Thuốc COVID của Merck có thể kết hợp vào trong DNA, các nhà khoa học cảnh báo

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo các nhà nghiên cứu, thuốc viên để điều trị bệnh Coronavirus 2019 (COVID-19) mới được công bố của hãng dược phẩm Merck dựa trên hợp chất molnupiravir có tác dụng phụ là nguy cơ gây đột biến nghiêm trọng trong tế bào động vật có vú. Tuy nhiên, gã khổng lồ dược phẩm phủ nhận cảnh báo này. 

Theo Vision Times, một thông cáo báo chí của Merck vào ngày 1/10 cho biết, molnupiravir đã chứng minh tỷ lệ thành công 50% trong việc ngăn ngừa nhập viện và tử vong so với nhóm dùng giả dược trong một thử nghiệm lâm sàng. Thông cáo đã gây ra sự biến động lớn về giá của các cổ phiếu dược phẩm khác nhau trong ngày hôm đó.

Thông cáo cũng cho biết cuộc thử nghiệm đã bị hoãn nửa chừng theo lời khuyên của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Merck sẽ xin phép Sử dụng Khẩn cấp càng sớm càng tốt.

Tuy nhiên, vào hôm 5/10, một bài báo trên trang Barron’s cho biết ngoài hiệu quả trị bệnh, molnupiravir cũng có gây ra phản ứng phụ do nó đã được chứng minh là gây đột biến trong tế bào động vật có vú. Bài báo viết: "Molnupiravir hoạt động bằng cách kết hợp chính nó vào vật liệu di truyền của virus, sau đó gây ra một số lượng lớn các đột biến khi virus nhân lên, tiêu diệt nó một cách hiệu quả”.

“Trong một số thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, loại thuốc này cũng cho thấy khả năng tích hợp vào vật liệu di truyền của tế bào động vật có vú, gây ra đột biến khi các tế bào đó tái tạo”.

Raymond Schinazi, một giáo sư tại trường Đại học Emory, nơi phát triển molnupiravir, nói với hãng tin Barron’s rằng, quá trình cấp phép cần tiến hành một cách thận trọng và xét đến rủi ro của chính bạn.

Theo Barron's, Schinazi là người không tham gia vào việc phát triển molnupiravir, nhưng trong nhiều thập kỷ đã nghiên cứu NHC, hợp chất hoạt tính mà viên thuốc Merck tổng hợp trong cơ thể để tạo ra tác dụng kháng virus.

Schinazi nói thêm rằng: "Ông không tin rằng molnupiravir nên được dùng cho phụ nữ mang thai hoặc cho những người trẻ tuổi trong độ tuổi sinh sản, cho đến khi có thêm dữ liệu”.

Những tranh cãi xung quanh molnupiravir

Tuy nhiên, bài báo của hãng tin Barron’s cũng lưu ý rằng, Schinazi cũng có mâu thuẫn lợi ích nào đó với Merck: “Ông là người sáng lập công ty công nghệ sinh học Pharmasset, nơi ông cho biết đã xem xét việc phát triển NHC như một phương pháp điều trị viêm gan C vào năm 2003, nhưng không chọn vì nguy cơ nó có thể gây đột biến”.

Bài báo tiếp tục: "Pharmasset đã tạo ra thuốc chữa viêm gan C Sovaldi, và Gilead Sciences (GILD) cuối cùng đã mua lại công ty với giá 11 tỷ USD”.

GILD là công ty sở hữu loại thuốc điều trị COVID-19 đầu tiên được FDA chấp thuận, remdesivir.

Tuy nhiên, một bài báo xuất bản trên Science vào tháng 10/2020 đã chỉ trích việc chấp thuận remdesivir rằng, FDA chưa bao giờ hỏi ý kiến ​​một nhóm chuyên gia bên ngoài mà tự họ có tâm thái sẵn sàng cân nhắc các vấn đề phức tạp về thuốc kháng virus.

Bài báo viết thêm: “Trong khi đó, Liên minh Châu Âu đã quyết định giải quyết vấn đề định giá remdesivir đúng 1 tuần trước khi kết quả thử nghiệm liên đới đáng thất vọng được đưa ra. Họ không biết về những kết quả đó, mặc dù Gilead, công ty đã tặng remdesivir cho cuộc thử nghiệm, được thông báo về dữ liệu vào ngày 23/9 và biết rằng cuộc thử nghiệm đã phá sản”.

Theo bài báo, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tiến hành thử nghiệm Solidarity, một thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III-IV đa quốc gia do tổ chức này và các đối tác thực hiện để so sánh bốn phương pháp điều trị chưa được thử nghiệm cho những người nhập viện mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng. Và kết quả thử nghiệm “cho thấy rằng remdesivir không làm giảm tỷ lệ tử vong hoặc thời gian bệnh nhân COVID-19 cần để phục hồi”.

