Tàu sân bay có còn chiếm ưu thế tuyệt đối trên biển trong thời đại tên lửa điều khiển qua vệ tinh?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong các cuộc chiến ngày nay, tên lửa chống hạm và máy bay không người lái đang được sử dụng ngày càng nhiều hơn. Liệu việc bảo vệ những chiếc tàu sân bay to lớn giữa biển cả có còn hiệu quả như trước nữa hay không? Tương lai của hàng không mẫu hạm là gì?

Có thể chúng ta đã từng nghe câu nói rằng "Lịch sử không lặp lại mà nó ngày càng phát triển". Từ khởi đầu của bộ ba tàu chiến cho đến những chiến hạm hùng mạnh thời gian gần đây, liệu hàng không mẫu hạm (tàu sân bay) có thể trở thành siêu cường tiếp theo phải cam chịu lùi lại lưu danh sử sách?

Hàng không mẫu hạm (tàu sân bay) đã thay thế thiết giáp hạm (tàu chiến)

Theo Interesting Engineering, chỉ hơn 100 trăm năm trước, thiết giáp hạm đã trở thành nòng cốt của nhiều lực lượng hải quân trên thế giới. Những con quái vật khổng lồ của chiến tranh đã thống trị các vùng biển trong nhiều năm và gần như không thể phá hủy, ít nhất là đối với các loại tàu nhỏ hơn.

Tất nhiên, những huyền thoại như vậy đã sớm bị thiêu hủy trong những trận giao tranh lớn với những chiếc thiết giáp hạm lớn hơn như Trận Jutland, nơi hạm đội Anh mất một số thiết giáp hạm và tuần dương hạm - một trong những tổn thất nặng nề nhất của Hải quân Hoàng gia Anh. Nhưng đã đến ngày khi mà những kẻ tung hoành khổng lồ này gặp một dạng công nghệ quân sự mới - máy bay.

Trong một sự kiện bi thảm, cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng đã chứng kiến một số thiết giáp hạm lớn của Hoa Kỳ thua một loạt máy bay ném bom bổ nhào và máy bay phóng ngư lôi, đặt dấu chấm hết cho khái niệm về tính ưu việt của thiết giáp hạm.

Nhưng USS ArizonaUSS Oklahoma không phải là những thiết giáp hạm đầu tiên trong lịch sử bị đánh chìm bởi những kẻ tấn công từ đường hàng không. Gần 20 năm trước đó, vào năm 1921, chiếc thiết giáp hạm Ostfriesland của Đức đã bị đánh chìm trong các cuộc thử nghiệm từ trên không để chứng minh lợi ích tiềm năng của các cuộc tấn công bằng đường không vào một thiết giáp hạm.

Tuy nhiên, vì đây là một cuộc thử nghiệm chứ không phải thực chiến nên nhiều nhà quan sát quân sự không mấy ấn tượng. Người khởi xướng thử nghiệm, Tướng Billy Mitchell, đã ủng hộ thay đổi tư duy trong nhiều năm, nhưng những lời cảnh báo của ông dường như đã không được các nhà quân sự cao cấp chú ý.

Những chiếc tàu sân bay cỡ lớn của Hoa Kỳ bị đốt cháy trong trận Trân Châu Cảng.
Những chiếc tàu sân bay cỡ lớn của Hoa Kỳ bị đốt cháy trong trận Trân Châu Cảng. (Ảnh: Ktee2019 / Twitter)

Mất bao lâu để đóng một tàu sân bay?

Tàu sân bay là những cấu kiện kiến trúc cứng khổng lồ và phức tạp về mặt công nghệ, bạn sẽ không ngạc nhiên khi biết rằng phải mất nhiều năm để chế tạo một chiếc hàng không mẫu hạm. Tùy thuộc vào kích thước của chúng, hầu hết các tàu sân bay cần phải có thời gian khoảng 5 đến 6 năm để đóng được chúng, nhưng một số mất nhiều thời gian hơn, theo Interesting Engineering.

Các tàu sân bay lớp Nimitz trung bình mất khoảng 6 năm để đóng. Tàu sân bay mới nhất của Anh, HMS Queen Elizabeth, được đặt ky vào năm 2007 và các cuộc thử nghiệm tàu đầu tiên trên biển là vào năm 2017.

Các ví dụ trước đó bao gồm Charles De Gaulle của Pháp (R91), lễ đặt ky được thực hiện vào năm 1986 và hạ thủy lần đầu tiên vào năm 1994 - và mất khoảng 3 năm để hoàn thiện tàu. Nhưng mãi đến năm 2001, chiếc tàu mới có thể có chuyến đi đầu tiên của mình.

