Phong trào ‘biến đổi khí hậu’ dựa trên dữ liệu không đủ cơ sở khoa học, nghiên cứu

Giúp NTDVN sửa lỗi

97 phần trăm các nhà khoa học khí hậu đồng thuận về ‘tình trạng khẩn cấp về biến đổi khí hậu’ hiện nay là sai, một nhà báo Hà Lan cho biết.

Nhà báo khoa học người Hà Lan Marcel Crok đã dành hai thập kỷ qua để nghiên cứu về vấn đề ‘các sáng kiến’ về biến đổi khí hậu đang nổi cộm hiện nay, ông nói rằng: các bằng chứng khoa học không hoàn toàn nhất quán như chúng ta biết qua các kênh truyền thông.

Ông Crok đã thành lập một tổ chức giám sát khí hậu có tên là Clintel Foundation. Tổ chức này công bố các quan điểm thay thế cho “tình trạng khẩn cấp về biến đổi khí hậu” hiện nay. Ông nói rằng "97 phần trăm" các nhà khoa học khí hậu đồng thuận về sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu do con người tạo ra là không đáng tin.

Ông cho biết, các nhà hoạt động khí hậu hiện nay đang tin rằng có một cuộc khủng hoảng khí hậu; và họ chỉ trích bất kỳ ai không có cùng quan điểm với họ.

“Nhưng bằng cách đó, họ đã làm hỏng cuộc tranh luận khoa học, họ làm hỏng tự do khoa học… Những người như tôi và các nhà khoa học khác có quan điểm khác nhau về tình trạng này. Chúng tôi được mọi người khác gọi là ‘những người phản đối biến đổi khí hậu’”, ông Crok nói trong một cuộc phỏng vấn ngày 23 tháng 9 cho chương trình “Facts Matter” của EpochTV. "Theo tôi, tiến bộ khoa học bị cản trở bởi thái độ này".

Facts Matter là gì?

Facts Matter là một tổ chức phi lợi nhuận sử dụng dữ liệu và bằng chứng để cải thiện chính sách công. Tổ chức Facts Matter được thành lập vào đầu năm 2017 bởi hai người bạn Sarah và Zack. Cả hai đều thất vọng với tình trạng của truyền thông hiện nay và muốn tạo ra một nền tảng cung cấp thông tin chính xác, không thiên vị. Facts Matter là một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động dựa trên sự đóng góp từ các cá nhân và tổ chức tin tưởng vào sứ mệnh của mình.

Ông Crok cho biết: Khoa học khí hậu là một lĩnh vực phức tạp, bao gồm hàng chục lĩnh vực chuyên môn hẹp, trong đó có lĩnh vực về “lập mô hình khí hậu”.

Bản tường thuật về biến đổi khí hậu có thể đã bị đẩy vào tình trạng khẩn cấp vì một bài báo (tại đây). Bài báo đã phân tích 12.000 nghiên cứu khoa học khác nhau về biến đổi khí hậu. Các nghiên cứu này là của các nhà khoa học ủng hộ hoàn toàn lý thuyết biến đổi khí hậu do con người tạo ra, và những nhà khoa học khác không biết hoặc không ủng hộ ý tưởng này.

Crok cho biết sự đồng thuận “97 phần trăm” chỉ thực sự được lấy ra từ khoảng 4.000 trong số 12.000 nghiên cứu. Và hơn nữa, chỉ một phần nhỏ trong số các nhà khoa học đó khẳng định rõ ràng sự nóng lên toàn cầu là do con người gây ra.

Ông nói: “Bài báo đã làm một công việc tức cười, nhưng nó đang được dùng làm bằng chứng cao nhất để khẳng định rằng có sự đồng thuận giữa các nhà khoa học khí hậu, nhưng bản thân nó đã đưa ra một khái niệm điên rồ”.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden phát biểu trong lễ khai mạc Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc COP26 tại Glasgow, Vương quốc Anh, vào ngày 01 tháng 11 năm 2021.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden phát biểu trong lễ khai mạc Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc COP26 tại Glasgow, Vương quốc Anh, vào ngày 01 tháng 11 năm 2021. (Yves Herman / WPA Pool / Getty Images)

Đồ thị ‘gậy khúc côn cầu’ về sự nóng lên toàn cầu

Vào năm 2005, Crok đã xuất bản một bài báo dài dựa trên công trình nghiên cứu của hai nhà khoa học người Canada là Steve McIntyre và Ross McKitrick.

