10 sự kiện kinh tế toàn cầu nổi bật năm 2022 (phần 1)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các sự kiện kinh tế toàn cầu nổi bật năm 2022 dường như đang vẽ một bức tranh triển vọng u tối cho năm 2023. Chúng ta chờ đợi một năm mới đầy thách thức và bất định.

Elon Musk mua lại Twitter, công bố hồ sơ kiểm duyệt thao túng bầu cử của nền tảng này

Elon Musk của Tesla và Starlink nổi tiếng hiện sở hữu Twitter. Thỏa thuận trị giá 44 tỷ USD là thương vụ mua lại phương tiện truyền thông xã hội lớn nhất kể từ khi Facebook mua lại WhatsApp vào năm 2014.

Trước khi Elon Musk mua lại, Twitter là một công ty đại chúng được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán New York. Kể từ khi công ty ra mắt công chúng vào năm 2013, các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức có thể mua cổ phiếu của công ty trên thị trường mở. Trên thực tế, Musk đã mua 9,2% cổ phần của Twitter trước khi đưa ra lời đề nghị mua lại toàn bộ công ty và sở hữu nó.

9,2% cổ phần của Musk đủ để đảm bảo một ghế trong hội đồng quản trị. Nó cũng có thể khiến Musk trở thành cổ đông lớn nhất của công ty, lấn át cả 2% cổ phần của người sáng lập Twitter Jack Dorsey.

Ngay sau khi mua lại Twitter, Elon Musk đã cải tổ triệt để nhân sự vận hành nền tảng này, đặc biệt công bố hồ sơ của Twitter. Hàng loạt chính sách kiểm duyệt của Twitter được phơi bày qua việc Elon Musk tiết lộ hồ sơ như: kiểm duyệt đặc biệt với Tổng thống Donald J. Trump; kiểm duyệt thông tin về ‘máy tính xách tay đến từ địa ngục” của Hunter Biden, con trai đương kim thủ tướng Joe Biden; kiểm duyệt mọi tranh luận khoa học về vaccine Covid-19, sẵn sàng bị miệng tất cả các nhà khoa học, các nạn nhân của vaccine, ý kiến hay báo cáo của các bác sỹ về tình hình bệnh dịch, vaccine và các nạn nhân của nó,... Tệ hơn, hồ sơ của Twitter khi được tiết lộ cho thấy mục tiêu đàn áp thông tin để có lợi cho đảng phái trong cuộc bầu cử tổng thống 2020.

Hồ sơ Twitter đang được tiết lộ ngày một nhiều, có thời điểm, tỷ phú Elon Musk tuyên bố rằng tính mạng của ông và gia đình bị đe doạ.

Câu chuyện Twitter rơi vào tay Elon Musk không còn là câu chuyện kinh doanh thuần tuý nữa. Nó cho thấy cuộc chiến tranh khốc liệt đang diễn ra trong lòng nước Mỹ, giữa bảo thủ và cấp tiến, giữa tự do ngôn luận truyền thống và tự do ngôn luận trong tường lửa của các ông lớn công nghệ. Khu vực tư nhân, các tỷ phú công nghệ, đang trở thành nơi kiểm duyệt thông tin cho nước Mỹ và toàn cầu, để phục vụ quyền lực chính trị, kinh tế của một thế lực nào đó.

Lạm phát lan nhanh khắp toàn cầu, liên tiếp lập lỷ lục ở nhiều nơi

Tại Mỹ, $1 vào năm 2021 có sức mua tương đương với khoảng $1,10 hiện nay. Đồng USD có tỷ lệ lạm phát bình quân 7,75% trong 12 tháng qua. Kết quả là, giá trị thực của đồng đô-la đã giảm trong thời gian gần đây. Sức mua giảm 7,75% vào năm 2022 so với năm 2021. Trung bình, bạn sẽ phải chi thêm 7,75% vào năm 2022 so với năm 2021 cho cùng một mặt hàng.

Điều này có nghĩa là giá ngày nay cao hơn 1,10 lần so với giá trung bình kể từ năm 2021, theo chỉ số giá tiêu dùng của Cục Thống kê Lao động. Một đô-la ngày nay chỉ mua được 90,909% những gì nó có thể mua được vào thời điểm đó.

