Sự tương đồng đáng kinh ngạc giữa hai nền văn minh Ai Cập và Inca - thử tìm hiểu lý do?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hai nền văn minh Ai Cập và Inca ở hai bán cầu đối lập - vốn bị ngăn cách bởi một Đại Tây Dương rộng lớn - nhưng lại có sự tương đồng đáng kinh ngạc. Liệu có khả năng tồn tại một lục địa rộng lớn ở giữa, tiếp cận gần hai bờ biển Châu Phi và Nam Mỹ? 

Theo chính sử, phải mãi đến năm 1498, khi Columbus đặt chân lên Tân Thế Giới là Châu Mỹ, thì sự giao lưu văn hóa giữa khu vực này với Cựu Thế giới - gồm Châu Âu, Châu Phi, Châu Á - mới chính thức bắt đầu trên diện rộng.

Do đó, thật khó để tưởng tượng hai nền văn minh trước thời điểm này lại có thể phát triển rực rỡ ở hai nửa bán cầu đối lập, ngăn cách bởi một Đại Tây Dương rộng lớn. Cả hai nền văn minh lại đều sở hữu một nền nghệ thuật, kiến trúc, biểu tượng, truyền thuyết và tín ngưỡng giống nhau một cách đáng kinh ngạc.

Đó là nền văn minh Ai Cập cổ đại, phát triển rực rỡ bên bờ sông Nin ở Châu Phi, và Inca, phát triển tại sườn dãy núi Andes ở Nam Mỹ.

Sự tương đồng đáng kinh ngạc giữa hai nền văn minh Ai Cập và Inca

  • Các công trình kiến trúc tương đồng đến kinh ngạc

Khi nhắc đến bất kỳ nền văn hóa nào, có lẽ điểm nổi bật nhất, bề mặt nhất, đặc trưng nhất - chính là công trình kiến trúc của nền văn hóa ấy. Sự tương đồng đến kỳ lạ ở rất nhiều các công trình kiến trúc của hai nền văn minh Inca và Ai Cập đều rất khó hiểu và bí ẩn.

Xác suất là rất nhỏ để điều này có thể xảy ra theo cách “ngẫu nhiên”. Phải chăng đây là bằng chứng khẳng định một sự liên thông về văn hóa - dù ít dù nhiều - giữa hai nền văn minh ở hai cực bên bán cầu này?

Nổi bật nhất là các Kim tự tháp

Kim tự tháp ở văn hóa Ai Cập và Inca
Kim tự tháp ở văn hóa Ai Cập và Inca

Người Ai Cập và người Inca cổ đại đều xây dựng các kim tự tháp đá và kim tự tháp bậc thang trên sa mạc dọc theo các con sông, và nằm thẳng hàng với bốn hướng chính (đông, tây, nam, bắc). Họ cũng đều mai táng người chết bên trong.

Những đền thờ của hai nền văn minh này cũng giống nhau đến khó tin

Đền thờ của nền văn minh Ai Cập và Inca
Đền thờ của nền văn minh Ai Cập và Inca

Các công trình cự thạch: Họ đều xây dựng những ngôi đền quan trọng nhất của mình bằng cách sử dụng những khối cự thạch nặng đến hàng trăm tấn.

Công trình cự thạch của nền văn minh Ai Cập và Inca
Công trình cự thạch của nền văn minh Ai Cập và Inca

Sau đây là đền thờ với cửa tam quan

Đền thờ với cửa tam quan của văn minh Ai Cập và Inca
Đền thờ với cửa tam quan của văn minh Ai Cập và Inca

Các công trình dốc nghiêng chống chọi động đất: Người Ai Cập và người Inca cổ đại đều xây dựng các công trình có khả năng chống chọi với động đất - họ sử dụng thiết kế dốc nghiêng vào bên trong, vốn đã đứng vững trước thử thách của thời gian.

