Núi lửa trên đảo La Palma của Tây Ban Nha vẫn phun trào mạnh mẽ sau 3 tuần

Giúp NTDVN sửa lỗi

Quần đảo Canary — 3 tuần kể từ khi núi lửa phun trào đã phá hủy hàng ngàn ngôi nhà. Ngọn núi lửa trên đảo La Palma của Tây Ban Nha vẫn đang phun ra những dòng dung nham vô tận mà không có dấu hiệu ngừng lại.

Vào ngày 20/9, các quan chức địa phương cho biết đã xảy vụ phun trào núi lửa trên đảo La Palma (thuộc Quần đảo Canary - Tây Ban Nha). Tại thời điểm đó, khoảng 5.000 người phải đi sơ tán và 100 ngôi nhà đã bị phá huỷ.

Khoảng 3 tuần sau, kể từ khi núi lửa phun trào, cho đến nay (ngày 11/10) số người phải đi sơ tán và số ngôi nhà bị phá huỷ đã tăng lên, khoảng 6.000 người và hơn 1.100 ngôi nhà.

Các nhà chức trách hôm Chủ nhật (ngày 10/10) đã theo dõi một dòng đá nóng chảy mới. Bất cứ thứ gì trên đường đi của dung nham — nhà cửa, nông trại, bể bơi và các tòa nhà công nghiệp trong khu vực — đều đã bị thiêu rụi.

Hôm thứ Bảy (ngày 9/10), một phần của hình nón núi lửa đã bị sụp đổ và tạo ra một trận lũ dung nham đỏ tươi, đổ xuống từ sườn núi Cumbre Vieja.

Dòng chảy dung nham này khá lớn và nó đã cuốn đi những khối dung nham khổng lồ đã đông cứng trong quá khứ. Một khu công nghiệp chẳng mấy chốc đã bị nhấn chìm.

LA PALMA, TÂY BAN NHA - ngày 09/10: Một chiếc ô tô chạy qua một con đường vắng trong khu phố La Laguna khi dung nham chảy ra từ Núi lửa Cumbre Vieja. (Ảnh từ: Marcos del Mazo / Getty Images)
LA PALMA, TÂY BAN NHA - ngày 09/10: Một chiếc ô tô chạy qua một con đường vắng trong khu phố La Laguna khi dung nham chảy ra từ Núi lửa Cumbre Vieja. (Ảnh từ: Marcos del Mazo / Getty Images)

Đảo La Palma là một phần của Quần đảo Canary của Tây Ban Nha. Nó là một hòn đảo ở Đại Tây Dương, nằm ở phía Tây Bắc Châu Phi có nền kinh tế phụ thuộc vào việc trồng trọt và du lịch.

Các dòng dung nham mới không buộc chính quyền phải di tản thêm bất kỳ cư dân nào vì tất cả họ đều ở trong khu vực an toàn do chính quyền sắp xếp. Khoảng 6.000 cư dân đã được sơ tán ngay sau vụ phun trào ban đầu.

Các chuyên gia chính phủ ước tính rằng dòng dung nham lớn nhất đo được là 1,5 km (0,9 dặm) tại điểm rộng nhất của nó. Trong khi, tại vùng đồng bằng, nơi dung nham chảy vào Đại Tây Dương có bề mặt rộng khoảng 0,34 km vuông (khoảng 34 ha).

TAJUYA, LA PALMA, TÂY BAN NHA - ngày 10/10: Dung nham chảy sau sự sụp đổ của một phần hình nón của Núi lửa Cumbre Vieja. Trong ảnh mô tả cảnh nhà thờ Tajuya được chiếu sáng vào ngày 10/10/2021 tại La Palma, Tây Ban Nha. (Ảnh từ: Marcos del Mazo / Getty Images)
TAJUYA, LA PALMA, TÂY BAN NHA - ngày 10/10: Dung nham chảy sau sự sụp đổ của một phần hình nón của Núi lửa Cumbre Vieja. Trong ảnh mô tả cảnh nhà thờ Tajuya được chiếu sáng vào ngày 10/10/2021 tại La Palma, Tây Ban Nha. (Ảnh từ: Marcos del Mazo / Getty Images)

Ủy ban khoa học tư vấn cho chính phủ cho biết nếu dung nham, từ vùng đồng bằng tiếp tục lan rộng ra biển, các phần của nó có thể bị vỡ ra. Người phát ngôn của ủy ban, José María Blanco cho biết, điều đó sẽ tạo ra các vụ nổ, khí thải và sóng lớn, nhưng không gây nên nguy hiểm cho những người bên ngoài vùng cấm.

Mariano Hernández, chủ tịch đảo La Palma cho biết: “Vụ phun trào này đang ảnh hưởng đến một phần của hòn đảo, nhưng La Palma vẫn là một nơi an toàn và có thể mang lại rất nhiều điều cho những ai đến thăm”.

Lần phun trào trên La Palma cách đây 50 năm chỉ kéo dài hơn ba tuần. Lần phun trào gần đây nhất trên toàn bộ quần đảo Canary xảy ra dưới nước ngoài khơi đảo El Hierro vào năm 2011 và kéo dài 5 tháng.

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Núi lửa trên đảo La Palma của Tây Ban Nha vẫn phun trào mạnh mẽ sau 3 tuần