Crok cho biết, các nhà hoạt động khí hậu cảnh báo về ‘tình trạng khẩn cấp về biến đổi khí hậu’ đã sử dụng đồ thị ‘gậy khúc côn cầu’ để đưa ra bằng chứng về sự nóng lên toàn cầu. Đồ thị cho thấy nhiệt độ từ năm 1000 đến năm 2010, xác nhận rằng, việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch tăng lên, nhiệt độ toàn cầu cũng tăng tương ứng như vậy, như được chỉ ra bằng đường tăng mạnh trong biểu đồ đồ thị.

“Biểu đồ này có ảnh hưởng rất lớn trong bản báo cáo lần thứ ba của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (IPCC) được công bố vào năm 2001”, Crok nói.

Ông nói thêm: “Hai nhà khoa học khí hậu người Canada, McIntyre và McKittrick, đã làm là tái tạo lại biểu đồ này. Sau đó họ phát hiện rằng có vấn đề với dữ liệu và có một vấn đề lớn với số liệu thống kê".

Epoch Times đã liên hệ với IPCC để có bình luận vấn đề này.

Crok nói: “Rõ ràng không ai từng kiểm tra đồ thị gậy khúc côn cầu, cho đến khi có hai người ngoài cuộc”.

Sau khi nhấn mạnh những gì có trong báo cáo của các nhà khoa học khí hậu người Canada, Crok cho biết ông đã bị các nhà hoạt động khí hậu trong và ngoài nước bêu riếu ông là “kẻ phản đối biến đổi khí hậu”, điều mà ông cho là thực sự kỳ quặc.

“Tôi không có quan điểm mạnh mẽ ủng hộ hoặc chống lại vấn đề về phát thải CO2 hay bất cứ điều gì. Tôi chỉ thực hiện hai tháng điều tra về báo cáo của biểu đồ duy nhất này”, Crok nói.

Sử dụng dữ liệu khí hậu thứ cấp và không đủ độ dài thời gian

Crok cho biết, các nhà khoa học khí hậu ngày nay đang sử dụng dữ liệu thứ cấp (dữ liệu có sẵn), như việc dựa trên các vòng của cây trong một khu vực cụ thể, để có được ước tính nhiệt độ cho thời điểm trước năm 1850.

Năm 1850 là năm kết thúc của “Kỷ băng hà nhỏ” và các sông băng được quan sát là đang tan chảy vào thời điểm đó, Crok nói. Khoảng thời gian vào năm 1000 được gọi là “thời kỳ trung cổ ấm áp”, khi người Viking đến Greenland và bắt đầu làm trang trại ở đó.

Sau đó vào khoảng năm 1300, người Viking phải rời Greenland vì thời tiết trở nên quá lạnh, Crok nói.

Theo Crok, IPCC đã nói rằng thời kỳ ấm lên hiện nay là “chưa từng có” và là do khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Nhưng Crok và những các nhà khoa học khác cho rằng, việc đưa ra nhận định về thời kỳ ấm lên này là “chưa từng có”, là không có cơ sở khoa học.

Crok cho biết: “Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy, đặc biệt là ở vùng Bắc bán cầu — như Canada, Alaska, Siberia, Greenland, Iceland, Scandinavia — những nơi đó đã thực sự ấm lên từ 8.000 năm trước rồi”.

Điều đang thúc đẩy chính sách khí hậu hiện nay là Hiệp định Khí hậu Paris, sử dụng Kỷ băng hà nhỏ (giai đoạn từ năm 1300 đến năm 1850) làm điểm khởi đầu để so sánh nhiệt độ toàn cầu, như thế là chưa đủ về độ dài thời gian, Crok nói. Crok cho biết: Kỷ băng hà nhỏ là thời kỳ lạnh nhất gọi là Holocen, là thời kỳ sau kỷ băng hà cuối cùng, gần 12.000 năm trước.