Các công trình dốc nghiêng chống chọi động đất của văn minh Ai Cập và Inca
Các công trình dốc nghiêng chống chọi động đất của văn minh Ai Cập và Inca

Tượng đài khắc chữ tượng hình: Hai nền văn minh cổ đại này đều xây và dựng lập các tượng đài khắc chữ tượng hình, gọi là obelisk.

Tượng đài khắc chữ tượng hình của văn minh Ai Cập và Inca

Cửa vào hình thang: Người Ai Cập và người Inca cổ đại đều xây các cửa vào hình thang - biểu trưng cho sự thăng tiến về tâm linh và thăng hoa về tinh thần.

Cửa vào hình thang của văn minh Ai Cập và Inca
Cửa vào hình thang của văn minh Ai Cập và Inca

Biểu tượng bậc thang trên đỉnh cửa ra vào đều được hai nền văn minh này sử dụng:

Biểu tượng bậc thang trên đỉnh cửa ra vào của văn minh Ai Cập và Inca
Biểu tượng bậc thang trên đỉnh cửa ra vào của văn minh Ai Cập và Inca

Sự liên kết các khối đá trong xây dựng

Sự liên kết các khối đá trong xây dựng của văn minh Ai Cập và Inca
Sự liên kết các khối đá trong xây dựng của văn minh Ai Cập và Inca

Người Ai Cập và người Inca cổ đại đều xây lắp ghép các khối đá theo phương pháp rất giống nhau, ngay cả đến từng chi tiết chạm nổi hay “chỗ phồng ra” trên bề mặt khối đá.

Ngoài ra, họ còn biết cắt xẻ và xếp đặt các phiến đá khít nhau đến mức khó tin, đến nỗi một tờ giấy mỏng cũng không thể nhét lọt vào.

Trong cách xây nhà hiện đại, người ta thông thường dùng vữa như một chất kết dính gắn kết các khối đá với nhau, nhưng trong các công trình cổ này đều không tìm thấy việc sử dụng vữa.

Kẹp kim loại: Họ đều sử dụng kẹp kim loại để ráp nối các tảng đá lại với nhau.

Văn minh Ai Cập và Inca đều sử dụng kẹp kim loại để ráp nối các tảng đá lại với nhau
Văn minh Ai Cập và Inca đều sử dụng kẹp kim loại để ráp nối các tảng đá lại với nhau

Nghệ thuật đối xứng: Họ đều thiết kế các tác phẩm nghệ thuật mang tính đối xứng, trong đó có các biểu tượng bí ẩn.

Thiết kế các tác phẩm nghệ thuật mang tính đối xứng, trong đó có các biểu tượng bí ẩn của văn minh Ai Cập và Inca
Thiết kế các tác phẩm nghệ thuật mang tính đối xứng, trong đó có các biểu tượng bí ẩn của văn minh Ai Cập và Inca
  • Phương thức an táng người chết

Về việc an táng người chết, hai nền văn minh này có các điểm tương đồng sau:

Quan tài được thiết kế theo hình người.

Quan tài được thiết kế theo hình người của văn minh Ai Cập và Inca
Quan tài được thiết kế theo hình người của văn minh Ai Cập và Inca

Xác ướp: Họ đều ướp xác và đưa xác vào mai táng bên trong kim tự tháp cùng với vật phẩm cúng tế và đồ dùng cá nhân. Cả hai nền văn hóa đều tin vào sự tồn tại của sự sống sau khi chết. Họ đều xếp cánh tay của xác ướp theo tư thế bắt chéo.

Văn minh Ai Cập và Inca đều xếp cánh tay của xác ướp theo tư thế bắt chéo
Văn minh Ai Cập và Inca đều xếp cánh tay của xác ướp theo tư thế bắt chéo

Việc này nhằm mục đích “cân bằng” trạng thái khi một người tiến nhập vào cõi chết, để có một cuộc sống cân bằng ở thế giới bên kia. Hai cánh tay trái phải bắt chéo vào với nhau biểu thị cho sự đối lập được cân bằng.