Một số chiếc lớn hơn, như siêu tàu sân bay USS Gerald R Ford mới đóng gần đây, mất khoảng 8 năm để hoàn thành.

Những phân tích về tình thế của tàu sân bay trong sự phát triển ngày càng hiện đại của tên lửa tầm xa hiện nay

Mặc dù hàng không mẫu hạm đã chứng minh được giá trị của chúng trong nhiều thập kỷ nay, nhưng ngày nay nhiều quan chức quân đội hàng đầu đang bắt đầu đặt câu hỏi về sự thích hợp của chúng. Theo The Diplomat, một nghiên cứu mới hiện đang phân tích nghiêm túc về tương lai của tàu sân bay được coi là lực lượng nòng cốt của Hải quân Hoa Kỳ.

Nghiên cứu thậm chí có thể cho thấy đơn đặt hàng đóng mới cho các tàu sân bay hạng Ford đang giảm đáng kể. Nghiên cứu cũng đang xem xét tương lai những gì tàu sân bay thực sự mang theo khi tham chiến.

Một trong những thành viên của nghiên cứu, Quyền Bộ trưởng Hải quân Thomas Modly, cho biết trong khi công bố nghiên cứu được gọi là Lực lượng Đặc nhiệm Tàu sân bay Tương lai 2030:

"Những thách thức dài hạn mà quốc gia của chúng ta và thế giới phải đối mặt đòi hỏi những đánh giá rõ ràng và những lựa chọn khó khăn. Bởi vì chúng tôi mới có bốn hợp đồng đóng mới tàu sân bay lớp Ford, chúng tôi cần có thời gian để hình dung lại những gì tiếp theo sẽ đến trong tương lai.

Bất kỳ đánh giá nào chúng tôi thực hiện đều phải xem xét đến chi phí, khả năng chiến đấu và yêu cầu quan trọng của quốc gia để duy trì một cơ sở công nghiệp có thể sản xuất những con tàu mà chúng tôi cần - những con tàu sẽ đóng góp vào lực lượng hải quân tinh nhuệ vượt trội cho những năm 2030 và xa hơn nữa".

Một hạm đội tàu sân bay tương lai.
Một hạm đội tàu sân bay tương lai. (Ảnh: Stuart Rankin / Flickr)

Nghiên cứu sẽ xem xét các tổ hợp khác nhau của máy bay có người lái và máy bay không người lái, cũng như lợi ích chi phí của các hệ thống năng lượng hạt nhân và truyền thống. Những lo ngại xung quanh khoản đầu tư lớn cần thiết để xây dựng chúng và các mối đe dọa ngày càng tăng đối với tàu sân bay từ tên lửa điều khiển vệ tinh, tên lửa đạn đạo tầm xa, chính xác, máy bay không người lái trên không và trên biển cũng như các mối đe dọa chi phí thấp khác, có thể khiến khả năng tồn tại trong tương lai của tàu sân bay bị nghi ngờ nghiêm trọng.

Như chúng ta biết, Trung Quốc đã có chủ đích phát triển một loại tên lửa tầm xa đủ cơ động và chính xác để bắn trúng các tàu lớn trên biển. Được gọi là DF-12D, nó rõ ràng có thể di chuyển với tốc độ hơn 1.500 km/h (930 dặm/giờ), khiến các tàu sân bay thực sự gặp nguy hiểm nếu chúng chứng minh là chính xác.

Được chế tạo trên quy mô lớn, hàng trăm tên lửa loại này sẽ khiến các chỉ huy hải quân phải suy nghĩ kỹ về việc đưa tàu sân bay của họ đến bất kỳ đâu gần bờ biển của Trung Quốc.

Thậm chí nếu tham gia chiến đấu, các tàu sân bay có thể sẽ cần phải hoạt động cách xa ít nhất 1.000 km (620 dặm) từ bờ biển - như vậy sẽ hạn chế nghiêm trọng tính hiệu quả của tàu cho phạm vi chiến đấu của máy bay mà tàu mang theo.

