Người hiện đại sơ khai từng sinh sống ở Mông Cổ 45.000 năm về trước

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hồ sơ nghiên cứu hóa thạch cho thấy có ít nhất hai cuộc phân tán lớn của con người đã xảy ra trên thảo nguyên Á-Âu trong thời kỳ Pleistocen muộn, sớm hơn khoảng 10.000 năm so với dữ kiện các nhà khảo cổ học có được trước đây.

Một nhóm các nhà khảo cổ học quốc tế tìm thấy công cụ đồ đá ở Mông Cổ, con người hiện đại sơ khai đã di chuyển qua thảo nguyên Á-Âu khoảng 45.000 năm trước đây. Nghiên cứu của trường đại học California, thành phố Davis, tiểu bang California, Hoa Kỳ chỉ ra rằng, điều này sớm hơn khoảng 10.000 năm so với dữ kiện các nhà khảo cổ học có được trước đây.

Nicolas Zwyns, giáo sư nhân chủng học và cũng là người dẫn dắt nhóm nghiên cứu phát hiện ra một địa điểm mới, nơi có thể là con người hiện đại sơ khai lần đầu tiên gặp gỡ với người anh em bí ẩn đã tuyệt chủng, đó chính là người cổ đại Denisovan.

Từ năm 2011 đến năm 2016, giáo sư Zwyns đã tiến hành khai quật địa điểm Tolbor-16, dọc theo sông Tolbor ở vùng núi phía bắc Hangai, giữa Siberia và bắc Mông Cổ.

Cuộc khai quật đã tìm thấy hàng nghìn hiện vật đồ đá. 826 hiện vật đồ đá gắn liền với nghề nghiệp lâu đời nhất của con người nơi đây. Những lưỡi dao dài và đều đặn, giống với những công cụ được tìm thấy ở những khu vực khác của Siberia và Tây Bắc Trung Quốc, cho thấy sự phân tán quy mô lớn của con người khắp khu vực này.

Giáo sư Zwyns cho biết: “Những hiện vật này đã từng tồn tại ở Siberia trước đây, nhưng không đạt được đến mức tiêu chuẩn về kỹ thuật như vậy.

Điều gây tò mò nhất là chúng được sản xuất theo cách phức tạp và có hệ thống - dường như là ký hiệu của một nhóm người có chung nền tảng kỹ thuật và văn hóa”.

Và chính loại công nghệ - Trung và Thượng thời đồ đá cũ ban đầu - đã giúp các nhà khoa học loại trừ sự hiện diện của người Neanderthal, người Denisovan tại khu vực này.

Zwyns cho biết thêm: “Mặc dù chúng tôi không tìm thấy hài cốt nào tại đây, nhưng ngày tháng chúng tôi nhận biết được khớp với tuổi của người tinh khôn (Homo sapiens) sớm nhất được tìm thấy ở Siberia.

Sau khi cân nhắc cẩn thận các phương án lựa chọn, chúng tôi đưa đề ra xuất rằng sự tiến bộ kỹ thuật này minh họa cho sự chuyển động của người tinh khôn trong khu vực”.

Niên đại của khu vực này được xác định bằng phương pháp phát quang trên trầm tích và cacbon phóng xạ của xương động vật được tìm thấy gần các công cụ, xác định có độ tuổi khoảng 10.000 năm trước so với hộp sọ hóa thạch người ở Mông Cổ, và khoảng 15.000 năm sau khi con người hiện đại sơ khai rời khỏi châu Phi.

Bằng chứng về sự phát triển của đất (cỏ và các chất hữu cơ khác) kết hợp với các công cụ bằng đá cho thấy thời tiết ở đây trở nên ấm hơn và ẩm ướt hơn trong một khoảng thời gian, làm cho khu vực trở nên lạnh và khô, thuận lợi hơn cho động vật ăn cỏ và con người sinh trưởng.

Phân tích sơ bộ các mảnh xương tại địa điểm khai quật, xác định được là trâu bò cỡ lớn (bò hoang dã hoặc bò rừng) và cỡ trung bình (dê rừng và ngựa), gồm cả những người thường xuyên lui tới thảo nguyên, rừng và lãnh nguyên trong kỷ Pleistocen. Đó là dấu hiệu khác về sự chiếm đóng của con người trong khu vực.

Hơn nữa, niên đại của các công cụ đồ đá cũng trùng khớp với các ước tính về niên đại thu thập được từ dữ liệu di truyền đối với sự gặp gỡ đầu tiên giữa người tinh khôn và người Denisovan cổ đại.

Giáo sư Zwyns giải thích: “Mặc dù chúng tôi chưa xác định được sự gặp gỡ diễn ra ở đâu, nhưng có vẻ như người Denisovan đã truyền lại các gen giúp người tinh khôn định cư ở nơi có độ cao hơn so với mực nước biển và có thể sinh tồn trong tình trạng thiếu oxy như trên Cao nguyên Tây Tạng.

Từ quan điểm này, địa điểm Tolbor-16 là một liên kết khảo cổ học quan trọng nối Siberia với Tây Bắc Trung Quốc trên một tuyến đường mà người tinh khôn có khả năng gặp gỡ các dân cư địa phương như người Denisovan”.

Người hiện đại sơ khai ở Mông Cổ

Vào đầu năm 2019, các nhà nghiên cứu báo cáo đã tìm thấy được một hộp sọ người cổ đại nhưng vẫn còn nhiều tranh cãi. Sau khi được xác định niên đại và phân tích di truyền, mẫu vật được chứng minh là của người hiện đại sơ khai từng sinh sống trong khu vực. Nghiên cứu đưa ra những chi tiết phát hiện mới và đã được công bố trên tạp chí Nature Communications.

Hóa thạch được các nhà khảo cổ học tìm thấy ở thung lũng Salkhit phía đông bắc Mông Cổ.

Các nhà khoa học đã sử dụng cả phương pháp xác định niên đại bằng carbon phóng xạ cũng như phân tích DNA để xác định hóa thạch Tông Người (hominin) được phát hiện ở Mông Cổ, ban đầu được xem là người Mongolanthoropus, nhưng trên thực tế chính là người hiện đại sơ khai sinh sống ở khu vực này cách đây khoảng 35.000 năm.

May May

Theo Curiosmos



BÀI CHỌN LỌC

Người hiện đại sơ khai từng sinh sống ở Mông Cổ 45.000 năm về trước