Tại sao các tỷ phú Mark Zuckerberg, Jeff Bezos và Peter Thiel muốn sống lâu hơn - còn Elon Musk thì không

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong thập kỷ qua, Mark Zuckerberg, Jeff Bezos và Peter Thiel đều đã đổ tiền vào nghiên cứu kéo dài tuổi thọ và chống lão hóa. Tuy nhiên, Giám đốc điều hành Tesla và SpaceX, Elon Musk không đồng ý với quan điểm đó.

Theo CNBC, trong một cuộc phỏng vấn Business Insider, Musk cho biết: “Tôi không nghĩ chúng ta nên cố gắng để mọi người sống thật lâu. Nó sẽ khiến xã hội ngộp thở vì sự thật là hầu hết mọi người không thay đổi suy nghĩ của họ. Họ đáng ra phải chết. Vì nếu họ không chết, chúng ta sẽ bị mắc kẹt với những ý tưởng cũ và xã hội sẽ không tiến lên được”.

Đó là một quan điểm trái ngược, ít nhất là đối với khá nhiều các tỷ phú ở Thung lũng Silicon, những người đã đầu tư vào nghiên cứu tuổi thọ. Cho đến nay, rất ít - có lẽ là không có - một khoản đầu tư nào trong số các khoản đầu tư đó đã thành công.

Vào tháng 9/2021, MIT Technology Review báo cáo rằng Bezos đã đầu tư một khoản tiền không được tiết lộ vào công ty khởi nghiệp chống lão hóa Altos Labs. Trên trang web của mình, công ty công nghệ sinh học có trụ sở tại San Francisco này cho biết họ tập trung vào “lập trình trẻ hóa tế bào”, một phương pháp lý thuyết để đảo ngược bệnh tật, chấn thương và tàn tật.

Bezos và Thiel cũng đã đầu tư vào Unity Biotechnology, một công ty có trụ sở tại Nam San Francisco chuyên nghiên cứu “tế bào già”, thứ ngừng phân chia ở người khi con người già đi. Theo trang web của công ty, ý tưởng là phát triển “các loại thuốc biến đổi để làm chậm, ngăn chặn hoặc hạn chế các căn bệnh do quá trình lão hóa”.

Unity Biotechnology đã huy động được hơn 300 triệu USD tài trợ trước khi ra mắt công chúng vào năm 2018. Tuy nhiên, tính đến ngày 11/4/2022, công ty có vốn hóa thị trường là 73,06 triệu USD, giảm đáng kể so với mức đỉnh tháng 9/2018 là gần 972 triệu đô la.

Thiel có lẽ là một trong những người đề xuất nghiên cứu chống lão hóa nổi tiếng nhất ở Thung lũng Silicon. Một công ty khởi nghiệp mà Thiel đã giúp đỡ gây quỹ, có tên là Ambrosia, đã xem lại một phương pháp thực hành những năm 1950 có tên là đời sống ghép (parabiosis), trong đó đã thử nghiệm với việc cắt mở và khâu lại các hệ thống tuần hoàn ở chuột.

Các nghiên cứu không đưa ra kết luận cụ thể, nhưng công ty có trụ sở tại Monterey, California vẫn bắt đầu các thử nghiệm tương tự ở người được - truyền máu từ những người dưới 25 tuổi vào những người tham gia từ 35 tuổi trở lên - và tuyên bố là có các dụng trẻ hóa .

Thiel nói với Busines Insider vào năm 2015: “Đó là một trong những điều rất kỳ lạ khi mọi người đã thực hiện những nghiên cứu này vào những năm 1950 và sau đó chúng bị bỏ rơi hoàn toàn”.

Năm 2019, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã đưa ra cảnh báo chống lại phương pháp đời sống ghép. Hiện nay Ambrosia dường như không còn hoạt động.

Điều đó cũng không ngăn cản các tỷ phú công nghệ khác theo đuổi các mục tiêu cuối cùng tương tự. Zuckerberg và vợ, Priscilla Chan, là những người đồng sáng lập Giải thưởng đột phá, giải thưởng hàng năm trao 3 triệu đô la cho các nhà khoa học đã tạo ra “những tiến bộ mang tính chuyển đổi nhằm hiểu được hệ thống sống và kéo dài tuổi thọ con người”, theo trang web của tổ chức này.

Zuckerberg nói tại một sự kiện Hỏi và Đáp của Facebook năm 2015: “Tôi quan tâm nhất đến những câu hỏi về con người. Điều gì sẽ giúp chúng ta sống mãi? Làm thế nào để chữa khỏi tất cả các bệnh? Bộ não hoạt động như thế nào? Việc học tập hoạt động như thế nào và bằng cách nào chúng ta có thể làm cho cho con người có khả năng học hỏi nhiều hơn hàng triệu lần?”

Theo The New Yorker, người đồng sáng lập Oracle, Larry Ellison, đã quyên góp ít nhất 370 triệu USD cho nghiên cứu chống lão hóa. Hai nhà đồng sáng lập Google là Sergey Brin và Larry Page đã giúp thành lập công ty khởi nghiệp công nghệ sinh học Calico, một công ty con của Alphabet chuyên nghiên cứu các bệnh liên quan đến lão hóa như tiểu đường và Alzheimer.

Tuy nhiên, có vẻ như Musk - người giàu nhất thế giới, với tài sản ròng 265,4 tỷ USD, theo Forbes - trái ngược với nhiều đồng nghiệp của ông ở Thung lũng Silicon. Musk nói với Business Insider: “Tất nhiên, tôi muốn duy trì sức khỏe trong một thời gian dài hơn. Nhưng tôi không sợ chết. Tôi nghĩ nó sẽ đến như một sự giải thoát”.

Văn Thiện

Khoa học Công nghệ


BÀI CHỌN LỌC

Tại sao các tỷ phú Mark Zuckerberg, Jeff Bezos và Peter Thiel muốn sống lâu hơn - còn Elon Musk thì không