào không liên quan gì đến những sự việc xảy ra trong vũ trụ, nhưng nhiều người cho rằng có thể nguyên nhân là do vết đen Mặt trời.

Vùng Bắc Mỹ đã từng đón nhận những đợt giá lạnh kỷ lục vào đầu năm ngoái. Đài thiên văn Washington ở New Hampshire ghi nhận nhiệt độ của đợt gió lạnh lên tới -73,3 ° C (- 100 ° F) trong tuần đầu tiên của tháng một. Điều kiện khắc nghiệt này sẽ khiến lớp da người của chúng ta bị đóng băng chỉ sau 30 giây và gây ra tổn thương vĩnh viễn chỉ sau vài phút tiếp xúc. Nhiệt độ đủ lạnh để làm đóng băng những con cự đà sống dưới những tán cây ở phía nam Florida.

Khi hàng triệu người cố gắng hết sức để giữ ấm cơ thể, thì Mặt trời đang hiển thị có ít vết đen hơn và phát ra ít năng lượng hơn khi nó đang hướng tới mức tối thiểu của chu kỳ Mặt trời. Chu kỳ tối thiểu/tối đa của Mặt trời trung bình là 11 năm và chu kỳ tối thiểu hiện tại được dự đoán sẽ đạt điểm thấp nhất vào năm nay.

Các vết đen đủ lớn để có thể nhìn thấy bằng mắt thường đã được đề cập trong lịch sử, hồ sơ đầu tiên về vết đen Mặt trời là bản vẽ của John vùng Worcester, Anh quốc vào năm 1128.

Bản vẽ vết đen Mặt trời năm 1128 của John vùng Worcester, Anh quốc. (Ảnh: Wikipedia)

Vào đầu năm 1600, việc sử dụng kính viễn vọng kết hợp với các công nghệ khác như camera phòng tối, cho phép các nhà thiên văn học như Galileo và Johannes Kepler thực hiện các quan sát chi tiết về bề mặt Mặt trời. Những người quan sát Mặt trời đầu tiên này đã rất ngạc nhiên khi chứng kiến những đốm đen di chuyển trên bề mặt Mặt trời, họ bắt đầu theo dõi và ghi lại quá trình hoạt động của chúng, hồ sơ về thời gian Mặt trời ngưng trệ hoạt động (Tiểu băng hà) đã được ghi chép khá chi tiết.

Tiểu băng hà đã bắt đầu vào năm 1645 và kết thúc vào năm 1715. Khoảng thời gian này được đặc trưng bởi lượng năng lượng thấp bất thường phát ra từ Mặt trời. Các nhà thiên văn học lưu ý rằng số lượng vết đen đã giảm từ 40.000-50.000 xuống dưới 50.

Sông Thames năm 1894 bị đóng băng hoàn toàn.

Một trong những vụ phun trào núi lửa lớn nhất trong 600 năm qua đã xảy ra vào thời kỳ Tiểu băng hà. Đây là vụ phun trào núi lửa ở quần đảo Long Island thuộc Papua New Guinea. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Úc cho biết trong tháng 11 năm 2017 : “Chúng tôi ước tính sự phun trào núi lửa này đã xảy ra vào khoảng giữa năm 1651 và 1671 sau Công nguyên với độ chính xác là 95,4%”. Sự kiện này đã giải phóng hơn 4km khối (2,5 dặm khối) tro núi lửa vào bầu khí quyển, lượng tro này kết hợp với các khí núi lửa như lưu huỳnh, phản xạ trở lại khá nhiều cường độ ánh sáng Mặt trời làm cho Trái đất càng trở nên lạnh hơn do chỉ tiếp nhận được mức năng lượng Mặt trời tối thiểu.

Tro núi lửa phản xạ và ngăn cản năng lượng mặt trời đến Trái đất. (Ảnh: NASA)

Nhưng làm thế nào những gì xảy ra trên bề mặt Mặt trời cách chúng ta 148 triệu km (92 triệu dặm) lại có thể gây ra phun trào núi lửa trên Trái đất?

Một bài báo được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Địa vật lý đã cho biết kết quả nghiên cứu về mối liên hệ giữa cực tiểu Mặt trời và sự tăng trưởng hoạt động của các núi lửa trên Trái đất.

Các nhà nghiên cứu tin rằng các tai lửa Mặt trời là có liên quan đến hoạt động của các núi lửa trên Trái đất. Bão Mặt trời đập vào bầu khí quyển Trái đất với lực mạnh như vậy, chúng phá vỡ các mô hình lưu thông gió bình thường. Sự xáo trộn này trong đại dương khí quyển làm thay đổi vòng quay Trái đất, từ đó gây ra một loạt các trận động đất nhỏ, do đó các ứng suất dồn nén được giải phóng qua bề mặt mặt đất mà hạn chế được các thảm khốc lớn.

Các khu vực dễ bị động đất khi gặp phải các đợt áp suất thấp nghiêm trọng cũng trải qua một hiện tượng tương tự, khi một cơn bão cuộn vào và áp suất khí quyển giảm xuống, nó cho phép bề mặt Trái đất khu vực này giãn nở ra một chút, giải phóng năng lượng tàng trữ trong lòng đất tạo nên vô số chấn động nhỏ mà không gây phá hủy lớn.

Vết đen Mặt trời ảnh hưởng trực tiếp đến thời tiết và núi lửa phun trào trên Trái đất. (Ảnh: NASA)

Ngày 20 tháng 3 năm 2017 các nhà khoa học không nhìn thấy các vết đen Mặt trời hiển thị trên màn hình của các đài quan sát Mặt trời. Chưa đầy 5 tháng sau, hai ngọn núi lửa ở Indonesia bắt đầu hoạt động. Núi Sinabung trên đảo Java bắt đầu phun tro vào ngày 2 tháng 8. Núi Agung trên đảo Bali bắt đầu ầm ầm phun trào vào ngày 10 tháng 8 và đến tháng 9, các quan chức đã ra lệnh sơ tán hơn 122.000 người sống gần núi lửa. 844 trận động đất đã được ghi nhận vào ngày 25 tháng 9. Mãi đến cuối tháng 11 núi lửa bắt đầu phun tro cao 4km (2,5 dặm) vào khí quyển, khiến các sân bay lân cận buộc phải tạm dừng các chuyến bay.

Vào ngày 5 tháng 1 năm 2018, núi lửa trên đảo Kadovar, gần Papua New Guinea, bắt đầu phun trào mà không có cảnh báo. Đây là lần đầu tiên ghi nhận được ngọn núi lửa này phun trào, buộc người dân địa phương phải sơ tán để đảm bảo an toàn.

Nhiệt độ băng giá của Bắc cực trên hầu hết Bắc Mỹ có thể ít nhất một phần là bị ảnh hưởng do thời tiết Mặt trời và núi lửa phun trào? Câu trả lời có lẽ đang tiếp tục chờ các nhà khoa học nghiên cứu sâu hơn nữa.

Ánh Dương (biên dịch)

Theo Beyondsciencetv



BÀI CHỌN LỌC

Mối quan hệ giữa núi lửa phun trào, băng giá với vết đen Mặt trời