Thi thể một số nhà sư Phật giáo phân hủy rất chậm sau khi chết, khoa học không có lời giải thích

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một trong những tác dụng đáng chú ý có thể xuất hiện của việc thiền định cả đời là quá trình phân hủy tương đối chậm của cơ thể sau khi chết. Bằng chứng là sau khi nhà sư Phật giáo Tây Tạng Geshe Lhundub Sopa chết, thi thể của ông vẫn ở trong tư thế thiền định mà không bị phân hủy trong một tuần.

Sopa, người từng là gia sư cho Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Tây Tạng, chuyển đến Wisconsin vào năm 1967. Tại đây, ông đồng sáng lập Trung tâm Phật giáo Lộc Uyển và giảng dạy môn Nghiên cứu Nam Á tại Đại học Wisconsin, trở thành bạn của nhà thần kinh học nổi tiếng người Mỹ Richard J. Davidson.

Ông Daniel Burke, cựu biên tập viên tôn giáo của CNN, Davidson nhớ lại cảnh tượng như sau: “Ba ngày sau khi tim ngừng đập, Geshe Lhundub Sopa được đặt dựa thẳng lưng vào tường, cơ thể không mùi, hoàn hảo, làn da tươi như bánh mì nướng. Ông ấy trông giống như đang thiền định…”

Hai ngày sau chuyến thăm ban đầu, tức là năm ngày sau khi Sopa mất, Davidson lại quay lại Deer Park và quan sát thi thể người bạn mình lần thứ hai.

Ông nói: “Hoàn toàn không có sự thay đổi nào. Điều này thực sự rất đáng chú ý”.

Những người theo Phật giáo Tây Tạng tin rằng những nhà sư như vậy vẫn chưa chết nhưng đang ở trong trạng thái thiền định sâu, cuối cùng được gọi là thukdam, trong đó ý thức dần dần chuyển sang trạng thái nhận thức rõ ràng (“ánh sáng rõ ràng”), sau đó cơ thể bắt đầu phân hủy.

Sau bảy ngày, thi thể của Sopa bắt đầu phân hủy và ông được hỏa táng.

Davidson và các đồng nghiệp đã cố gắng nghiên cứu hiện tượng thukdam bằng cách sử dụng các công cụ của khoa học thần kinh.

Thật kỳ lạ, bài báo đầu tiên của họ, được xuất bản vào đầu năm nay, không cho thấy bất kỳ hoạt động sóng não nào ở các nhà sư đã qua đời.

Như vậy, cho dù các nhà sư đang thiền định sau khi chết hay không, các nhà khoa học vẫn không rõ tại sao thi thể của họ không bị phân hủy trong một thời gian dài như vậy. Thông thường, sự phân hủy bắt đầu trong vòng vài giờ sau khi chết.

Theo Burke viết trong Dự án Thukdam: “Dunne và Davidson lập luận rằng y học phương Tây nên thay đổi định nghĩa thông thường về cái chết. Tuy nhiên, những người theo đạo Phật Tây Tạng từ lâu đã tin, cái chết sinh học giống như một quá trình — hay một cuộc hành trình qua nhiều trạng thái — hơn là một công tắc bật/tắt đơn giản”.

Tất nhiên, hiện tượng thukdam đặt ra câu hỏi về bản chất của ý thức. Như Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói: “Những gì khoa học thấy là không tồn tại, tất cả chúng ta nên chấp nhận là không tồn tại, nhưng những gì khoa học đơn thuần không tìm thấy lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Một ví dụ là bản thân ý thức. Mặc dù chúng sinh, bao gồm cả con người, đã trải qua ý thức trong nhiều thế kỷ, chúng ta vẫn không biết ý thức thực sự là gì: bản chất hoàn chỉnh của nó và cách thức hoạt động của nó”.

Chúng ta cũng cần nhắc lại rằng các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng các nhà sư Tây Tạng có thể thay đổi sự trao đổi chất của họ. Trong nhiều thập kỷ, người ta cho rằng những tuyên bố về việc các nhà sư ngồi thiền theo truyền thống Phật giáo có thể làm tăng nhiệt độ của họ lên đáng kể hoặc làm chậm quá trình trao đổi chất của họ là phóng đại. Nhưng khoa học hóa ra xác nhận là họ có thể làm chính xác điều đó.

Thukdam là một thách thức lớn hơn nhưng nó chỉ ra khả năng rằng ý thức không bị ràng buộc với bộ não theo cách mà chúng ta đã nghĩ.

Văn Thiện



BÀI CHỌN LỌC

Thi thể một số nhà sư Phật giáo phân hủy rất chậm sau khi chết, khoa học không có lời giải thích