Xe tăng Abrams của Mỹ sắp tham chiến ở Ukraine hiện đại thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Xe tăng Abrams mà Mỹ quyết định hỗ trợ cho Ukraine có nhiều điểm mạnh, nhưng cũng có điểm yếu. Tuy nhiên, điều này đã đáp ứng lòng mong muốn của Kiev kể từ đầu cuộc xung đột cho đến nay.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 25/01 thông báo Mỹ sẽ triển khai 31 xe tăng M1 Abrams tới Ukraine trước lo ngại Nga có thể tiến hành một đợt tấn công mới trong mùa xuân.

Cùng với đó, Đức và Ba Lan đã quyết định sẽ cung cấp xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất cho Ukraine. Ngoài ra, Anh cũng cho biết sẽ chuyển giao cho Kiev xe tăng hạng nặng Challenger 2.

Hiện nay đây là loại xe tăng chiến đấu chủ lực thông dụng nhất của quân đội Hoa Kỳ, tuy nhiên việc vận hành nó cũng phức tạp và cần đến hệ thống hậu cần thích hợp đi kèm..

Xe tăng Abrams của Mỹ

M1 Abrams là xe tăng chiến đấu chủ lực được quân đội Mỹ đưa vào trang bị từ những năm 1980, nó được đặt theo tên Đại tướng Creighton W. Abrams – cựu tham mưu trưởng Lục quân Mỹ từ 1972 đến 1974.

Sau nhiều thập kỷ, M1 có nhiều bản nâng cấp khác nhau và được biên chế chủ yếu cho lục quân và thủy quân lục chiến Mỹ. Các xe M1 (phiên bản M1A1, M1A2) đã được sử dụng trong 2 cuộc chiến tranh vùng Vịnh, một số cuộc xung đột khác ở Trung Đông và được xuất khẩu sang nhiều nước khác.

So với các dòng xe tăng khác, M1 được đánh giá có khả năng cơ động cao nhờ vào hệ thống động cơ tuabin khí, cùng với đó hệ thống giáp tích hợp.

Một điểm đặc biệt của M1 Abrams là khoang chứa đạn của xe nằm tách biệt với khoang chiến đấu của kíp lái, điều này giúp bảo vệ binh sĩ trong các tình huống xe tăng bị tấn công.

Vũ khí chính của M1 Abrams là pháo nòng trơn 120 mm, nó có thể bắn nhiều loại đạn pháo khác nhau, kể cả đạn xuyên giáp.

Xe tăng M1 cũng được xem là một trong những thành tựu lớn của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ khi nó được trang bị hệ thống giáp tích hợp nhiều lớp có thể vô hiệu hóa hoặc làm giảm hiệu quả các loại đạn, tên lửa chống tăng. Điều này giúp tăng khả năng sống sót của kíp lái trên chiến trường.

So với xe tăng Nga như thế nào?

Theo New York Times, xe tăng Nga thường nhỏ hơn và chậm hơn, chạy bằng động cơ diesel và dễ bị phát hủy trước các loại vũ khí chống tăng.

Hầu hết xe tăng của Nga hiện tại được thiết kế từ thời Liên Xô, với thiết kế đặc trưng là hệ thống nạp đạn tự động và khoang chứa đạn được đặt ngay bên dưới vị trí ngồi của kíp lái. Một khi bị đạn chống tăng đánh trúng, khoang chứa đạn trên các xe tăng Nga hoàn toàn có thể phát nổ ngay lập tức.

Các xe tăng mới hơn của Nga cũng được trang bị giáp phản ứng nổ để bảo vệ các vị trí dễ bị tổn thương hơn, nhưng chúng không thể ngăn chặn các vũ khí chống tăng dẫn đường như Javelin và NLAW.

Theo Tass, chuyên gia quân sự Nga Sergey Suvorov cho rằng các xe tăng Abrams đã cho thấy điểm yếu trước đối phương trong chiến dịch ở Iraq. Ông nói "Kinh nghiệm chiến đấu ở Iraq đã cho thấy chúng có thể bị lửa phá hủy. Tháp pháo của xe tăng này từng bị pháo 100mm của xe tăng T-55 xuyên qua”.

Một máy phát điện phụ được lắp đặt phần phía sau của tháp pháo để cấp điện cho các hệ thống điện tử hiện đại cũng là một điểm yếu trong các phiên bản xe tăng Abrams được điều chỉnh sau này của Mỹ.

Xe tăng Abrams từng tham chiến ở đâu?

Chiến trường lớn nhất M1 Abrams từng hoạt động ở là Trung Đông, với những chiếc Abrmas đầu tiên được chuyển giao cho Saudi Arabia vào năm 1990. Chỉ một năm sau đó, chúng tham gia vào Chiến tranh Vùng Vịnh 1991.

Ở thời điểm đó, xe tăng Abrams của Mỹ có thể dễ dàng tiêu diệt xe tăng T-72 của Iraq từng khoảng cách hơn 3 km.

Đến năm 2003, xe tăng Abrams tiếp tục được sử dụng trong Chiến tranh Iraq 2003 và Chiến tranh Afghanistan 2010.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm:

 

 

Khoa học Công nghệ


BÀI CHỌN LỌC

Xe tăng Abrams của Mỹ sắp tham chiến ở Ukraine hiện đại thế nào?