Mặt nạ tang lễ bằng vàng: Người Ai Cập và người Inca cổ đại đều đeo mặt nạ bằng vàng cho người đã khuất, tượng trưng cho việc trở về cõi vĩnh hằng, ngôi nhà cao hơn trên thiên đường, vốn vĩnh hằng và thần thánh, khác với Trái Đất, vốn chỉ mang tính tạm thời.

Văn minh Ai Cập và Inca cổ đại đều đeo mặt nạ bằng vàng cho người đã khuất
Văn minh Ai Cập và Inca cổ đại đều đeo mặt nạ bằng vàng cho người đã khuất

Vòng cổ hình động vật đối xứng nhau: Họ đều đeo vòng cổ bằng vàng cho người chết, với hai chóp cuối của vòng là hai cái đầu động vật giống nhau hướng ra phía ngoài, biểu trưng cho trạng thái cân bằng.

Vòng cổ hình động vật đối xứng nhau của văn minh Ai Cập và Inca
Vòng cổ hình động vật đối xứng nhau của văn minh Ai Cập và Inca
  • Sự tương đồng về tín ngưỡng giữa nền văn minh Ai Cập và Inca

Tín ngưỡng thờ thần Mặt Trời: Người Ai Cập và người Inca cổ đại đều sử dụng biểu tượng Thần Mặt Trời như một biểu tượng quan trọng trong tín ngưỡng của họ. Ở Ai Cập vị Thần Mặt Trời là Thần Ra, trong khi ở Peru là Thần Inti.

Người Ai Cập và người Inca cổ đại đều sử dụng biểu tượng Thần Mặt Trời như một biểu tượng quan trọng trong tín ngưỡng của họ.
Người Ai Cập và người Inca cổ đại đều sử dụng biểu tượng Thần Mặt Trời như một biểu tượng quan trọng trong tín ngưỡng của họ.

Nhà nghiên cứu Richard Cassaro cho biết: “Ở trong cả hai nền văn hóa, mặt trời là biểu tượng cho linh hồn của bạn… Bạn là mặt trời thần thánh vĩnh hằng. Bạn đã tự nguyện sinh ra trong thân thể vật chất này, nhưng bạn đã quên mất cái Tôi chân chính của mình, bạn đã lạc mất con đường trở về nhà”.

Thần thú đối xứng ở hai bên cạnh Thần Mặt trời được người Ai Cập và người Inca cổ đại sử dụng.

Biểu tượng vị Thần cầm hai thanh trượng ở hai bên với năng quyền năng vô hạn đều có trong hai nền văn hóa này.

"<yoastmark

  • Biểu tượng quyền năng của “con mắt thứ 3”

Hình ảnh động vật trên trán vị Thần: Người Ai Cập và người Inca cổ đại đều sử dụng “mô típ động vật trên trán” như một cách đánh thức quyền năng của Con mắt thứ Ba. Cả hai nền văn hóa đều tin vào sự tồn tại của “Con mắt thứ Ba”, nằm ở chính vị trí đặt mô típ động vật trên trán.

Người Ai Cập và người Inca cổ đại đều sử dụng “mô típ động vật trên trán” như một cách đánh thức quyền năng của Con mắt thứ Ba.
Người Ai Cập và người Inca cổ đại đều sử dụng “mô típ động vật trên trán” như một cách đánh thức quyền năng của Con mắt thứ Ba.

Vòng tròn mặt trời biểu thị con mắt thứ ba: Họ đều chạm khắc vòng tròn trên trán bức tượng để biểu thị cho vị trí của con mắt thứ ba.

