Vô vi: Vận động viên thể thao 'làm ít hơn' để đạt được thành tích cao hơn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vô vi để các vận động viên đạt được trạng thái “thăng hoa”, cho dù họ đang chơi trận bóng đá, bắn cung hay chơi bất cứ môn thể thao nào. Họ thường nói về hành động của họ trở nên dễ dàng như thế nào khi ở trạng thái đó.

Áp dụng nguyên tắc “Ít hơn tức là nhiều hơn” có thể là chìa khóa mở ra những màn trình diễn lớn trong thế giới thể thao, một nghiên cứu mới cho thấy. Các nhà nghiên cứu ở Singapore và Trung Quốc cho biết cách tốt nhất để đạt được điều này là áp dụng Vô vi, hay nghệ thuật không-làm hoặc không-vì thành tích.

Vô vi là gì?

Các nhà nghiên cứu viết trên Tạp chí Tâm lý học Thể dục và Thể thao Châu Á: “Vô vi là một tư tưởng triết học quan trọng của Trung Quốc, là trung tâm của Đạo giáo”.

“Đề cập đến Vô vi, nó có thể được tìm thấy trong nhiều phần khác nhau của Đạo Đức Kinh của Lão Tử. Ông đưa ra một loạt các bài học về cách sống tự tại và hành động phù hợp với tự nhiên của vũ trụ", nhóm nghiên cứu cho biết thêm.

“Cụm từ Vô vi được hiểu là không nhấn mạnh đến sự tập trung cao độ có chủ ý để đạt một kết quả nào đó, mà vẫn đạt được kết quả một cách tự nhiên. Trong ngôn ngữ Trung Quốc, Vô có nghĩa là hư vô, và Vi dùng để chỉ việc làm hoặc hành động".

Khái niệm Vô vi trong Đạo Đức Kinh nhiều khi bị được hiểu lầm là không nên làm gì cả. Nhưng thật ra Lão Tử khuyên rằng làm mà như không làm, và không làm những điều không nên làm. Ông cũng viết rằng nước tuy mềm mại uyển chuyển nhưng có thể chảy đến bất cứ nơi nào, và với một khối lượng lớn thì có thể làm lở cả đất đá.

Như vậy Vô vi có thể ví von với cách hành xử của nước. Quan niệm Vô vi của Lão Tử có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, không những chỉ vào thời đó, mà cho cả ngày nay.

Áp dụng Vô vi trong thể thao thành tích cao

Các nhà tâm lý học thể thao khuyến khích các vận động viên thực hành Chánh niệm như một phần của quá trình chuẩn bị tinh thần trước các cuộc thi đấu thể thao lớn.

Nói chung, rèn luyện Chánh niệm sẽ giúp mọi người có được tâm thái bình thản tại chính thời điểm cần thiết. Những bài tập như vậy thường giúp mọi người đạt được mức độ tập trung cao hơn và thậm chí có thể mang lại cảm giác “Thăng hoa” (Flow) trong hành động của họ. Đó là nơi Vô vi xuất hiện.

“Đã có những cuộc thảo luận về sự giống nhau giữa Vô vi và trạng thái Thăng hoa trong tài liệu nghiên cứu. Với việc tăng cường áp dụng Chánh niệm trong tâm lý học thể thao, chúng tôi muốn thuyết phục các đồng nghiệp trong lĩnh vực này xem xét lựa chọn và thực hành Vô vi”, tác giả chính Ying Hwa Kee, phó giáo sư tại Viện Giáo dục Quốc gia tại Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore, giải thích. trong một bản phát hành trên phương tiện truyền thông.

Liệu Vô vi có giúp nâng cao thành tích thể thao trong thời đại đại dịch?

Các tác giả nghiên cứu lưu ý đánh giá của họ về mối liên hệ giữa Vô viChánh niệm. Họ đã làm nổi bật các nghiên cứu trước đây, cho thấy lợi ích của việc luyện tập Vô vi của các kiếm sĩ và cung thủ.

Với suy nghĩ đó, phương pháp huấn luyện thể thao “không tích cực”, chính là thứ mà các vận động viên cần thay đổi khi đại dịch đang diễn ra. Có thể áp dụng như một phương pháp để mọi người chuẩn bị cho các cuộc thi đấu thể thao sắp tới.

“Cải thiện thành tích của các vận động viên chỉ là một khía cạnh mà chúng tôi xem xét,” Kee nói. “Những người tham gia môn thể thao ưu tú không thể luyện tập trong thời kỳ đại dịch đã tuyên bố rằng mặc dù chiến thắng và đứng đầu là điều tuyệt vời, nhưng giờ đây họ nhận ra rằng đó chỉ là 'một khoảnh khắc trong ánh mặt trời'".

Sự hiểu biết sâu hơn về Vô vi và không-vì thành tích cũng có thể bổ sung thêm các khía cạnh mới cho cách nhìn nhận về sự "thành công" trong thể thao.

Theo Study Finds



BÀI CHỌN LỌC

Vô vi: Vận động viên thể thao 'làm ít hơn' để đạt được thành tích cao hơn