Sự sống ngoài Hệ mặt trời có thể tìm thấy trong vài năm tới

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo các nhà thiên văn học từ Đại học Cambridge, trong vài năm tới chúng ta có thể tìm thấy sự sống bên ngoài Hệ mặt trời. Họ đã phát hiện ra một hành tinh giống Trái đất, có nhiệt độ rất nóng.

Các nhà nghiên cứu của Cambridge đã xác định được một kiểu ngoại hành tinh mới, được gọi là hành tinh Hycean. Hành tinh này giống như Trái đất, có các đại dương bao phủ và bầu khí quyển giàu hydro-một nguyên tố cần thiết cho sự sống. Nhiều hành tinh "lớn hơn và nóng hơn Trái đất" - lớn hơn tới 2,6 lần so với hành tinh của chúng ta và nhiệt độ khí quyển lên tới gần 200 độ C, hay 392 độ F.

Hyceans được phân loại thành hai thế giới "tối" hoặc "lạnh". Ở thế giới tối điều kiện sinh sống vĩnh viễn là ban đêm, còn ở thế giới lạnh thì chỉ có được một ít bức xạ từ các ngôi sao xung quanh nó. Nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng chúng có thể hỗ trợ các dạng sống của vi sinh vật tương tự như các dạng sống được tìm thấy trong môi trường nước khắc nghiệt trên Trái đất và các hành tinh tương tự như Hyceans có thể phổ biến trong vũ trụ.

Đồng tác giả nghiên cứu là Anjali Piette cho biết: “Thật thú vị khi tồn tại các điều kiện sinh sống trên các hành tinh rất khác so với Trái đất”.

Ảnh từ Cambridge University

Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện của họ, được công bố trên Tạp chí Vật lý Thiên văn, chỉ ra rằng việc khám phá sự sống bên ngoài Hệ mặt trời của chúng ta trong vòng vài năm tới là hoàn toàn có thể.

Nikku Madhusudhan, trưởng nhóm nghiên cứu từ Viện Thiên văn học Cambridge, cho biết: “Các hành tinh như Hyceans mở ra một con đường hoàn toàn mới trong việc tìm kiếm sự sống ở nơi khác ngoài hành tinh của chúng ta”.

Ngoại hành tinh - những hành tinh quay quanh một ngôi sao khác ngoài Mặt trời trong Hệ mặt trời của chúng ta - lần đầu tiên được xác định cách đây gần 30 năm. Hàng nghìn hành tinh này đã được phát hiện kể từ đó, và hầu hết đều có kích thước tầm cỡ Trái đất và Sao Hải Vương. Chúng thường được gọi là "siêu Trái đất" hoặc "sao Hải vương nhỏ", trên đó chứa phần lớn là đá và băng tuyết bao phủ.

Các ngoại hành tinh hầu hết đều có kích thước tầm cỡ Trái đất và Sao Hải Vương.
Các ngoại hành tinh hầu hết đều có kích thước tầm cỡ Trái đất và Sao Hải Vương. (Ảnh minh hoạ: Pixabay)

Vào năm 2019, các nhà nghiên cứu thuộc nhóm của Madhusudhan đã công bố thông tin quan sát được về một sao Hải Vương nhỏ, được đặt tên là K2-18b. Họ phát hiện ra rằng nó cùng với một số các hành tinh tương tự có thể thích hợp cho sự sống trong một số điều kiện nhất định. Họ tin rằng hành tinh này và những hành tinh khác có thể là nơi cư trú của một số cấu trúc sinh học nhất định, bao gồm ôxy, ôzôn, metan và oxit nitơ, tất cả đều được tìm thấy trên Trái đất.

Madhusudhan nói: “Về cơ bản, khi chúng tôi tìm kiếm các dấu hiệu phân tử khác nhau này, chúng tôi đã tập trung vào các hành tinh tương tự như Trái đất, đó là một nơi hợp lý để bắt đầu. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng các hành tinh Hyceans mang lại cơ hội tốt hơn để tìm thấy một số dấu vết sinh học".

Ông tiếp tục: “Một phát hiện về dấu hiệu sinh học sẽ thay đổi hiểu biết của chúng ta về sự sống trong vũ trụ. Chúng ta cần phải có cái nhìn rộng hơn về nơi chúng ta mong đợi để tìm thấy sự sống và các điều kiện sống có thể có, vì thiên nhiên vẫn thường khiến chúng ta bất ngờ theo những cách không thể tưởng tượng được".

Các nhà nghiên cứu tin rằng có thể phát hiện ra những hình dạng sinh học này bằng các quan sát quang phổ. Các nhà nghiên cứu cho biết, một số thế giới giống như Hyceans có thể được nghiên cứu bằng kính thiên văn thế hệ tiếp theo, chẳng hạn như Kính viễn vọng Không gian James Webb, dự kiến ​​phóng trong năm nay.

 

Ngọc Mai



BÀI CHỌN LỌC

Sự sống ngoài Hệ mặt trời có thể tìm thấy trong vài năm tới