Sứ mệnh Artemis: Sẽ có căn cứ nghiên cứu khoa học của NASA trên Mặt trăng trong thập kỷ này?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 16 tháng 11, Artemis I của NASA đã được phóng thành công tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy, bắt đầu hành trình nghiên cứu để lần đầu tiên đưa con người trở lại Mặt trăng sau 50 năm ngừng trệ. Nhưng những gì họ sẽ làm trên Mặt trăng trong thập kỷ này mới là điều chúng ta cần tìm hiểu thêm.

Nếu nhiệm vụ Artemis 1 thành công suôn sẻ trong suốt chuyến bay kéo dài ba tuần, khoang Orion chứa phi hành đoàn sẽ được đưa vào một quỹ đạo xung quanh mặt trăng; và sau đó quay trở lại Trái đất, hạ cánh ở Thái Bình Dương vào tháng 12.

Mặc dù đúng là Artemis 1 là một nhiệm vụ không có phi hành đoàn, nhưng Orion có mang theo một loại hàng hóa đặc biệt - một hình nộm Moonikin. Với sự trợ giúp của Moonikin, NASA sẽ nghiên cứu những tác động của chuyến bay trong không gian đối với cơ thể con người.

Sau khi giai đoạn 1 hoàn thành, Artemis 2 sẽ khởi động, đưa một phi hành đoàn bay vào không gian sâu, đánh dấu một bước mà con người du hành xa nhất từ Trái đất. Sau đó là Artemis 3, mục tiêu thực sự của sứ mệnh. Trong giai đoạn này, nữ phi hành gia đầu tiên và phi hành gia da màu đầu tiên sẽ đáp xuống Mặt Trăng và dành một tuần để nghiên cứu bề mặt Mặt Trăng.

Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, NASA sẽ tiến thêm bước nữa để đạt được mục tiêu dài hạn: xây dựng một cơ sở nghiên cứu khoa học cho con người trên Mặt Trăng. Sử dụng công nghệ và nghiên cứu từ các chuyến bay của Artemis, NASA dự định sẽ gửi các phi hành gia lên sao Hỏa và cuối cùng xây dựng một căn cứ có thể sinh sống được trên sao Hoả tương tự như căn cứ trên Mặt trăng.

Thông tin từ NASA: Căn cứ trên Mặt trăng sẽ đến sớm hơn bạn nghĩ

Hiện tại, các khu phố của con người trên Mặt trăng được dành cho khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên, các quan chức NASA tin tưởng chắc chắn rằng tương lai tưởng như không thể xảy ra này có thể trở thành hiện thực sớm hơn bạn nghĩ.

Howard Hu, lãnh đạo chương trình tàu vũ trụ Orion của NASA, tiết lộ rằng Artemis và Orion không thu thập dữ liệu và thực hiện các thử nghiệm cho một tương lai xa. Kế hoạch của NASA là để con người sống an toàn trên Mặt trăng “trong thập kỷ này”.

Và chính vì lý do đó mà Howard Hu không khỏi xúc động trước những đóng góp của ông cho sứ mệnh. Hu giải thích với BBC: “Đó là bước đầu tiên chúng tôi thực hiện để khám phá không gian sâu trong thời gian dài. Không chỉ cho Hoa Kỳ mà cho cả thế giới. Và tôi nghĩ đây là một ngày lịch sử đối với NASA, nhưng cũng là một ngày lịch sử đối với tất cả những người yêu thích chuyến bay vào không gian của con người và khám phá không gian sâu”.

“Ý tôi là, chúng ta sẽ quay trở lại mặt trăng”, ông tiếp tục. “Chúng tôi đang nỗ lực hướng tới một chương trình bền vững và đây là phương tiện sẽ đưa chúng ta trở lại Mặt trăng một lần nữa”.

“Chúng tôi sẽ đưa con người lên bề mặt Mặt trăng” Hu nói thêm với sự phấn khích. "Và họ sẽ sống trên đó để làm khoa học".

Theo Outsider



BÀI CHỌN LỌC

Sứ mệnh Artemis: Sẽ có căn cứ nghiên cứu khoa học của NASA trên Mặt trăng trong thập kỷ này?