Nhóm Facebook nhằm vạch trần gian lận bầu cử với 350.000 thành viên bị xóa trong chưa đầy 24 giờ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một nhóm Facebook với hơn 350.000 thành viên với mục đích chống lại gian lận trong cuộc bầu cử của Mỹ đã bị Facebook xóa bỏ và cấm với cáo buộc phát tán “thông tin sai lệch”.

Được tạo ra bởi tổ chức Women for America First, nhóm Facebook có tên “Stop the Steal” (Tạm dịch: Chặn đứng Đánh cắp Bầu cử) được thành lập để đưa ra nhiều báo cáo về gian lận cử tri đến từ Philadelphia, Atlanta, Detroit, Milwaukee và một số trung tâm đô thị do phe cánh tả điều hành khác ở các bang có nhiều tranh chấp.

Người sáng lập Amy Kremer đã tweet rằng Facebook đã xóa nhóm chưa đầy 24 giờ sau khi nó được tạo ra với cáo buộc ảnh hưởng đến "các sự kiện trong thế giới thực" theo cách không được chấp thuận.

Facebook tuyên bố trong một thông báo: “Nhóm Stop the Steal được tổ chức xung quanh việc rút bỏ tính hợp pháp của quá trình bầu cử và chúng tôi lo ngại về những lời kêu gọi bạo lực từ một số thành viên của nhóm”.

Kremer cảnh báo những người theo dõi trên Twitter của bà rằng phe cánh tả, thông qua Facebook và các phương tiện khác, đang cố gắng đánh cắp cuộc bầu cử cho ông Joe Biden bằng cách kiểm duyệt những người đang cố gắng thu hút sự chú ý của công chúng về gian lận cử tri trên diện rộng.

Nhóm kiểm duyệt của Anh can thiệp vào cuộc bầu cử của Mỹ

Hóa ra, các phương tiện truyền thông cực tả như Rolling Stone đã kiến nghị Facebook loại bỏ "Stop the Steal" vì họ cho rằng nhóm này đang phát tán "thông tin sai lệch liên quan đến bầu cử và biện minh cho bạo lực”.

Thay vì ủng hộ quyền tự do ngôn luận, Rolling Stone yêu cầu Facebook xóa bỏ "Stop the Steal" để bảo vệ cho ông Biden và đảng Dân chủ khỏi sự giám sát. Ngoài ra, Rolling Stone cũng chỉ trích Facebook vì không làm điều đó sớm hơn.

Một nhóm cực tả khác có tên “Trung tâm Chống lại Sự căm ghét Kỹ thuật số” cũng tham gia cùng Rolling Stone trong việc kêu gọi loại bỏ "Stop the Steal."

Nhóm kiểm duyệt có trụ sở tại London đã tweet rằng: “Stop the Steal là một nỗ lực trắng trợn nhằm tổ chức can thiệp vào việc kiểm phiếu trên khắp nước Mỹ. Nó được vận hành bởi các cá nhân có liên hệ chặt chẽ với ông Trump. Nếu @Facebook nghiêm túc về việc chống lại các nỗ lực phá hoại cuộc bầu cử, nhóm này phải bị đóng cửa”.

Tổng thống Trump kêu gọi Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đối phó với gian lận bầu cử

Bản thân Tổng thống Trump cũng đang bị kiểm duyệt trực tuyến, và đặc biệt là Twitter, khi ông tiếp tục cảnh báo rằng các bang quan trọng đang đếm thêm cả phiếu bầu không hợp lệ để đưa ông Biden lên vị trí dẫn đầu.

Ông Trump tweet: “Tôi dễ dàng giành được chức vụ Tổng thống của Hoa Kỳ với PHIẾU BẦU HỢP PHÁP”.

Trong một tweet khác, Tổng thống Trump viết: “Những người QUAN SÁT không được phép, dưới bất kỳ hình thức nào, làm công việc của họ và do đó, các phiếu bầu được chấp nhận trong thời gian này phải được xác định là PHIẾU BẦU BẤT HỢP PHÁP. Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ nên đưa ra phán quyết!”

Twitter đã phản hồi lại dòng tweet của Trump bằng cách gắn nhãn "xác minh tính xác thực" tuyên bố rằng một số hoặc tất cả nội dung của các tweet là "gây tranh cãi và có thể gây hiểu lầm về cuộc bầu cử hoặc quy trình công dân khác”.

Trump nhanh chóng trả lời lại rằng Twitter "đã mất kiểm soát", nói thêm rằng khả năng kiểm duyệt tự do của nó "có thể thực hiện được thông qua món quà từ chính phủ là Mục 230 trong Đạo luật về Chuẩn mực Truyền thông".

Điều khoản chính này của Đạo luật về Chuẩn mực Truyền thông (CDA) cho phép các tập đoàn Công nghệ lớn như Facebook và Twitter chủ động kiểm duyệt nội dung với đầy đủ quyền miễn trừ trách nhiệm.

Trump tiếp tục kêu gọi Tối cao Pháp viện xem xét kỹ hơn những gì đã xảy ra ở những nơi như Pennsylvania, nơi những lá phiếu nhận được sau Ngày bầu cử đang được kiểm đếm bất hợp pháp.

Văn Thiện

Theo Natural News

Khoa học Công nghệ


BÀI CHỌN LỌC

Nhóm Facebook nhằm vạch trần gian lận bầu cử với 350.000 thành viên bị xóa trong chưa đầy 24 giờ