Mặc dù vậy, các nhà chiến lược vũ khí Hoa Kỳ đã nghiên cứu một số loại vũ khí để có thể vô hiệu hóa tên lửa của Trung Quốc, theo NTDVN. Hoa Kỳ và các đồng minh "phải hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực khác nhau để có thể đánh bại hệ thống vũ khí này", một sĩ quan Hoa Kỳ nói. "Một trong những cách đó là thông qua các công nghệ có thể đánh lừa sự tìm kiếm của tên lửa hành trình, và của một số loại vũ khí khác, công nghệ này sẽ làm cho hệ thống tìm kiếm của kẻ thù nghĩ rằng chúng đang hướng về phía tàu sân bay hoặc bất cứ con tàu chiến nào khác, nhưng thực chất nó đang hướng về phía có khoảng cách với tàu khoảng 800m (1/2 dặm) hoặc nhiều hơn nữa. Điều này có thể được thực hiện và chúng tôi gọi công nghệ đó là sự đánh lừa".

Tuy nhiên, không phải tất cả các tàu đều tham gia tấn công. Chúng có thể là lực lượng cung cấp hỗ trợ rất quan trọng. Vì lý do này, chúng khó có thể trở nên lỗi thời hoàn toàn.

Một lĩnh vực mà các tàu sân bay có thể vẫn còn phù hợp là thay đổi kiểu dáng của máy bay mà họ mang theo. Máy bay không người lái có thể là lựa chọn tương lai của tàu sân bay. Chúng rẻ hơn để chế tạo và vì chúng không phải chịu thêm trọng lượng khi mang và giữ mạng sống cho phi công, chúng còn có thể ở trên không trong thời gian dài.

Những chiếc máy bay như vậy có thể được sử dụng trong các hoạt động tầm xa hơn, rủi ro hơn, cho phép các tàu sân bay chở chúng có thể ở ngoài biển xa hơn và tránh bị nguy hiểm. Một ví dụ đáng chú ý hiện đang được phát triển là loại tàu X-47B.

Máy bay chiến đấu không người lái (UCAV), là một loại cỡ máy bay chiến đấu có thể hạ cánh và cất cánh từ một tàu sân bay. Nó thậm chí có thể được tiếp nhiên liệu giữa chuyến bay. Những chiếc máy bay như thế này có thể sẽ là quân bài trong các trận chiến mà có sự tham gia của tàu sân bay trong tương lai.

Máy bay không người lái có thể khởi động cho sự kết thúc của tàu sân bay?

Ngắn gọn mà nói thì là có và không. Như chúng ta đã thấy, máy bay không người lái không chỉ có thể đe dọa mà còn chứng tỏ khả năng cứu cánh của tàu sân bay như một vũ khí hữu hiệu trong chiến tranh khi máy bay không người lái ngày càng nhiều và tiên tiến.

Tuy nhiên, tàu sân bay không phải là lớp tàu duy nhất có thể được đại tu bằng cách sử dụng máy bay không người lái. CNN đã đưa tin trở lại vào năm 2016 về một dự án DARPA mới với hy vọng bổ sung máy bay không người lái cho nhiều tàu để cung cấp các hoạt động hỗ trợ trên không từ khắp nơi trên thế giới.

Được mệnh danh là hệ thống "khởi động và phục hồi", nếu thành công, chúng ta có thể thấy các tàu nhỏ hơn được trang bị máy bay không người lái thay thế vai trò của tàu sân bay thành tàu triển khai phía trước.

Hợp đồng đã được trao cho Northrop Grumman, là một phần của chương trình Nút Trinh sát Khai thác Chiến thuật DARPA lớn hơn. Các hệ thống như vậy sẽ kết hợp với các máy bay không người lái cất cánh và hạ cánh thẳng đứng có thể bay trong khoảng cách xa tương đương hoặc dài hơn so với các máy bay cánh cố định thông thường.

Tàu sân bay lặn liệu có thể được chế tạo trong tương lai?

Nếu chúng ta giả định rằng kỷ nguyên của tàu sân bay sắp kết thúc, thì điều gì, có thể được sử dụng để thay thế chúng? Vai trò mà chúng cung cấp có cần được thay thế không? Không chắc rằng các khả năng yểm trợ trên không mà hàng không mẫu hạm cung cấp sẽ không cần thiết. Rốt cuộc, một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với các hạm đội mặt nước là từ trên không.

Tương lai tàu sân bay có thể lặn được không?
Tương lai tàu sân bay có thể lặn được không? (Ảnh: H. I. Sutton)

Các hạm đội sẽ luôn cần chỉ huy không phận, nếu không họ có nguy cơ bị săn đuổi bởi các mối đe dọa từ trên không, chẳng hạn như máy bay và tên lửa. Một giải pháp thay thế có thể là loại bỏ các tàu lớn, như các tàu sân bay và cung cấp các tàu nhỏ hơn, độc lập tác chiến với khả năng của riêng chúng về năng lực trên không.