Vòng tròn mặt trời biểu thị con mắt thứ ba của văn minh Ai Cập và Inca
Vòng tròn mặt trời biểu thị con mắt thứ ba của văn minh Ai Cập và Inca

Một con mắt đơn lẻ tượng trưng cho mặt trời

Văn minh Ai Cập và Inca đều có “biểu tượng con mắt mặt trời”, nhằm liên hệ mặt trời với một con mắt duy nhất và ngược lại.
Văn minh Ai Cập và Inca đều có “biểu tượng con mắt mặt trời”, nhằm liên hệ mặt trời với một con mắt duy nhất và ngược lại.

Hai nền văn minh này đều có “biểu tượng con mắt mặt trời”, nhằm liên hệ mặt trời với một con mắt duy nhất và ngược lại. Cả hai cho rằng con mắt đơn lẻ này - hay chính là con mắt thứ ba - có thể nhìn thấy mặt trời bên trong - biểu trưng cho linh hồn bên trong.

Bí ẩn được giải mã - lục địa Atlantis đã bị biến mất

Rất nhiều nét tương đồng đáng kinh ngạc cho thấy người Ai Cập cổ đại và người Inca hẳn phải có sự chia sẻ, giao lưu về văn hóa. Tuy nhiên, hai nền văn hóa phát triển ở hai nửa bán cầu đối lập nhau trên địa cầu, phân cách bởi một Đại Tây Dương rộng lớn trải dài hàng nghìn dặm. Việc vượt qua đại dương rộng lớn này hẳn không phải là một công việc dễ dàng.

Nhưng có thực sự họ cách xa đến vậy? Liệu có khả năng tồn tại một lục địa rộng lớn ở giữa, tiếp cận gần hai bờ biển Châu Phi và Nam Mỹ? Nếu thế thì có lẽ thay vì vượt biển, họ chỉ cần thực hiện hành trình trên đất liền hoặc vượt qua các vùng biển độ lớn vừa đủ cho việc đi lại dễ dàng. Đây không phải là một giả thuyết không tưởng, bởi từng có nhiều tài liệu đề cập đến một lục địa huyền thoại thất lạc phát triển cực thịnh nằm trên Đại Tây Dương – lục địa Atlantis.

Được miêu tả sớm nhất trong tác phẩm của triết gia Plato, Atlantis là một hòn đảo, một lục địa nằm trên biển Đại Tây Dương, giữa Châu Mỹ và Châu Âu (hoặc Châu Phi), nơi xuất hiện một xã hội hoàn hảo và phát triển cực thịnh.

Tác phẩm của Plato có viết: “Trong những tư liệu của chúng ta, vào thời xa xưa, Nhà nước của chúng ta đã ở một trạng thái tổ chức hùng mạnh, bắt đầu tại một địa điểm rất xa ở Đại Tây Dương, đã bắt đầu tấn công chinh phục toàn bộ châu Âu và châu Á.

Nơi đó đại dương yên bình rất thuận lợi cho tàu thuyền đi lại, nơi đó ở ngay phía mà người Hy Lạp chúng ta gọi là “những cột đá của Heracles”, nơi đó có một hòn đảo lớn hơn xứ Libya và châu Á cộng lại; các nhà lữ hành có thể băng xuyên qua nó để đến các hòn đảo khác, và từ những hòn đảo đi đến tất cả các lục địa xung quanh nó… trong ý nghĩa đầy đủ và xác thực nhất, nó là một lục địa.

Trên hòn đảo Atlantis tồn tại một liên minh của các vị vua, quyền lực tuyệt vời và màu nhiệm, thống trị tất cả các hòn đảo, trên nhiều hòn đảo khác và một phần của lục địa”.

Dựa trên các dữ kiện trên, chúng ta có thể vẽ vị trí đại khái của Atlantis như sau:

Quan sát biểu đồ trên, có thể thấy phía Đông của Atlantis tiếp cập với Châu Âu/Châu Phi, trong khi phía Tây tiếp cận với Châu Mỹ.
Quan sát biểu đồ trên, có thể thấy phía Đông của Atlantis tiếp cập với Châu Âu/Châu Phi, trong khi phía Tây tiếp cận với Châu Mỹ.

