Nghiền ngẫm có lợi hay có hại?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Muốn biết lợi hại của việc nghiền ngẫm thì trước hết chúng ta phải hiểu thế nào là nghiền ngẫm. Nghiền ngẫm chính là suy nghĩ không ngừng, lặp đi lặp lại về một vấn đề nào đó, kèm theo là trạng thái không tốt. Thông thường khi chúng ta nghiền ngẫm một việc gì đó chúng ta đang trọng quá trình tìm cách giải quyết vấn đề. Đó chính là một loại nhận thức và tư duy phổ biến.

Thế thì, điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta không thể giải quyết được vấn đề? Hẳn rồi, chúng ta sẽ không ngừng nghĩ về nó cho tới khi tìm được cách giải quyết. Đó chính là sự nghiền ngẫm.

Nghiền ngẫm là cơ chế giải quyết vấn đề tự nhiên của con người nhằm xử lý những vấn đề phức tạp trong cuộc sống. Nếu tôi yêu cầu bạn giải một bài toán đơn giản, bàn có thể làm được ngay mà không cần nghiền ngẫm. Nếu tôi yêu cầu bạn giải một bài toán khó, thì bạn hẳn sẽ phải suy nghĩ tới lui. Như vậy là bạn đang nghiền ngẫm bài toán đó rồi.

Theo tâm lý học, thông thường khi chúng ta bó tay không giải quyết được vấn đề nào đó, ta thường hay suy nghĩ mãi về nó, kèm theo cảm giác buồn phiền, khó chịu. Hẳn chẳng ai có thể xử lý được một vấn đề phức tạp mà không từng cảm thấy khó chiu. Một khi bạn cảm thấy khó chịu, chính là bạn đã rơi vào cái bẫy của nghiền ngẫm. Như vậy, nghe có vẻ nghiền ngẫm là một trạng thái gây ám ảnh cưỡng chế, và có vẻ tiêu cực.

Nghiền ngẫm là TỐT hay XẤU?

Tốt hay xấu đó quả thực là một trò chơi về tư duy trong tâm lý học. Người chiến thắng chính là người có thể khống chế và tìm ra được những điểm tích cực trong quá trình nghiền ngẫm xử lý một vấn đề.

Những người quá chú trọng vào vấn đề phải tìm cho ra một giải pháp cụ thể đối với một vấn đề khó thường hay rơi vào cảm giác trầm uất và phân cách với xã hội. Đó chính là dấu hiệu thua cuộc.

Ngược lại nếu bạn nhìn nhận quá trình quan trọng hơn kết quả, bạn sẽ thấy nghiền nghẫm một vấn đề chính là quá trình tìm kiếm nguyên nhân (điều gì đã gây ra vấn đề đó), chứ không phải tìm kiếm cách giải quyết vấn đề (tôi phải giải quyết vấn đề đó thế nào).

Khi tìm ra nguyên nhân bạn có thể học cách chấp nhận, và buông dễ hơn. Vì không phải vấn đề nào cũng có giải pháp. Đôi khi giải pháp chính là chấp nhận không có giải pháp nào cả. Việc chấp nhận như thế thường mang lại cảm giác thua cuộc, khiến những người bình sinh có tính hiếu thắng sẽ mang một tâm trạng thất bại, từ đó có rất nhiều suy nghĩ tiêu cực về bản thân. Những người này càng nghĩ nhiều và lặp lại về vấn đề không có giải pháp, sẽ càng trở nên thất vọng và u buồn. Chính đó là dấu hiệu thua cuộc.

Nhưng nếu bạn có thể nhìn ra được những điểm tích cực trong quá trình tìm kiếm nguyên nhân, bạn sẽ thấy nghiền ngẫm là một quá trình tư duy tìm tòi vô cùng thú vị. Bạn sẽ cảm thấy cuộc sống có thú vị, bất ngờ, và CHẤP NHẬN và BUÔNG lại chính là một giải pháp đòi hỏi một sự dũng mãnh và nghị lực phi thường, kết quả của một quá trình nghiền ngẫm thấu đáo.

Như vậy, nghiễn ngẫm là TỐT hay XẤU phụ thuộc vào cách bạn vận hành tư duy của mình khôn ngoan thế nào.

Lê Na

Theo psychmechanics

Khoa học Nhân thể


BÀI CHỌN LỌC

Nghiền ngẫm có lợi hay có hại?