Nhưng có thể có một giải pháp khác, sử dụng một chút suy nghĩ ngang ...

Sử dụng máy bay không người lái trên biển có thể sẽ có một góc nhìn mới với ý tưởng về tàu sân bay có khả năng lặn. Những chiếc tàu như vậy có thể chạy bằng năng lượng hạt nhân và vẫn chìm trong nước trong thời gian dài - giống như một tàu ngầm hạt nhân thông thường.

Máy bay không người lái có thể được triển khai bằng cách bay lên và phóng từ sàn bay ngắn hoặc bằng cách sử dụng ống phóng. Khả năng như vậy sẽ mang lại cho loại "tàu sân bay" mới này cơ hội sống sót tốt hơn nhiều, đồng thời có khả năng mang lại cho kẻ địch yếu tố bất ngờ.

Là đứa con tinh thần của H. I. Sutton (tác giả của trang web Covert Shores), những con tàu này sẽ yêu cầu nhân sự tối thiểu để vận hành. Robot boong và các hệ thống tự động khác có thể được sử dụng để thực hiện hầu hết các công việc nâng hạ hàng hóa tải trọng nặng.

Sutton hình dung một con tàu như vậy sẽ sử dụng các két dằn để nâng hoặc hạ bản thân so với mực nước biển. Những chiến hạm lớn này cũng có thể ở trạng thái nửa chìm nửa nổi, hạ thấp xuống dưới bề mặt mặt nước khi không chiến đấu. Hoặc, các phiên bản của loại tàu sân bay này cũng có thể lặn hoàn toàn, như với tàu ngầm truyền thống.

Một số đơn vị thuộc hạm đội tàu ngầm của Mỹ, cụ thể là tàu ngầm lớp Ohio, đã được sửa đổi để hoạt động như các bệ tên lửa hành trình tấn công đất liền với Tomahawk.

Nhưng khái niệm tàu sân bay lặn cũng không có gì mới. Trên thực tế, trong Thế chiến 2, Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã phát triển như vậy.

Loại tàu này đã được gọi là lớp 1-400, một số thậm chí đã được chế tạo. Tuy nhiên, chưa có ai đã nhìn thấy sự hoạt động của những con tàu này.

Tàu sân bay lớp I-400 của "hàng không mẫu hạm" lặn.
Tàu sân bay lớp I-400 của "hàng không mẫu hạm" lặn. (Ảnh: Matrek / Wikimedia commons)

Một sự thay thế tiềm năng khác có thể là tàu mẹ chuyên chở máy bay không người lái. Đây là những chiếc tàu mẹ nhẹ hơn những chiếc tàu sân bay truyền thống. Những chiếc tàu kiểu này có thể chứa, triển khai, phục hồi, tái trang bị, tiếp nhiên liệu và sửa chữa máy bay không người lái (hoặc máy bay) từ trên không.

Một số thay thế tiềm năng khác có thể là các tàu sân bay không người lái tự động hoàn toàn. Gần đây, Hệ thống hàng không nguyên tử tổng quát (General Atomics Aeronautical Systems) đã hoàn thành một cuộc thử nghiệm mang theo Hệ thống máy bay không người lái cỡ nhỏ Sparrowhawk (sUAS). Các ‘tàu mẹ’ mang máy bay không người lái này có thể cung cấp một lựa chọn thú vị cho các hoạt động hải quân, trên bộ và trên không trong tương lai.

Tóm lại, điểm mấu chốt là: Các tàu sân bay đã tồn tại hơn một thế kỷ nay và thực sự vẫn là những cỗ máy chiến tranh rất đáng gờm. Điều này là vì một lý do chính - tàu sân bay không chỉ là về bản thân con tàu.

Khái niệm cơ bản của chúng không thay đổi theo thời gian vì chúng đã thích nghi để mang, phóng, thu hồi, v.v. những chiếc máy bay hai thân đầu tiên và bây giờ là một số máy bay tiên tiến nhất từng được hình thành.

Tại sao họ không thể thay thế những chiếc máy bay truyền thống bằng rất nhiều máy bay không người lái? Họ phải thích nghi và tồn tại nếu không họ sẽ đi theo con đường của những chiếc chiến hạm đã bị lỗi thời.

Ánh Dương

Khoa học Công nghệ


BÀI CHỌN LỌC

Tàu sân bay có còn chiếm ưu thế tuyệt đối trên biển trong thời đại tên lửa điều khiển qua vệ tinh?