Tại sao video tự quay của Zelenskyy đang giúp Ukraine chiến thắng trong cuộc chiến PR chống lại Nga?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sự việc này có vẻ giống như trong một bộ phim hành động: Khi thủ đô của đất nước trở thành một vùng chiến sự, vị tổng thống vẫn ngang nhiên nhìn vào máy quay và đưa ra một thông điệp rõ ràng và thuyết phục: “Tôi ở đây. Chúng tôi sẽ không hạ xuống bất kỳ vũ khí nào”.

Đó chính xác là những gì Tổng thống Ukraine và diễn viên một thời Volodymyr Zelenskyy đã nói vào ngày 25/2/2022, trong một video selfie có 3 triệu lượt xem chỉ trong vòng một giờ. Đây chính là một phần trong nỗ lực của ông nhằm vận động dư luận quốc tế chống lại cuộc xâm lược của Nga đối với quê hương ông. Và nỗ lực đó dường như đã có hiệu quả. Vào tuần trước, các nhà lãnh đạo châu Âu thực hiện các hành động được cho là không tưởng, chẳng hạn như Đức gửi vũ khí trực tiếp đến Ukraine.

Nhưng điều gì đã khiến các video của Zelenskyy - được quay bằng iPhone và đăng trên các trang mạng xã hội như Facebook, Telegram và Twitter - thu hút dư luận toàn cầu ủng hộ Ukraine và chống lại Nga?

Là một chuyên gia về các nền tảng truyền thông xã hội kỹ thuật số, Giáo sư Anjana Susarla đến từ Đại học bang Michigan cho rằng có ba lý do khiến video của Zelenskyy về cuộc chiến ở Ukraine gần như ngay lập tức có được tiếng vang rất lớn.

Tính xác thực

Đầu tiên là tính xác thực của thông điệp trong video.

Đoạn video quay vào tối muộn ngày 25/2 ở Kyiv cho thấy Zelenskyy và nội các của ông đang đứng dưới ánh sáng của các cột đèn đường, và vị tổng thống nói trực tiếp vào camera mà không có máy ảnh cảm ứng hoặc bất kỳ vật dụng chính thức nào trong tầm mắt. Ngoài ra, tính xác thực cũng được thể hiện khi Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal, người đứng sau Zelenskyy, quay màn hình điện thoại của ông ra để cho biết thời điểm video được quay lại.

Trong thời đại mà hầu hết chúng ta đều tạo video tự quay hoặc tham gia trò chuyện nhóm với các thành viên trong gia đình, một bổi cảnh quen thuộc như đã trong video của Tổng thống Ukraine sẽ giúp nhấn mạnh tính xác thực trong lời kêu gọi của ông.

Truyền đạt thông điệp với tính xác thực rõ ràng là một chiến thuật mà cả Barack Obama và Donald Trump đều sử dụng để trở thành tổng thống và truyền cảm hứng cho những người theo dõi họ. Zelenskyy, người hiện có 13,5 triệu người theo dõi trên Instagram, có thể đã sử dụng chiến thuật tương tự để khích động phần lớn thế giới ủng hộ đất nước của ông.

Tạo ra sự kết nối với khán giả

Lý do thứ hai khiến video của Zelenskyy rất hiệu quả là chúng tạo ra được sự kết nối với người xem trên mạng xã hội.

Phương tiện truyền thông xã hội có thể khuếch đại khả năng hiển thị của một thông điệp. Nếu người dùng cảm thấy có mối liên hệ của bản thân họ với nội dung trong video, thì họ về cơ bản thành những người khuếch trương quan điểm trong video đó khi họ chia sẻ nó với những người cùng suy nghĩ.

Đây chính là hiệu ứng mà các công ty cố gắng đạt được khi họ đăng thông điệp lên mạng xã hội với mong muốn làm nổi bật một sản phẩm mới hoặc một thứ gì đó khác.

Một nghiên cứu trước đây của Susarla cho thấy rằng các bài đăng của các công ty có nhiều sức mạnh hơn và có nhiều khả năng ảnh hưởng đến người tiêu dùng hơn khi người dùng chọn các thông điệp có gắn thương hiệu này với các bài đăng trên mạng xã hội của riêng họ. Ví dụ, Starbucks đã thành công trong việc thu hút những “người trẻ có ảnh hưởng” đăng lại các hình ảnh về nàng tiên cá trên biển của công ty bằng cách làm cho nó có vẻ thú vị.

Thông điệp của Zelenskyy nhấn mạnh sự đoàn kết của mọi người và tinh thần đoàn kết đã tạo ra mối liên hệ với nhiều người đã xem video của ông. Và với một thông điệp hấp dẫn và trực tiếp, các bài đăng của vị tổng thống này đã thu hút rất nhiều khán giả quốc tế trên mạng xã hội và đã nhân bản hóa cuộc xung đột.

Tính cấp thiết của thông báo

Lý do thứ ba khiến những video của Tổng thống Ukraine thu hút được rất nhiều sự chú ý là tính cấp thiết trong thông điệp của ông.

Lời kêu gọi viện trợ của Zelenskyy thay mặt cho người dân của ông - khi tên lửa và bom đang rơi khắp đất nước của ông - cho thấy tình trạng của Ukraine đang cực kỳ khẩn cấp. Điều này đã khiến hàng triệu người ngay lập tức ủng hộ Zelenskyy đã nỗ lực gây áp lực quốc tế giúp đẩy lùi cuộc xâm lược của Nga.

"Tôi cần đạn dược, không phải một chuyến di tản", Zelenskyy nói với các quan chức Mỹ, những người đã đề nghị đưa ông rời khỏi đất nước.

Một nghiên cứu từ năm 2016 cho thấy rằng các thông điệp khẩn cấp có nhiều khả năng tạo ra phản ứng cảm xúc hơn, điều này làm tăng số lượng người đăng và chia sẻ video. Lời kêu gọi của Zelenskyy đã trở thành “xu hướng” trên các mạng xã hội. Điều này giúp khơi dậy nhiều cuộc thảo luận hơn giữa những người dùng và do đó làm cho thông điệp hiển thị rõ ràng hơn.

Đây cũng là cách mà các nhà hoạt động gây quỹ cho một mục đích như cứu trợ thiên tai nhằm nhanh chóng tạo ra viện trợ cho các nạn nhân. Chỉ trong vài ngày, hashtag #standwithukraine đã lan truyền mạnh mẽ và các khoản hỗ trợ tài chính bắt đầu đổ vào. Cho đến nay, Ukraine đã quyên góp được 22 triệu USD tiền điện tử.

Các nền tảng truyền thông xã hội hiện nay thực sự đã giúp định hình cách mọi người hiểu thế giới và cấu trúc cách họ phản ứng khi tin tức được đưa ra. Zelenskyy dường như hiểu một cách trực giác các quy tắc tương tác trên mạng xã hội, điều có ý nghĩa với sự nghiệp giải trí trước đây của ông.

Trong những ngày gần đây, những video cũ về ông trên chương trình “Dancing with the Stars” và lồng tiếng cho “Paddington” đã thu hút trở lại và được lan truyền rộng rãi, củng cố tính chân thực, đáng yêu và đời thường của ông giữa một cuộc đối đầu rất nguy hiểm. Điều này khiến cho những thông điệp tiếp theo của ông càng có khả năng khuấy động dư luận hơn.

Văn Thiện

Theo The Conversation

Khoa học Công nghệ


BÀI CHỌN LỌC

Tại sao video tự quay của Zelenskyy đang giúp Ukraine chiến thắng trong cuộc chiến PR chống lại Nga?