Viên kim cương Hy vọng nổi tiếng với lời nguyền chết chóc: có nguồn gốc từ lõi Trái đất

Giúp NTDVN sửa lỗi

Viên Kim cương Hy vọng là một trong những viên kim cương nổi tiếng nhất trên thế giới. Được cho là có nguồn gốc từ Ấn Độ vào những năm 1600, nó hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia ở Washington, D.C. Một báo cáo nghiên cứu mới cho thấy viên Kim cương Hy vọng đã hình thành gần với lõi của Trái đất.

Viên kim cương Hy vọng được hình thành gần lõi Trái đất

Tất cả kim cương tự nhiên đều được hình thành sâu bên dưới bề mặt Trái đất, nhưng ở rất xa lõi Trái đất. Thông thường, kim cương thường nằm khoảng 149-201km (90-125 dặm) bên dưới bề mặt. Điều khác biệt về viên Kim cương Hy vọng là nó là một loại đá “siêu sâu” theo một nghiên cứu được trình bày tại hội nghị địa hóa học Goldschmidt. Nghiên cứu đã tìm thấy một khoáng chất có tên là Bridgmanite trong kim cương cùng loại với viên Kim cương Hy vọng.

Bridgmanite là một khoáng chất phổ biến có thể tìm thấy trên Trái đất. Tuy nhiên, nó không tồn tại trong lớp vỏ Trái đất hoặc thậm chí cả lớp phủ trên.

Evan Smith từ Viện Đá quý Hoa Kỳ cho biết, như trong bản tin của Live Science “Những gì chúng ta thực sự nhìn thấy trong những viên kim cương khi chúng lên tới bề mặt Trái đất không phải là Bridgmanite, mà là các khoáng chất còn lại khi nó bị phá vỡ khi áp suất giảm… Việc tìm thấy những khoáng chất này bị mắc kẹt trong một viên kim cương có nghĩa là bản thân viên kim cương đó phải kết tinh ở độ sâu nơi mà Bridgmanite tồn tại, rất sâu trong Trái đất”.

Bridgmanite là một khoáng chất phổ biến có thể được tìm thấy trong lớp phủ dưới của Trái đất đã được tìm thấy trong viên Kim cương Hy vọng.
Bridgmanite là một khoáng chất phổ biến có thể được tìm thấy trong lớp phủ dưới của Trái đất đã được tìm thấy trong viên Kim cương Hy vọng. (Ảnh: Ảnh chụp màn hình / YouTube)

Sự tồn tại của Bridgmanite có nghĩa là viên Kim cương Hy vọng được hình thành trong khu vực được gọi là lớp phủ dưới, đó là một vùng chất lỏng mà bắt đầu từ 660km (410 dặm) bên dưới bề mặt Trái đất và kéo dài đến lớp lõi ngoài lỏng của Trái đất. Khi lần đầu tiên được phát hiện, viên Kim cương Hy vọng ước tính nặng 122,2 carat. Chỉ sau khi được cắt, gọt dũa, viên kim cương này mới được chuyển qua nhiều nhà sưu tập như Hoàng gia Pháp trước khi được chuyển đến bảo tàng Mỹ. Mặc dù bản thân viên Kim cương Hy vọng không được nghiên cứu, nhưng các nhà nghiên cứu đã điều tra một viên kim cương tương tự từ Nam Phi và phát hiện ra chất Bridgmanite khi kiểm tra nó dưới ánh sáng laser. Viên kim cương Hy vọng chỉ đơn giản là một phiên bản lớn hơn của loại này.

Ngoài viên Kim cương Hy vọng, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy viên kim cương Cullinan nổi tiếng cũng đến từ vùng giữa lớp phủ dưới và lõi ngoài của Trái đất. Một viên đá 124 carat được gọi là kim cương Clippir, tương tự như viên kim cương Cullinan, đã được nghiên cứu để đi đến kết luận này. Viên kim cương Cullinan giữ kỷ lục là viên kim cương lớn nhất từng được tìm thấy, nó có kích thước khổng lồ và nặng tới 3.106,75 carat khi được phát hiện. Sau đó viên kim cương đã được cắt thành các kích thước nhỏ hơn, trong đó viên lớn nhất là một phần trong bộ sưu tập trang sức vương miện của Nữ hoàng Elizabeth II.

Sự thật thú vị về viên Kim cương Hy vọng

Viên kim cương Hy vọng đã trở thành trung tâm của nhiều cuộc tranh luận, nhờ câu chuyện về một lời nguyền, nói rằng bất cứ ai sở hữu nó cuối cùng sẽ gặp bất hạnh. Nhiều người tin rằng lời nguyền là một phát minh viển vông được tạo ra để tăng sức hấp dẫn của viên ngọc và từ đó nâng cao giá trị của nó.

Tuy nhiên có một sự thật rằng một số chủ sở hữu trước đây đã bị phá sản, bị chém đầu, bị phế truất hoặc mắc bệnh tật... Tuy nhiên, nhiều người khác đã có cuộc sống sung túc, hoặc không mấy suôn sẻ. Trên thực tế, Viện Smithsonian, nơi sở hữu viên ngọc từ năm 1958 tới nay, nói rằng viên kim cương đã mang lại may mắn cho họ.

Viên kim cương Hy vọng được cho là bị nguyền rủa và bất cứ ai sở hữu nó cuối cùng sẽ gặp bất hạnh.
Viên kim cương Hy vọng được cho là bị nguyền rủa và bất cứ ai sở hữu nó cuối cùng sẽ gặp bất hạnh. (Ảnh: Ảnh chụp màn hình / YouTube)

Viên kim cương được đặt tên theo tên của ông Henry Philip Hope, một trong những chủ sở hữu trước đó. Viên kim cương Hy vọng được xếp vào loại kim cương llb, có nghĩa là viên đá thường có màu xanh lam. Nhưng khi ánh sáng bao quanh viên kim cương bị tắt, sau một hoặc hai phút thì những viên kim cương này sẽ lại có lân quang màu đỏ. Trên thực tế, đây là một trong những cách mà một chuyên gia sử dụng để xác nhận một viên kim cương cụ thể có phải là một viên kim cương llb hay không.

Ánh Dương

Theo Visiontimes



BÀI CHỌN LỌC

Viên kim cương Hy vọng nổi tiếng với lời nguyền chết chóc: có nguồn gốc từ lõi Trái đất