Nghiên cứu: Vaccine COVID-19 có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo một nghiên cứu mới đây, những người được tiêm một liều vaccine COVID-19 đã tăng độ dài chu kỳ lên gần một ngày so với những người không được chủng ngừa.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng chu kỳ kinh nguyệt thường thay đổi theo từng tháng và sự gia tăng quan sát được cũng nằm trong phạm vi biến thiên bình thường, là tám ngày.

Tiến sĩ Diana W. Bianchi, Giám đốc Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển nhân thể Quốc gia Eunice Kennedy Shriver (NICHD), cho biết trong một bản tin: "Những kết quả này lần đầu tiên cung cấp một cơ hội để tư vấn cho phụ nữ về những điều sẽ xảy ra khi tiêm vaccine COVID-19 để họ có thể lập kế hoạch cho phù hợp".

Hồi tháng 4, các chuyên gia cho biết những thay đổi về kinh nguyệt khi phản ứng với vaccine sẽ không gây ngạc nhiên vì phụ nữ có phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn với vaccine.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sản khoa & Phụ khoa đã được đánh giá ngang hàng, đã phân tích dữ liệu chưa được xác định từ Natural Cycles, một ứng dụng theo dõi khả năng sinh sản nơi người dùng có thể nhập thông tin về chu kỳ kinh nguyệt của họ.

Đối với các cá nhân đã được tiêm chủng, dữ liệu được thu thập từ ba chu kỳ liên tiếp trước khi tiêm chủng và ba chu kỳ liên tiếp bổ sung sau khi nhận liều đầu tiên, bao gồm cả chu kỳ hoặc các chu kỳ đã thực hiện tiêm chủng. Đối với những người không được tiêm chủng, dữ liệu được thu thập trong sáu chu kỳ liên tiếp.

Những người được tiêm một liều vaccine COVID-19 trong chu kỳ kinh nguyệt đã tăng độ dài chu kỳ lên gần một ngày so với những người không được chủng ngừa.
Những người được tiêm một liều vaccine COVID-19 trong chu kỳ kinh nguyệt đã tăng độ dài chu kỳ lên gần một ngày so với những người không được chủng ngừa. (Ảnh minh họa: Pixabay)

Trung bình, đối với liều vaccine đầu tiên, số ngày hành kinh tăng lên 0,71 ngày và liều thứ hai gia tăng 0,91 ngày. Theo các nhà nghiên cứu, không có thay đổi đáng kể nào về độ dài của chu kỳ đối với những người chưa được tiêm chủng.

Những người được tiêm hai liều vaccine trong cùng một chu kỳ kinh nguyệt sẽ thấy độ dài chu kỳ tăng lên trung bình là hai ngày. Tuy nhiên, sự thay đổi này dường như giảm trong các chu kỳ tiếp theo, một dấu hiệu cho thấy bất kỳ thay đổi kinh nguyệt nào cũng có thể chỉ là tạm thời.

Trong số 3.959 người được đưa vào nghiên cứu, 2.403 người đã được tiêm vaccine COVID-19 và 1.556 người không được tiêm chủng. Trong số những người được chủng ngừa, 358 người đã được tiêm hai liều trong một chu kỳ duy nhất. 55% những người được tiêm chủng đã tiêm vaccine Pfizer-BioNTech, trong khi 35% còn lại được tiêm vaccine Moderna và 7% trong đó là tiêm vaccine Johnson & Johnson.

Các tác giả nghiên cứu lưu ý rằng cần có nghiên cứu bổ sung để xác định vaccine COVID-19 có thể ảnh hưởng tiềm tàng đến các đặc điểm kinh nguyệt khác, chẳng hạn như các triệu chứng liên quan, bao gồm đau và thay đổi tâm trạng, và đặc điểm chảy máu, bao gồm cả độ nặng của dòng chảy.

Ngọc Mai



BÀI CHỌN LỌC

Nghiên cứu: Vaccine COVID-19 có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt