Tại sao Trung Quốc lại sử dụng khinh khí cầu để do thám Mỹ cho dù đang sở hữu vệ tinh?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tin tức về một khinh khí cầu do thám Trung Quốc bị nghi ngờ trôi nổi trên bầu trời Mỹ khiến nhiều người tự hỏi rằng tại sao Bắc Kinh lại muốn sử dụng một công cụ tương đối thô sơ để giám sát lục địa Mỹ.

Theo BBC, khả năng của loại khinh khí cầu đặc biệt này vẫn chưa rõ ràng, nhưng các chuyên gia cho rằng nó đóng vai trò chỉ như một "tín hiệu" mà Trung Quốc gửi đến Mỹ hơn là một mối đe dọa an ninh.

Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, Chuẩn tướng Pat Ryder, chiếc khinh khí cầu do thám này có "trọng tải lớn bên dưới bộ phận do thám" và đã “lảng vảng” trên bầu trời tiểu bang Montana ở miền Tây nước Mỹ. Đây là địa điểm đặt các hầm chứa tên lửa hạt nhân của Hoa Kỳ (trong đó tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III).

Sự kiện này xảy ra chỉ vài ngày trước chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ dự kiến sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Điều này khiến ông trở thành quan chức đầu tiên của Mỹ ở cương vị này làm như vậy.

Theo BBC, nhà phân tích không lực độc lập He Yuan Ming cho rằng: “Bắc Kinh có lẽ đang cố gắng gửi tín hiệu tới Washington: 'Mặc dù chúng tôi muốn cải thiện quan hệ, nhưng chúng tôi cũng sẵn sàng cạnh tranh lâu dài, sử dụng mọi biện pháp cần thiết', mà không gây căng thẳng nghiêm trọng”.

Ông nói thêm: “Và còn công cụ nào tốt hơn cho việc này ngoài một chiếc khinh khí cầu trông có vẻ vô hại”.

Thực ra, khinh khí cầu là một trong những hình thức lâu đời nhất của công nghệ giám sát. Quân đội Nhật Bản đã sử dụng chúng để phóng bom gây cháy ở Mỹ trong Thế chiến thứ hai. Chúng cũng được Mỹ và Liên Xô sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Lạnh.

Gần đây hơn, Hoa Kỳ được cho là đang xem xét bổ sung các thiết bị bơm hơi tầm cao vào mạng lưới giám sát của Lầu Năm Góc. Khinh khí cầu hiện đại thường bay lơ lửng trong khoảng 24 km - 37 km trên bề mặt trái đất.

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ hôm thứ Năm cho biết khinh khí cầu ở độ cao cao hơn đáng kể so với các chuyến bay hàng không dân dụng. Cơ quan này cũng cho biết họ rất chắc chắn rằng khinh khí cầu là của Trung Quốc.

Nhưng chuyên gia Trung Quốc Benjamin Ho cho biết Bắc Kinh có công nghệ giám sát tinh vi hơn.

Tiến sĩ Ho, điều phối viên của chương trình Trung Quốc giải thích tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam của Singapore, giải thích: "Họ có những phương tiện khác để theo dõi cơ sở hạ tầng của Mỹ, hoặc bất kỳ thông tin nào họ muốn lấy. Khinh khí cầu là để gửi tín hiệu cho người Mỹ, đồng thời cũng để xem người Mỹ sẽ phản ứng thế nào".

Thậm chí có khả năng là Trung Quốc muốn Mỹ phát hiện ra khinh khí cầu của họ.

Arthur Holland Michel đến từ Hội đồng đạo đức trong các vấn đề quốc tế của Carnegie cho biết: "Trung Quốc có thể đang sử dụng khinh khí cầu để chứng minh rằng họ có khả năng công nghệ tinh vi để xâm nhập không phận Hoa Kỳ mà không gây nguy cơ leo thang nghiêm trọng. Về vấn đề này, khinh khí cầu là một lựa chọn khá lý tưởng".

Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng khinh khí cầu có thể được trang bị công nghệ hiện đại như camera do thám và cảm biến radar, và có một số lợi thế khi sử dụng khinh khí cầu để giám sát - chủ yếu là do nó rẻ hơn và dễ triển khai hơn so với máy bay không người lái hoặc vệ tinh.

Tốc độ chậm hơn của khinh khí cầu cũng cho phép nó lảng vảng và theo dõi khu vực mục tiêu trong thời gian dài hơn. Mặt khác, chuyển động của một vệ tinh bị hạn chế trong phạm vi quỹ đạo của nó.

Mặc dù Trung Quốc không thừa nhận đã phóng khinh khí cầu, Michel nói rằng chính Trung Quốc chứ không ai khác có thể chịu trách nhiệm.

"[Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ] có thể sẽ không nói rằng đó là khinh khí cầu của Trung Quốc trừ khi họ có mức độ chắc chắn khá cao rằng đó là thứ gì”.

He Yuan Ming cho rằng việc đường bay dự kiến của khinh khí cầu gần một số căn cứ tên lửa nhất định của Mỹ cho thấy khó có khả năng nó là một khinh khí cầu thông thường bị chệch hướng.

Văn Thiện

Khoa học Công nghệ


BÀI CHỌN LỌC

Tại sao Trung Quốc lại sử dụng khinh khí cầu để do thám Mỹ cho dù đang sở hữu vệ tinh?