Phát hiện siêu cụm thiên hà nguyên thủy khiến các nhà khoa học bối rối

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà nghiên cứu thiên văn học quốc tế nói rằng họ đã phát hiện ra một trong những siêu cụm thiên hà nguyên thủy lớn nhất được thấy từ trước đến nay. 

Nhà thiên văn học Olga Cucciati nói rằng: "Chỉ trong thời gian khoảng 2 tỷ năm sau Bigbang, lực hấp dẫn đã có thời gian hình thành nên những kết cấu khổng lồ như thế này, điều này thật kinh ngạc. Kết cấu càng lớn, thời gian cần để hình thành càng lâu"...

Theo báo cáo của một nhóm các nhà nghiên cứu thiên văn học quốc tế nói rằng họ đã phát hiện ra một trong những siêu cụm thiên hà nguyên thủy lớn nhất được thấy từ trước đến nay, và đặt tên nó là "Hyperion". Hyperion là một trong 12 vị thần khổng lồ Titan của thần thoại Hy Lạp, là con của thần Uranus (bầu trời) và nữ thần Gaia (đất mẹ).

Tranh khảm Uranus cùng Gaia. (Ảnh: Wikipedia)

Báo cáo nói rằng, siêu thiên hà "Gã khổng lồ" này được các nhà thiên văn học phát hiện có vị trí 11 tỷ năm ánh sáng và khối lượng của chúng lớn gấp 1010 đến 1015 lần so với mặt trời.

Nhóm các nhà nghiên cứu tại Viện Vật lý thiên văn Quốc gia (INAF) ở Rome, Ý và Đại học California, Davis (UC Davis), họ đã sử dụng thiết bị có tên là VIMOS (Visible Multi-Object Spectrogragh/ Quang phổ kế biểu kiến đa mục tiêu) của Đài Thiên văn phía Nam châu Âu (ESO) đặt tại Paranar, Chile để quan sát hàng trăm, hàng nghìn các thiên hà xa xôi. Họ nói, dùng thiết bị quang phổ này có thể quan sát và vẽ được kết cấu 3D của các thiên hà trong nội bộ cụm siêu thiên hà đang trong giai đoạn hình thành. Trên thực tế không thể làm như vậy.

Theo tin tức khoa học kỹ thuật trên trang Gizmodo, nhà nghiên cứu Olga Cucciati nói rằng: "Chỉ trong thời gian khoảng 2 tỷ năm sau Bigbang, lực hấp dẫn đã có thời gian hình thành nên những kết cấu khổng lồ như thế này, điều này thật kinh ngạc. Kết cấu càng lớn, thời gian cần để hình thành càng lâu".

Nhóm nghiên cứu thấy rằng "Gã khổng lồ Hyperion" là một siêu tinh hệ có kết cấu vô cùng phức tạp, bên trong chứa ít nhất 7 vùng có mật độ cao liên kết bởi các sợi thiên hà, kích thước của nó tương đương với các cụm siêu thiên hà gần Trái Đất hơn mặc dù cấu trúc thì rất khác.

Brian Lemaux thuộc Khoa Vật lý tại Đại học California, cho biết: "Các siêu cụm gần Trái Đất hơn có xu hướng tập trung khối lượng nhiều hơn vào các chi tiết có cấu trúc rõ ràng". "Nhưng các thiên hà trong Hyperion phân bố đều hơn trong một chuỗi các đám liên kết với nhau".

Các nhà khoa học nói rằng, sự khác biệt về cấu trúc này được nhìn thấy bằng mắt thường thông qua các công cụ thiên văn tiên tiến. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng họ chỉ có thể phỏng đoán, bởi vì các cụm ở gần Trái đất đã phát triển trong một khoảng thời gian dài hơn và tác động của trọng lực kéo vật chất lại gần nhau hơn. Nhưng trong thực tế có phải như vậy không, cho đến bây giờ không ai biết, kể cả các nhà khoa học.

Theo báo cáo, các nhà nghiên cứu ước tính rằng sau hàng tỷ năm tiến hóa, "Hyperion" sẽ phát triển thành một cấu trúc tương tự như các siêu cụm thiên hà gần Trái Đất chúng ta hơn.

Các kết quả nghiên cứu dựa trên "ước tính" và "phỏng đoán" của các nhà khoa học này đã được công bố trên tạp chí Astronomy & Astrophysics tháng 10.

Tiểu Liên (biên dịch)

Theo renminbao



BÀI CHỌN LỌC

Phát hiện siêu cụm thiên hà nguyên thủy khiến các nhà khoa học bối rối