'Vạn lý Tường lửa' Trung Quốc chặn trang web của Thủ tướng Ấn Độ sau vụ giao tranh biên giới

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sau vụ cận chiến gần đây của các binh sĩ 2 nước, Trung Quốc đã quyết định sử dụng Vạn lý Tường lửa để chặn trang web chính thức của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

Những cái chết của các binh sĩ Giải phóng quân (PLA) sau cuộc giao tranh biên giới vào đêm 15/6 đã khiến Bắc Kinh chặn công dân nước mình truy cập vào trang web của Thủ tướng Ấn Độ để xem quan điểm của ông về cuộc xung đột này. Hiện tại, công dân mạng nước này sẽ không thể trang web chính thức của ông Modi, narendramodi.in.

Từ trước đến nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) luôn nỗ lực chặn các trang web mà họ cho là có nội dung gây hại cho công dân của mình. Vào năm 2013, Bắc Kinh đã khởi động Vạn lý Tường lửa (GFW) dưới sự bảo trợ của Cục quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC). Đồng thời, chính quyền nước này cũng ban hành luật và hình thức xử phạt đối với trường hợp cố tình vượt tường lửa.

Mục tiêu của GFW là chặn khả năng truy cập vào các trang web nước ngoài trong danh sách đen và làm chậm lưu lượng truy cập Internet xuyên biên giới để công chúng Trung Quốc không xem được quan điểm đối lập về các chủ đề khác nhau.

Các nạn nhân của GFW bao gồm Google, Gmail, Facebook, Twitter, Wikipedia, YouTube và nhiều trang web khác mà ĐCSTQ cho là có hại cho cư dân mạng nước này. Ngay cả Weibo và các mạng truyền thông xã hội khác tại Trung Quốc cũng thường xuyên bị chặn. Gần đây, GFW cũng loại bỏ tất cả các tư liệu trên mạng về lễ kỷ niệm vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989.

Hiện tại, ĐCSTQ cho rằng trang web của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi có hại cho công dân của mình và chặn truy cập hoàn toàn. Trang web này bị đưa danh sách đen của GFW khi số binh sĩ PLA Trung Quốc tử vong được cho là kỷ lục trong vòng một thập kỷ qua sau cuộc hỗn chiến ở Thung lũng Galwan.

Vạn lý Tường lửa của Trung Quốc chặn trang web của Thủ tướng Narendra Modi.
Vạn lý Tường lửa của Trung Quốc chặn trang web của Thủ tướng Narendra Modi.

Trận chiến xảy ra tại một điểm gác có tên là Điểm Tuần tra 14 (PP 14). Đơn vị của Quân đội Ấn Độ (IA) do Đại tá Santosh Babu dẫn đầu đã tiếp cận phía Trung Quốc để xin rời PP 14 nhưng một cuộc hỗn chiến đã nổ ra. Cả IA và PLA đều sử dụng các loại vũ khí thô sơ vì Thỏa thuận năm 1996 giữa hai quốc gia cấm súng đạn trong các cuộc gặp như vậy. Theo IA, 43 binh sĩ PLA đã thiệt mạng trong khi các báo cáo của Tình báo Hoa Kỳ cho rằng có 35 người.

Kết quả của ChinaFirewallTest cho thấy trang web chính thức của ông Modi đã bị chặn ở Trung Quốc. Trong khi tại Ấn Độ và các nền dân chủ phương Tây, các công ty và người dùng có thể kiện chính quyền để bỏ chặn, thì tại đây ĐCSTQ và GFW nắm tất cả các vai trò thẩm phán, bồi thẩm đoàn và kẻ thi hành án.

GFW cũng chặn các trang web thay thế và mạng riêng ảo (VPN) như TOR. Mặc dù chỉ có một tỷ lệ nhỏ dân số Trung Quốc sử dụng VPN nhưng họ vẫn bị giám sát liên tục và bất kỳ hành vi vi phạm nào cũng có thể bị xử tù chung thân.

Trong khi đó, cư dân mạng Hồng Kông có thể sử dụng VPN và xem các trang web bị chặn bởi GFW nhờ thỏa thuận "Một quốc gia hai chế độ" được ký giữa Trung Quốc và Vương quốc Anh vào năm 1997 trong quá trình bàn giao đặc khu này về Đại Lục.

Văn Thiện

Theo androidrookies



BÀI CHỌN LỌC

'Vạn lý Tường lửa' Trung Quốc chặn trang web của Thủ tướng Ấn Độ sau vụ giao tranh biên giới