Ý kiến ​​của Schinazi được ủng hộ bởi nghiên cứu mà ông thực hiện với Ralph Baric và nhóm của ông này tại Đại học North Carolina (UNC) Chapel Hill, một nhà nghiên cứu và một tổ chức có quan hệ với Viện Virus học Vũ Hán về nghiên cứu vi khuẩn dơi.

Trong một nghiên cứu đăng ngày 7/5/2021, nhóm UNC của Baric cho rằng thử nghiệm cho thấy NHC có hiệu quả cao trong việc đưa chất gây đột biến vào virus SARS-CoV-2, nhưng “NHC cũng biểu thị hoạt động gây đột biến của vật chủ trong một thử nghiệm nuôi cấy tế bào động vật, phù hợp với các tiền chất RNA và DNA có chung chất trung gian ribonucleoside diphosphate. Những kết quả này cho thấy ribonucleoside gây đột biến có hoạt tính cao có thể gây rủi ro cho vật chủ”.

Một nghiên cứu được xây dựng tương tự vào tháng 4/2020 của nhóm Ralph Baric cho thấy molnupiravir rất hiệu quả chống lại virus corona SARS ban đầu, và MERS (Hội chứng Hô hấp Trung đông), một loại virus corona khác có khả năng lây nhiễm cao và gây tử vong.

Nhà nghiên cứu của UNC Zhou Shuntai tỏ ra khá thẳng thắn khi phát biểu với hãng tin Barron's về nghiên cứu của họ: "Có một mối lo ngại rằng điều này sẽ gây ra các tác động đột biến lâu dài, thậm chí là ung thư”.

Zhou nói: “Hóa sinh sẽ không nói dối. Loại thuốc này sẽ được kết hợp trong DNA”.

Trong một lá thư gửi cho biên tập viên ngày 12/7 được xuất bản trên Tạp chí Oxford về Bệnh truyền nhiễm, các nhà khoa học tại Merck đã nêu ra các vấn đề đối với những phát hiện và phương pháp nghiên cứu của UNC: “Ngược lại, chúng tôi đã tiến hành một loạt nghiên cứu toàn diện hơn về độc tính di truyền trong thử nghiệm in vitro (trong ống nghiệm) và in vivo (trên sinh vật sống), thứ mà dựa trên toàn bộ dữ liệu, chứng minh nguy cơ nhiễm độc gen thấp… trong việc sử dụng lâm sàng”.

Lá thư tiếp tục: “Điều quan trọng cần lưu ý là các điều kiện xét nghiệm được Zhou và cộng sự sử dụng cho thí nghiệm in vitro HPRT của họ khác biệt đáng kể so với các quy trình tiêu chuẩn được thực hiện theo các hướng dẫn xét nghiệm quy định”.

“Kết quả đột biến do Zhou và cộng sự cung cấp được báo cáo là tổng số khuẩn lạc đột biến (mutant colonies) chứ không phải tần số đột biến, điều này không cho phép so sánh dữ liệu đối chứng âm tính và dương tính với các tài liệu được công bố rộng rãi”.

Thư tiếp tục: “Cơ sở lý luận về nồng độ NHC được sử dụng trong xét nghiệm (hoặc các hợp chất đối chứng đồng thời) đã không được cung cấp. Để tránh kết quả dương tính giả có thể xảy ra, nồng độ cao nhất được thử nghiệm phải tránh tạo ra kết tủa trong môi trường nuôi cấy, thay đổi rõ rệt về độ pH hoặc nồng độ thẩm thấu, hoặc quá mức gây độc tế bào”.

“Cuối cùng, thông tin liên quan đến nguồn gốc và độ tinh khiết của vật liệu NHC được sử dụng đã không được cung cấp và không chắc chắn liệu tính ổn định hay tạp chất của vật liệu được đặc trưng”.

Ý kiến ​​của bên thứ ba được Barron's đưa ra bởi giáo sư Nathaniel Landau đến từ Trường Y Grossman NYU tại khoa vi sinh vật học: “Với khả năng thuốc có thể được tích hợp vào DNA tế bào, điều rất quan trọng là phải chứng minh không có ung thư ở mô hình động vật và ở người”.

“Mặc dù thuốc có vẻ tốt trong các mô hình động vật sơ bộ, nhưng điều quan trọng là không nên vội vàng đưa nó vào sử dụng lâm sàng trước khi rất tự tin rằng nó không gây ung thư ngay cả ở tần số rất thấp”.

Văn Thiện



BÀI CHỌN LỌC

Thuốc COVID của Merck có thể kết hợp vào trong DNA, các nhà khoa học cảnh báo