Không chỉ Mỹ, khu vực kinh tế chung Châu Âu có lạm phát liên tục đạt kỷ lục mới, lên tới 10,6% (so cùng kỳ) vào tháng 10/2022 và sau đó hạ nhiệt còn 10,1% vào tháng 11/2022.

Trên phạm vi toàn cầu, Việt Nam thuộc nhóm những nền kinh tế có mức lạm phát trung bình 4-6%. Trong khi đó, có nhiều nền kinh tế đang có lạm phát ở mức hai con số, tập trung ở châu Âu, châu Phi và Nam Mỹ, như Pakistan (hơn 23%); Ethiopia (gần 31%); Nga (14,2%); Ukraine (gần 25%); Đức và Anh (đều hơn 10%); Argentina (83%); Venezuela (hơn 114%)…

Lạm phát bùng phát khắp toàn cầu sau hàng thập kỷ các nền kinh tế duy trì chính sách lãi suất thấp, in tiền và thúc đẩy tăng trưởng bằng chi tiêu công (vốn không hiệu quả so với khu vực kinh tế tư nhân). Đầu cơ và dòng tiền đổ vào các khu vực kinh tế tạo ra ít hoặc không tạo ra giá trị gia tăng là nguyên nhân dẫn tới lạm phát bùng phát sau đó. Ngoài ra, các khoản chi khổng lồ cho phòng chống dịch bệnh Covid-19 năm 2020 - 2021 cũng góp phần thúc đẩy lạm phát tăng nhanh hơn bên cạnh việc giá hàng hoá tăng vọt vì đứt gãy chuỗi cung ứng. Lạm phát tác động không cân xứng đến người tiêu dùng có thu nhập thấp, làm tăng lãi suất cho người đi vay, làm giảm sức mua của mọi người và có thể dẫn đến suy thoái kinh tế, thậm chí là khủng hoảng tài chính (vỡ nợ các thị trường tài sản tài chính) khi chính sách tiền tệ đảo chiều.

Giá dầu tăng kỷ lục kể từ 2008 do chiến tranh, xung đột địa chính trị

Dầu thô Brent của Châu Âu, dầu thô WTI của Hoa Kỳ và rổ của OPEC là ba trong số các tiêu chuẩn quan trọng nhất được các thương nhân sử dụng làm tham chiếu cho giá dầu và xăng. Vào tháng 3 năm 2022, giá dầu tăng vọt lên mức cao chưa từng thấy kể từ năm 2008 do chiến tranh Nga-Ukraine.

Thực tế cuộc chiến Nga - Ukraine không phải là nguyên nhân chính và duy nhất thúc đẩy giá dầu thô tăng vọt. Mà nguồn cung dầu thô đã bị hạn chế bởi chính sách năng lượng xanh của Mỹ và EU. Bản chính quyền ông Biden và thế giới Ả-rập không hoà hợp đã dẫn tới nguồn cung dầu thô bị thắt chặt, thúc đẩy giá tăng ngoài dự báo.

Giá dầu thô chỉ giảm dần nửa cuối năm 2022 khi cầu suy giảm ở Trung Quốc và toàn cầu. Dù vậy, mức giá dầu thô WTI bình quân năm 2022 ở mức 90 USD/thùng.

Giá dầu thô tăng đã góp phần bùng phát lạm phát ở Mỹ, EU và khắp toàn cầu. Không có cách nào khác, Mỹ kêu gọi các đồng minh sử dụng dầu dự trữ để cân bằng giá. Dự trữ chiến lược dầu thô của Mỹ nhanh chóng giảm về mức thấp nhất kể từ năm 1984.

Vỡ nợ bất động sản Trung Quốc

Theo ước tính của Moody’s, bất động sản và các ngành liên quan chiếm hơn 1/4 nền kinh tế Trung Quốc. Nhưng thị trường này bắt đầu vỡ nợ, giá cả sụt giảm thê thảm, thanh khoản tồi tệ. Trước sự tê liệt của thị trường bất động sản, Trung Quốc đã đưa ra gói 16 giải pháp mạnh, chủ yếu mở rộng cung tiền, tín dụng cứu trợ các dự án, doanh nghiệp bất động sản còn có khả năng phục hồi.

Hàng loạt các ông lớn BĐS Trung Quốc phá sản, trên đà phá sản và khối nợ lên tới hàng ngàn tỷ USD, cả trong và ngoài nước.

