Tảo độc có thể gây ra cái chết hàng loạt của 330 con voi ở Botswana

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các quan chức cho biết những con động vật da dày này đã bị chết bởi sự nở hoa của các sinh vật, làm ô nhiễm các hồ nước uống bằng chất độc có liên quan đến hệ thần kinh của các động vật này.

Vào đầu mùa hè năm nay, hàng trăm xác voi đã được tìm thấy rải rác khắp vùng đồng bằng Okavango của Botswana. Điều gì đã giết chết hơn 300 con voi trong khoảng thời gian từ cuối tháng 4 đến tháng 6 đã là một bí ẩn, nhiều người tự hỏi liệu những kẻ săn trộm có liên quan nào đó hay có điều gì đó nham hiểm về sự đầu độc đang diễn ra.

Botswana là nơi có số lượng voi lớn nhất thế giới — khoảng 130.000 con và đang tiếp tục tăng lên — khiến quốc gia này trở thành điểm đến hàng đầu cho du lịch động vật hoang dã, theo thông tin của các tác giả Mqondisi Dube và Max Bearak đăng trên tờ Washington Post.

Hiện tại, các quan chức nói rằng những con động vật da dày này đã bị hạ bởi một loại tảo xanh lục độc hại đã làm ô nhiễm nguồn nước uống của chúng, theo BBC News.

Cyril Taolo, quyền giám đốc Sở Động vật hoang dã và Công viên Quốc gia Botswana, cho biết rằng những đám tảo xanh lam nở hoa, thực ra không phải là một loại tảo thực sự mà là một loại vi khuẩn lam, tồn tại trong các hồ nước theo mùa mà voi thường uống nước ở đây chính là nguyên nhân gây ra cái chết hàng loạt các con voi lần này. Sello Motseta của tờ Associated Press đưa tin rằng, số lượng voi chết chỉ dừng lại khi những ao phù du này khô cạn.

Những con voi ở mọi lứa tuổi và cả hai giới tính được phát hiện đã chết, với hầu hết các thi thể được phát hiện gần các hố nước.

Căng thẳng giữa voi và người đã gia tăng ở một số vùng của Botswana, nơi các loài động vật có vú khổng lồ thường bị đổ lỗi cho việc phá hoại mùa màng, theo Post. Lời hứa sẽ làm nhiều hơn nữa để kiểm soát voi được nêu trong chiến dịch tái đắc cử thành công của Tổng thống Mokgweetsi Masisi, và chính quyền của ông đã cấp lại một số lượng nhỏ giấy phép săn bắt voi.

Trong tuyên bố, Taolo nói, "Hoàn toàn không có lý do gì để tin rằng có sự tham gia của con người vào những cái chết này". Những kẻ săn trộm khó có thể được coi là thủ phạm vì những con voi chết vẫn còn giữ nguyên ngà của chúng ở trên đầu, thứ kiếm được nhiều đô la nhất trên thị trường chợ đen.

Không có loài động vật hoang dã nào khác bị ảnh hưởng bởi sự nở hoa của tảo độc hại. Theo AP, ngay cả những loài động vật chuyên ăn xác thối, chẳng hạn như kền kền và linh cẩu, được nhìn thấy đang ăn những xác chết voi khổng lồ, chúng cũng không có bất cứ tác dụng phụ nào rõ ràng. Taolo không đưa ra lời giải thích nào về việc tại sao chỉ có voi bị ảnh hưởng, điều mà tờ Post lưu ý, có thể làm phức tạp thêm câu chuyện rằng có thể loại trừ sự tham gia của con người.

Keith Lindsay, một nhà sinh vật học đã nghiên cứu voi trong 40 năm và từng phục vụ trong Bộ động vật hoang dã của Botswana dưới thời người tiền nhiệm của Massi, nói với tờ Post rằng, mặc dù đã công bố kết quả phân tích của chính phủ, ông cho rằng những con voi ở Okavango đã là những “mục tiêu’’. Ông cho rằng các cuộc kiểm tra do Bộ động vật hoang dã thực hiện đã không loại trừ được việc có thể các nông dân có được chất độc thần kinh và do đó không loại trừ việc chơi xấu của họ. Lindsay đang kêu gọi chính phủ công bố toàn bộ kết quả xét nghiệm cho công chúng.

Map Ives, người đã làm việc trong các dự án bảo tồn voi ở Botswana trong nhiều thập kỷ, nói với Post rằng vi khuẩn lam độc hại dường như là một lời giải thích có thể xảy ra cho những cái chết này. Ông nói thêm rằng ở đồng bằng Okavango, mực nước đã tăng lên trong những năm gần đây, có thể đã mang vi khuẩn lam thường trú sâu trong lòng đất lên bề mặt.

Với liều lượng đủ cao, vi khuẩn lam có thể giết chết động vật có vú bằng cách can thiệp vào khả năng gửi tín hiệu đi khắp cơ thể của hệ thần kinh. Điều này cuối cùng có thể gây tê liệt và suy tim hoặc hô hấp. Nhiều con voi chết ở Botswana được nhìn thấy đang đi vòng tròn trước khi chết đột ngột, một số con gục xuống mặt đất, Phoebe Weston đưa tin cho Guardian.

Trong một tuyên bố được AP trích dẫn, Taolo cho biết “một kế hoạch giám sát các vũng nước theo mùa một cách thường xuyên để theo dõi những lần xuất hiện trong tương lai như vậy sẽ được thiết lập ngay lập tức và cũng sẽ bao gồm việc xây dựng năng lực để theo dõi và kiểm tra các chất độc do vi khuẩn lam tạo ra”.

Mọi việc sẽ tiếp tục được theo dõi, hy vọng sẽ sớm có kết luận chính thức và đưa ra giải pháp ngăn chặn.

Ánh Dương

Theo Smithsonian



BÀI CHỌN LỌC

Tảo độc có thể gây ra cái chết hàng loạt của 330 con voi ở Botswana