Virus Corona Vũ Hán lây truyền qua con người tại chợ hải sản ở Trung Quốc, không phải động vật: Nghiên cứu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà nghiên cứu nhận thấy virus Corona Vũ Hán được đưa vào khu vực chợ ẩm ướt Trung Quốc ở Vũ Hán bởi con người, nơi ban đầu được cho là nguồn gốc của đại dịch.

Các nhà khoa học ở Canada và Hoa Kỳ đã kiểm tra các mẫu môi trường từ khu chợ hải sản trong tâm chấn của virus Corona Vũ Hán và tìm thấy “chúng giống hệt nhau về mặt di truyền với các chủng SARS-CoV-2 ở người’’, họ đã viết trong một nghiên cứu chưa được đánh giá ngang hàng.

Các mẫu virus ở khu vực chợ hải sản “rất có thể có nguồn gốc từ con người’’, họ nói thêm.

Các quan chức Trung Quốc ban đầu cho rằng khu vực chợ hải sản là nơi bắt nguồn của virus gây ra đại dịch COVID-19 hiện nay. Một số người bán những con động vật ngoại lai ở khu chợ đó. Virus corona thường ký sinh và lây truyền giữa các loài động vật, rất hiếm khi lây truyền sang người.

“Các bộ gen SARS-CoV-2 trong các mẫu từ khu vực chợ hải sản rất có thể là từ những người bị nhiễm SARS-CoV-2 là những người bán hàng hoặc khách mua hàng tại chợ. Nếu các vật chủ trung gian ở chợ là động vật, thì không có bằng chứng nào còn lại trong các mẫu di truyền hiện đang lưu trữ’’, các nhà khoa học đã viết.

Họ đã so sánh các mẫu virus mới với SARS-CoV, xuất hiện vào đầu những năm 2000. Họ đã tìm thấy “một sự vắng mặt đáng kinh ngạc của các tiền chất hoặc các nhánh của virus’’ đối với loại virus mới này, “tức là chỉ có một dạng virus duy nhất thích nghi với con người đã được lây truyền trong cộng đồng con người’’.

Các nhà khoa học cho biết vẫn còn một số câu hỏi nhưng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xác định cách thức virus Corona Vũ Hán thích nghi với sự lây truyền trong loài người như thế nào, việc trích dẫn thiếu bằng chứng đều không thuyết phục cho bất kỳ lý thuyết nào.

“Có phải SARS-CoV-2 truyền qua các loài vào con người và lan truyền mà không bị phát hiện trong nhiều tháng trước cuối năm 2019 trong khi tích lũy các đột biến thích nghi? Hay SARS-CoV-2 đã thích nghi tốt với con người khi còn ở loài dơi hay một loài trung gian khác? Quan trọng hơn, nhóm virus nguyên gốc thích nghi với con người này có còn tồn tại trong quần thể động vật không? Ngay cả khả năng loại virus nguyên gốc không biến đổi gen có thể thích nghi với con người trong khi được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cũng nên được xem xét, bất kể có khả năng hay không có khả năng’’, họ đã viết.

Bài báo chưa được đánh giá ngang hàng có nghĩa là nó chưa được các nhà khoa học khác trên thế giới đánh giá kiểm chứng và công nhận.

Một số nhà khoa học đã cho rằng loại virus này có nguồn gốc từ dơi trước khi lây truyền sang tê tê và con người. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết trong nghiên cứu mới của họ, “không có bằng chứng nào cho thấy sự thích nghi của SARS-CoV-2 đối với sự lây nhiễm của người ở tê tê hoặc truyền SARS-CoV-2 từ tê tê sang người’’.

Họ khuyên nên lấy mẫu virus từ nhiều loài hơn để có thể xác định nguồn gốc, bao gồm lấy mẫu từ các khu chợ, trang trại và các quần thể động vật hoang dã khác.

Các tác giả là Shing Hei Zhan, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu động vật học và đa dạng sinh học thuộc Đại học British Columbia và là người sáng lập của Tập đoàn Fusion Genomics; Benjamin Deverman, giám đốc nhóm nghiên cứu kỹ thuật vector tại Trung tâm nghiên cứu tâm thần Stanley tại Viện Broad thuộc Viện công nghệ Massachusetts (MIT) và Đại học Harvard; và Yujia Alina Chan, một nhà nghiên cứu tại Viện Broad.

Chan nói trong một email gửi cho Thời báo Đại Kỷ Nguyên (The Epoch Times) rằng nghiên cứu cho thấy SARS-CoV-2 “thích nghi tốt với con người’’.

Bài báo “đã tìm thấy và tuyên bố rằng hiện tại không có bằng chứng di truyền nào hỗ trợ cho lý thuyết rằng SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm’’, cô nói thêm.

Virus có nguồn gốc từ Trung Quốc năm ngoái, với những trường hợp đầu tiên được báo cáo ở Vũ Hán. Thành phố có một phòng thí nghiệm virus cấp độ cao.

Ánh Dương

Theo The Epoch Times

Khoa học Nhân thể


BÀI CHỌN LỌC

Virus Corona Vũ Hán lây truyền qua con người tại chợ hải sản ở Trung Quốc, không phải động vật: Nghiên cứu