Crok lập luận: “Nhưng đó là điểm xuất phát tự nhiên, lạnh giá,… không phải thời tiết trung bình của Holocen”.

Các sông băng đã tan chảy từ trước năm 1850

Hình ảnh một chiếc thuyền lướt qua lớp băng tan trong vịnh Ilulissat trên bờ biển phía tây Greenland vào tháng 8 năm 2008, được cho là do biến đổi khí hậu.
Hình ảnh một chiếc thuyền lướt qua lớp băng tan trong vịnh Ilulissat trên bờ biển phía tây Greenland vào tháng 8 năm 2008, được cho là do biến đổi khí hậu. (Steen Ulrik Johannessen / AFP / Getty Images)

Crok cho biết IPCC tuyên bố rằng tất cả sự nóng lên toàn cầu từ sau năm 1850 là do khí nhà kính gây ra.

Crok cho biết về một lỗ hổng lớn trong khẳng định của IPCC là, các sông băng đã tan chảy trước thời kỳ công nghiệp năm 1850 và sự gia tăng lượng khí thải carbon dioxide.

“Bạn có một thế kỷ từ 1850 đến 1950 không có quá nhiều CO2 trong khí quyển, nhưng Trái đất cũng đã nóng lên. Các sông băng cũng đã giảm đi. Mực nước biển cũng đã đang dâng cao rồi", Crok nói.

Crok cho biết mực nước biển dâng đã ổn định và liên tục kể từ năm 1850, và không tăng mạnh cùng với sự gia tăng CO2 của kỷ nguyên công nghiệp sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Có rất nhiều cuộc tranh luận về điều này”, ông nói "nhưng nếu bạn nhìn vào các phép đo dài hạn mà chúng tôi có, chúng không cho thấy bất kỳ sự gia tốc nào".

Crok cho biết, với dữ liệu thứ cấp sẵn có về việc đo nhiệt độ qua hàng triệu năm, người ta tin rằng chúng ta đang ở trong thời kỳ khí CO2 thấp. Ông nói thêm rằng, theo vòng đời của cây cối, thì Trái đất đã trải qua thời kỳ mà nồng độ CO2 trong khí quyển lên đến hàng nghìn phần triệu (ppm), trong khi nồng độ hiện tại là 420 ppm.

Crok cho biết Trái đất đã có nồng độ CO2 từ 280 ppm trước thời đại công nghiệp đến 420 ppm hiện nay.

Các Chính phủ đang làm khó cho chính người dân của mình một cách vô lý

Crok cho biết, để cắt giảm lượng khí thải CO2, nhiều chính phủ đang cho phép các tổ chức theo dõi và hạn chế sản lượng carbon dioxide của người dân.

“Mùa hè này, họ đã nói về ngân sách carbon cá nhân cho mỗi công dân Hà Lan. Và họ thậm chí còn đi xa đến mức họ nói, "Chà, nếu bạn không giàu lắm, bạn có thể bán một số khoản tín dụng CO2 của mình cho những người giàu hơn"”, ông nói.

Crok cho biết, một vấn đề khác liên quan đến người dân Hà Lan là việc hạn chế sản xuất nhiên liệu hóa thạch, khiến cho người dân gần như không có khả năng chi trả cho năng lượng nữa.

Crok cho biết: “Hiện có rất nhiều dự báo cho rằng, trong mùa đông tới, có thể 1,2 triệu hộ gia đình ở Hà Lan sẽ không thể thanh toán hóa đơn năng lượng của họ nữa”.

Người dân và các chính phủ trên toàn thế giới cần được biết thông tin về 'tình trạng khẩn cấp về biến đổi khí hậu' một cách thực sự tự do khoa học hơn nữa!

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Phong trào ‘biến đổi khí hậu’ dựa trên dữ liệu không đủ cơ sở khoa học, nghiên cứu