Các nhà phát triển Trung Quốc khác cũng đã vỡ nợ đối với trái phiếu bằng đô-la kể từ tháng 12 năm 2021 bao gồm Evergrande, Kaisa Group và Sunac China. Cuộc khủng hoảng thanh khoản bắt đầu sau khi Bắc Kinh trấn áp việc vay mượn quá mức của các nhà phát triển bất động sản.

Thị trường TPDN trong nước lớn hơn nhiều, lên tới 12 nghìn tỷ USD. Trong đó, phần đã là TPDN thuộc ngành bất động sản (BĐS).

Theo Bond Supper Mart, kể từ đầu năm 2022 đến nay, tâm lý đối với lĩnh vực bất động sản Trung Quốc ngày càng tiêu cực; ngày càng có nhiều nhà phát triển bất động sản ngoài quốc doanh rơi vào khủng hoảng thanh khoản, dẫn đến vỡ nợ trái phiếu hoặc phải đưa ra đề xuất gia hạn cho trái chủ. Hiện tại, tỷ lệ vỡ nợ (vỡ nợ thực tế cộng với vỡ nợ kỹ thuật) của trái phiếu USD bất động sản Trung Quốc đã tăng lên hơn 50%. Hơn 50% số trái phiếu này đã giảm xuống dưới 30 USD. Đây là tình huống chưa từng có. Chuyên trang về theo dõi trái phiếu doanh nghiệp này để lại bình luận "các nhà đầu tư trái phiếu bất động sản Trung Quốc đều lo lắng và sợ hãi".

Theo Caixin Global, 200 nhà phát triển BĐS lớn ở Trung Quốc sẽ cần trả các khoản nợ tổng trị giá 175,5 tỷ nhân dân tệ (26 tỷ USD) vào tháng 6 và tháng 7, khoảng 61% tổng số tiền đáo hạn trong nửa cuối năm, theo dữ liệu từ công ty tư vấn BĐS China Real Estate Information Corp (CRIC). Như vậy, có nghĩa là khoảng 42 tỷ USD nợ TPDN quốc tế (phát hành bằng USD) sẽ đến hạn từ nay đến hết năm 2022.

Tăng trưởng đình trệ khắp toàn cầu

Lạm phát tăng “nóng”, lãi suất liên tiếp được nâng lên và cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài đang khiến cho nền kinh tế thế giới gần như đang chắc chắn hướng tới vực suy thoái.

OECD hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 cho năm 2023 xuống còn 2,2%, giảm so với mức 2,8% trong dự báo hồi tháng 6.

Báo cáo của OECD cũng cho thấy triển vọng tăng trưởng của các quốc gia trong Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đều bị giảm, ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia và Anh.

Nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ được dự báo sẽ chỉ tăng trưởng 0,5% vào năm 2023. Trong khi đó, OECD cũng giảm dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc trong năm nay và năm 2023 lần lượt xuống còn 3,2% và 4,7%.

Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cũng sẽ ghi nhận mức tăng trưởng ít ỏi là 0,3%, giảm mạnh so với mức dự báo trước đó là 1,6%.

Tổ chức này cũng lưu ý cuộc xung đột Nga-Ukraine đã làm trầm trọng thêm áp lực lạm phát khi chi phí sinh hoạt đã gia tăng nhanh chóng.

Ngoài các đợt bùng phát dịch COVID-19 đã tác động đến nền kinh tế toàn cầu, việc tăng lãi suất trong bối cảnh các ngân hàng trung ương nỗ lực kiềm chế lạm phát cũng khiến tăng trưởng bị ảnh hưởng theo. OECD nâng dự báo lạm phát của G20 lên 8,2% cho năm 2022 và 6,6% cho năm tới.

Chỉ số biến động kinh tế của tập đoàn tài chính Citi Group, dùng để đo lường mức độ chính xác các số liệu kinh tế so với dự báo, giảm mạnh tại châu Âu và Mỹ.

Ông Vincent Manuel, Giám đốc Thông tin (CIO) của công ty quản lý tài sản Indosuez Wealth Management cho biết lòng tin của người tiêu dùng có xu hướng giảm, phản ánh sức mua ngày càng yếu, và đây cũng là chỉ báo về nguy cơ suy thoái kinh tế.

Thuỷ Tiên - Thanh Đoàn

Còn nữa…



BÀI CHỌN LỌC

10 sự kiện kinh tế toàn cầu nổi bật năm 2022 (phần 1)