Quan sát biểu đồ trên, có thể thấy phía Đông của Atlantis tiếp cập với Châu Âu/Châu Phi, trong khi phía Tây tiếp cận với Châu Mỹ. Khoảng cách vượt biển để qua lại giữa các lục địa này là không lớn.

Do đó, không khó để sự giao lưu văn hóa xảy ra giữa các lục địa nơi đây. Họ đã tiếp nhận hoặc thừa hưởng văn hóa Atlantis, thậm chí là hậu duệ trực tiếp của người Atlantis, dù rằng sự tương đồng này không tuyệt đối, do những gì du nhập vào chắc chắn chịu ảnh hưởng của văn hóa bản địa.

Trên thực tế, người bản địa da đỏ Kogi ở phía bắc Nam Mỹ - cũng là ở phía Tây Atlantis - từng nói họ là hậu duệ của văn minh Atlantis.

Không chỉ vậy, có nhiều nơi cũng lưu lại những thư tịch đề cập đến nền văn minh này. Lấy ví dụ, các thư tịch Hy Lạp cổ đại có đề cập đến một sự kiện, trong đó một chính khách, nhà lập pháp và nhà thơ người Hy Lạp tên Solon đã gặp một vị tư tế Ai Cập tên Sonchis, và được ông kể cho nghe câu chuyện kỳ lạ về nền văn minh Atlantis.

Theo vị tư tế Sonchis, các vị Thần trong tín ngưỡng Ai Cập có nguồn gốc từ lục địa Atlantis, và rằng thành bang Athens của Hy Lạp cổ đại từng phát sinh chiến tranh với với một thế lực hùng mạnh từ Atlantis khoảng 9.000 năm trước. Sau đó lục địa này hứng chịu một thảm họa hủy diệt và chìm xuống đáy đại dương.

Về số phận của Atlantis, các thư tịch đều khá ăn khớp với nhau – rằng một trận Đại Hồng Thủy đã nhấn chìm lục địa này xuống đáy đại dương. Trong tác phẩm Cộng hòa, triết gia Plato viết:

“”Nhưng một thời gian sau đó đã xảy ra động đất và lũ lụt như điềm báo, và một ngày đêm đau thương xảy đến khi toàn bộ cơ thể của các chiến binh Atlantis bị nuốt chửng bởi mặt đất, và đảo của Atlantis bị nuốt chửng bởi biển cả và biến mất”.

Liệu có những bằng chứng khảo cổ về lục địa ngầm dưới biển Đại Tây Dương?

Nhìn chung, địa hình đáy biển càng tiến ra xa thì càng sâu, công cụ thiết bị và kinh phí chưa đủ để khám phá khu vực đáy biển quá xa bờ.

Tuy nhiên, ở ven hai bờ biển Châu Mỹ về phía Đông và Châu Âu/Châu Phi về phía Tây, người ta đã phát hiện nhiều công trình kiến trúc chìm dưới biển, cũng chính là hai bên rìa lục địa Atlantis trong giả thuyết. Điểm đặc biệt là những công trình kiến trúc này lại rất giống với trên đất liền, cho thấy một mối liên hệ về văn hóa nơi đây.

Nó quả thực cho thấy một sự liên thông, tương đồng về văn hóa Inca xuyên suốt từ Nam Mỹ, trải dài qua những di chỉ ngầm dưới biển Đại Tây Dương, cho đến nền văn hóa Ai Cập nằm ở phía bờ bên kia Đại Tây Dương. Tất cả những điều này phải chăng cho thấy rằng cả hai nền văn minh đều bắt nguồn từ một nền văn minh huy hoàng trong quá khứ – văn minh Atlantis?

Theo Ngẫm/radio



BÀI CHỌN LỌC

Sự tương đồng đáng kinh ngạc giữa hai nền văn minh Ai Cập và Inca - thử tìm hiểu lý do?