NASA lên kế hoạch phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh Mặt Trăng

Giúp NTDVN sửa lỗi

NASA đang chuẩn bị một chuyến Du hành không gian bay vòng quanh Mặt trăng bằng cách phóng tên lửa đi vào không gian vũ trụ. Dự kiến Tên lửa SLS khổng lồ và khoang tàu Orion sẽ được kéo tới bệ phóng hôm 17/3 và cất cánh cuối tháng 5 năm nay.

Tàu vũ trụ Orion là gì?

Tàu vũ trụ Orion đang được thiết kế và phát triển bởi Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA). Mỗi tàu Orion sẽ mang theo tất cả các phi hành gia đang điều khiển ở trên tàu và sẽ được đưa vào không gian bởi tên lửa Ares I. Cả Orion và Ares I đều là thiết bị của NASA cho dự án Constellation (Chương trình Orion là một chương trình nằm trong dự án Constellation của NASA), có kế hoạch để gửi những người du hành vũ trụ trở lại Mặt Trăng trong năm 2020, và sau đó đưa đi đến Sao Hỏa và các điểm khác trong Hệ Mặt Trời.

Tàu vũ trụ bay lên Mặt trăng mất bao lâu?

Theo ghi nhận của lịch sử, hầu hết những chuyến đi đến Mặt trăng cần phải mất ít nhất 3 ngày để hoàn thành chặng đường dài gần 386,243 km. Trong suốt hành trình chinh phục Mặt trăng, các phi hành gia phải di chuyển với tốc độ khoảng 3.333 dặm/giờ (~5.364 km/giờ).

Tàu vũ trụ bay vòng quanh Mặt trăng

NASA hôm 2/3 cho biết họ đang tích cực chuẩn bị để SLS và Orion sẵn sàng bay.

Các kỹ sư NASA bắt đầu cất bệ đỡ xung quanh tên lửa Hệ thống phóng vũ trụ (SLS) đầu tiên phóng trong nhiệm vụ Artemis bay tới Mặt Trăng.

Tổ hợp SLS - Orion sẽ cần trải qua thử nghiệm ướt. Theo lịch trình, thử nghiệm này sẽ diễn ra 2 tuần sau khi bộ đôi tên lửa - tàu vũ trụ tới bệ phóng. Nếu thành công, Artemis sẽ là chương trình đầu tiên đưa con người trở lại Mặt Trăng từ khi các phi hành gia Apollo đáp xuống đây trong năm 1969 - 1972.

Dự kiến Tên lửa SLS khổng lồ và khoang tàu Orion sẽ được kéo tới bệ phóng hôm 17/3 và cất cánh cuối tháng 5 năm nay.

Nhiệm vụ Artemis 1 vào ngày 17/3, dự kiến diễn ra vào tháng 5 giúp đưa tên lửa và tàu vũ trụ tới bệ phóng an toàn nhờ bước quan trọng là cất bệ đỡ ở Trung tâm vũ trụ Kennedy (KSC) của NASA ở Florida.

Trọng tâm hiện nay của NASA là Artemis 1. Nhiệm vụ không người lái Artemis 1 sẽ đưa tàu vũ trụ Orion bay vòng quanh Mặt Trăng nhằm đảm bảo cả tên lửa SLS và tàu Orion sẵn sàng cho các chuyến bay chở người sau này.

Theo đúng kế hoạch, Artemis 3 sẽ chở người tới bề mặt Mặt Trăng sớm nhất năm 2025. Artemis 2, nhiệm vụ Artemis chở người đầu tiên, sẽ đưa phi hành gia bay vòng quanh Mặt Trăng vào năm 2024.

Các đội kỹ sư sẽ tiếp tục lắp đặt thiết bị trên động cơ đẩy kép sử dụng nhiên liệu rắn của SLS bên trong Tòa nhà lắp ráp phương tiện của KSC.

Những cảm biến như vậy sẽ cho phép kỹ sư lái tên lửa và tàu vũ trụ qua công nghệ ảo trong hành trình dài 6,5 km tới Tổ hợp phóng 39B và theo dõi tiến trình của nhiệm vụ khi các phương tiện sẵn sàng phóng. Sau khi tới bệ phóng, tổ hợp SLS - Orion sẽ truyền dữ liệu về nhiều hệ thống bao gồm tên lửa, tàu vũ trụ và cơ cấu triển khai trên mặt đất. Việc đổ nhiên liệu và các hoạt động khác trên bệ phóng cũng được ghi hình.

Kỷ lục về tốc độ phóng nhanh nhất thuộc về tàu thăm dò New Horizons.
Kỷ lục về tốc độ phóng nhanh nhất thuộc về tàu thăm dò New Horizons. (Ảnh minh họa: Pixabay)

Tốc độ lớn nhất của tàu vũ trụ

Kỷ lục về tốc độ bay nhanh nhất thuộc về tàu thăm dò New Horizons, cất cánh năm 2006 trong sứ mệnh nghiên cứu sao Diêm vương và vành đai Kuiper. Tốc độ thoát của New Horizons đánh bại kỷ lục trước đó do tàu Pioneer 10 khởi hành đến sao Mộc năm 1972 nắm giữ (khoảng 52.000 km/h). Con tàu nặng 478 kg có kích thước bằng một chiếc đàn piano này cất cánh từ Trái Đất với tốc độ gần 58.000 km/h.

Dù New Horizons đang là vật thể nhân tạo nhanh nhất hiện nay, nó khó có thể duy trì kỷ lục này trong thời gian dài. NASA đã phóng Solar Probe Plus, một con tàu thăm dò được thiết kế để bay qua khí quyển Mặt Trời vào năm 2018.

Đối với tàu vũ trụ quay về Trái Đất, tốc độ nhanh nhất do tàu vũ trụ Stardust nghiên cứu sao chổi lập ra. Nó bay qua khí quyển Trái Đất ở vận tốc hơn 46.600 km/h.

Tàu vũ trụ ra khỏi Hệ mặt trời

Tàu Voyager 2 bay qua ranh giới giữa Mặt Trời và khoảng không liên sao, trở thành tàu vũ trụ thứ hai trong lịch sử rời khỏi Hệ Mặt trời.

Tàu vũ trụ NASA bay ra ngoài hệ Mặt Trời vượt 18 tỷ km.

Ngọc Mai

(Tổng hợp)



BÀI CHỌN LỌC

NASA lên kế hoạch phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh Mặt Trăng