Sự lựa chọn ngẫu nhiên đã mang đến sở thích cho chúng ta, nghiên cứu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi một em bé chọn lấy một con thú nhồi bông trong một căn phòng đầy ắp những con khác cũng giống như thế, thì sự lựa chọn có vẻ ngẫu nhiên đó là một tin xấu đối với những con thú đồ chơi khác không được lựa chọn: em bé đã quyết định rằng mình không thích thứ mà mình không chọn.

Mặc dù các nhà nghiên cứu từ lâu đã biết rằng người lớn xây dựng thành kiến vô thức trong suốt cuộc đời về việc đưa ra lựa chọn giữa những thứ về cơ bản giống nhau, nhưng phát hiện mới của Đại học Johns Hopkins cho thấy rằng ngay cả trẻ sơ sinh cũng có hiện tượng này, điều này chứng tỏ rằng cách xác định lựa chọn là dựa trên trực giác và phần cơ bản là theo kinh nghiệm của con người, theo Sciencedaily.

Đồng tác giả Alex Silver, cựu sinh viên đại học Johns Hopkins, hiện là nghiên cứu sinh ngành tâm lý học nhận thức tại Đại học Pittsburgh cho biết: “Hành động đưa ra sự lựa chọn này làm thay đổi cách chúng ta cảm nhận về các lựa chọn của mình. Ngay cả trẻ sơ sinh chỉ mới bắt đầu đưa ra lựa chọn cho bản thân cũng có thành kiến này".

Các phát hiện vừa mới được công bố trên tạp chí Khoa học Tâm lý.

Mọi người thường cho rằng họ chọn những thứ mà họ thích. Tuy nhiên nghiên cứu mới cho thấy điều đó đôi khi ngược lại: Chúng ta thích các thứ bởi vì chúng ta đã chọn nó. Và, chúng ta không thích những thứ mà chúng ta không chọn.

Đồng tác giả Lisa Feigenson, một nhà khoa học nhận thức của Johns Hopkins chuyên về trẻ em cho biết: "Tôi đã chọn cái này, vì vậy tôi phải thích nó. Tôi không chọn cái kia, vì vậy nó là thứ không được tốt. Người lớn đưa ra những suy luận này một cách vô thức. Chúng ta thường biện minh cho sự lựa chọn của mình sau khi thực tế sự lựa chọn đã xảy ra".

Điều này có ý nghĩa đối với những người trưởng thành trong nền văn hóa tiêu dùng, những người phải tự mình đưa ra các lựa chọn hàng ngày, giữa mọi thứ, từ nhãn hiệu kem đánh răng, sản phẩm ô tô, đến các kiểu quần jeans.

Câu hỏi đặt ra cho Feigenson và Silver là khi nào chính xác mọi người bắt đầu đưa ra các lựa chọn của mình theo phương pháp này. Vì vậy, họ chuyển sang nghiên cứu cùng với trẻ sơ sinh, những người không có nhiều sự lựa chọn, như Feigenson nói, là "một cửa sổ hoàn hảo cho nguồn gốc của xu hướng này".

Nhóm nghiên cứu đã đưa các em bé từ 10 đến 20 tháng tuổi vào phòng thí nghiệm và cho các em lựa chọn đồ vật để chơi: hai khối mềm có màu sắc và sáng như nhau.

Họ đặt mỗi khối cách xa nhau, vì vậy các em bé phải bò đến chỗ này hoặc chỗ kia - một lựa chọn ngẫu nhiên.

Sau khi đứa trẻ chọn một trong những món đồ chơi, các nhà nghiên cứu đã cất nó đi và quay lại với một lựa chọn mới. Sau đó, các em bé có thể chọn đồ chơi mà chúng không chơi lần đầu tiên hoặc một món đồ chơi hoàn toàn mới..

"Các em bé đã tin tưởng chọn chơi với đồ vật mới hơn là đồ vật mà trước đó chúng không chọn, như thể chúng đang nói, 'Hừm, lần trước mình không chọn đồ vật đó, chắc là mình không thích nó lắm’’’. Feigenson nói. "Đó là hiện tượng cốt lõi. Người lớn sẽ ít thích thứ mà họ đã không chọn, ngay cả khi họ đã không lựa chọn ngay từ đầu. Và trẻ sơ sinh, cũng giống như vậy, không thích đồ vật mà chúng đã không chọn".

Trong các thí nghiệm tiếp theo, khi các nhà nghiên cứu không để các bé tự chọn đồ chơi mà bé sẽ chơi, hiện tượng này đã biến mất hoàn toàn. Feigenson nói, nếu bạn loại bỏ yếu tố của sự lựa chọn, hiện tượng đó sẽ biến mất.

Silver nói: “Họ thực sự không lựa chọn dựa trên sự mới lạ hoặc sở thích nội tại. Tôi nghĩ điều đó thực sự đáng ngạc nhiên. Chúng tôi đã không nghĩ rằng trẻ sơ sinh lại có những lựa chọn theo phương pháp như vậy".

Để tiếp tục nghiên cứu sự phát triển của sự lựa chọn ở trẻ sơ sinh và người trưởng thành, phòng thí nghiệm tiếp theo sẽ xem xét ý tưởng về "quá tải lựa chọn".

Đối với người lớn, lựa chọn là tốt, nhưng quá nhiều lựa chọn có thể là một vấn đề, vì vậy phòng thí nghiệm sẽ cố gắng xác định xem điều đó có đúng với trẻ sơ sinh hay không.

Ánh Dương

Khoa học Nhân thể


BÀI CHỌN LỌC

Sự lựa chọn ngẫu nhiên đã mang đến sở thích cho chúng ta, nghiên cứu