Phát hiện một khu vực rộng lớn bên dưới Nam Cực có thể có sự sống, nghiên cứu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà khoa học đã nói rằng nghiên cứu mới này rất quan trọng vì nó "đưa ra những câu hỏi mới quan trọng về các sinh vật sống có thể nằm dưới lớp băng ở Nam Cực".

Các nhà khoa học sửng sốt khi phát hiện có thể có một thứ gì đó rộng tới năm triệu km vuông sống dưới Nam Cực.

Trong khi lục địa đóng băng thường được coi là vùng khí hậu khắc nghiệt - chỉ có loài chim cánh cụt, hải cẩu và cá mới có thể sống sót ở đó - các nhà nghiên cứu hiện đã đưa ra báo cáo rằng một thứ gì đó lớn hơn có thể hiện diện ở vùng biển băng giá này.

Boffins từ lâu đã quan sát thấy sự nở hoa của tảo quang hợp xuất hiện ở Nam Cực trong những tháng ấm hơn, khi băng đại dương theo mùa tan ra, trang Daily Star đưa tin.

Và cho đến gần đây, người ta tin rằng tảo chỉ xuất hiện vào mùa hè vì lớp băng dày sẽ ngăn cản ánh sáng mặt trời chiếu qua.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới của một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Brown ở Hoa Kỳ và Đại học Auckland của New Zealand lại đưa ra phản biện cho điều này.

Hiện họ tiếp tục đưa ra giả thuyết rằng có thể có một rừng tảo sống lâu dài dưới bề mặt của lục địa cực nam, theo Newsweek.

Christopher Horvat, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: "Việc tìm thấy khu vực thực vật rộng lớn này giúp thách thức mô hình cho rằng các vùng dưới biển băng là không có sự sống, đồng thời đưa ra những câu hỏi mới quan trọng về các sinh vật có thể nằm dưới lớp băng ở Nam Cực.

"Chúng tôi nghĩ rằng chúng có thể bao phủ tới 5 triệu km vuông vùng dưới băng ở Nam Đại Dương".

Loại tảo này có thể tồn tại ngay cả trong những tháng lạnh giá nhất của Nam Cực. (Ảnh: Getty Images)

Nhóm nghiên cứu - có nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Frontiers in Marine Science - đã thực hiện khám phá này, bằng cách sử dụng dữ liệu thu thập từ các vệ tinh giám sát Trái đất của NASA cũng như các tàu trên biển tại khu vực.

Biển băng ở Nam Đại Dương được tạo thành từ các tảng băng lớn, với các mảng nước nhỏ ở giữa.

Các nhà nghiên cứu tin rằng những vùng nước này cho phép ánh sáng đi qua, ngay cả trong những tháng mùa đông, điều này cho phép tảo quang hợp quanh năm.

Và băng cũng rất mỏng ở một số khu vực - thường dày từ 1 đến 3m - cho phép một lượng nhỏ ánh đi qua vào, Huw Griffiths, một nhà địa lý sinh vật biển thuộc Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh giải thích.

Griffiths nói thêm: "Hầu hết các thềm băng dày đến mức không có ánh sáng chiếu tới đáy biển bên dưới".

Do đó, họ thường cho rằng không có sự sống nào được tìm thấy dưới đáy biển, vì ở đó hoàn toàn không có ánh sáng.

Năm ngoái, một nhóm nghiên cứu do Griffiths dẫn đầu đã tìm thấy sự sống trên một tảng đá cao 914m bên dưới bề mặt đại dương, được che chở bởi thềm băng Nam Cực, dưới đáy biển.

Ông nói: "Chúng tôi còn biết rất ít về sự sống dưới các thềm băng trôi nổi của Nam Cực. Các thềm băng bao phủ khoảng một phần ba thềm lục địa — rộng đến 1,5 triệu km vuông — nhưng kiến thức của chúng tôi dựa trên hồ sơ nghiên cứu từ các lỗ khoan xuyên qua các thềm băng.

"Những lỗ này cung cấp cho chúng tôi những bức ảnh thực về những sinh vật sống dưới sâu ở đáy biển tại các vị trí khoan xuyên băng, vì vậy phần lớn những gì chúng tôi biết đến từ các video ngắn và các bức ảnh được chụp trong một khu vực rất nhỏ".

Griffiths nói thêm: "Các lý thuyết hiện tại cho rằng sự sống có thể tồn tại dưới các thềm băng sẽ trở nên kém phong phú hơn khi càng rời xa vùng nước mở và ánh sáng mặt trời.

"Các nghiên cứu trước đây đã tìm thấy một số động vật ăn thịt nhỏ, chẳng hạn như cá, giun, sứa hoặc nhuyễn thể, trong những môi trường sống này. Nghiên cứu của chúng tôi đã tìm thấy hồ sơ đầu tiên về sự sống trong chất nền cứng - một tảng đá - cộng đồng sinh vật nằm sâu bên dưới thềm băng, có thể là lớp sinh vật được nuôi dưỡng qua bộ lọc, dạng như bọt biển".

Theo Mirror



BÀI CHỌN LỌC

Phát hiện một khu vực rộng lớn bên dưới Nam Cực có thể có sự sống, nghiên cứu