100 năm ĐCSTQ: Hội chứng kinh tế Stockholm và nền kinh tế quái vật (Kỳ 1)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong 100 năm tồn tại, ĐCSTQ dành 6 thập kỷ để chiếm quyền, thôn tính của cải, quyền lực và đàn áp, 4 thập kỷ cuối được sử dụng để tạo tiền cho giới tinh hoa và khẳng định sự tồn tại hợp pháp của mình. Bốn thập kỷ tăng trưởng kinh tế song hành với đàn áp đẫm máu dân tộc thiểu số, đức tin, bất đồng chính kiến, lừa dối toàn thế giới, ĐCSTQ đã tạo ra một quái thai kinh tế chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Dù vậy, buổi hoàng hôn của nền kinh tế khổng lồ này đã đến bởi chính những mâu thuẫn gay gắt nhất trong lòng của nó.

Các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ, trong 100 năm tồn tại, đã chơi một trò chơi bậc thầy về kinh tế. Không nghi ngờ gì nữa, ĐCSTQ là ảo thuật gia kinh tế - tài chính xảo trá nhất toàn cầu. Chỉ có điều, những gì họ làm không phải là thành tựu cho sự thịnh vượng của người Trung Quốc hay địa cầu này, mà là thôn tính tài sản cho giới tinh hoa của ĐCSTQ, đảm bảo quyền lực vĩnh viễn cha truyền con nối trong các gia tộc thuộc giới tinh hoa này. Họ tạo ra một nền kinh tế kền kền có một không hai trong lịch sử nhân loại.

Cựu Tổng thống Nixon đã từng thốt lên vào những ngày cuối đời “Tôi sợ rằng mình đã tạo ra một con quỷ Frankenstein khi mở cửa ra thế giới cho ĐCSTQ”. Và ông đã đúng.

Hội chứng kinh tế Stockholm

ĐCSTQ tự ca ngợi sự sáng suốt trong chương trình cải cách kinh tế của họ hồi thập kỷ 1970. Nhờ "cải cách", tiền bạc, tri thức, công nghệ, nguồn lực của giới tư bản đổ về Trung Quốc tìm kiếm lợi nhuận nhờ sức lao động giá rẻ của người dân Trung Quốc đang đói khát. ĐCSTQ cho rằng đó là thành công nhờ chỉ đạo sáng suốt của Đảng. Một minh chứng hùng hồn cho sự tồn tại hợp pháp của Đảng. Thậm chí tuyên truyền của đảng còn mạnh mẽ đến mức, họ khẳng định "không có ĐCSTQ thì không có đất nước và dân tộc Trung Hoa". Nhiều người Trung Quốc bắt đầu tin vào điều đó. Thế giới cũng vậy.

Nhưng ĐCSTQ đã cải cách gì? ĐCSTQ chỉ trả lại cho người dân Trung Quốc, những tù nhân [nạn nhân] của họ chút quyền lợi mà chính họ đã tước đoạt đi trước đó. Tù nhân sau khi bị cướp đoạt hết quyền lợi, tài sản thì phẫn nộ. Nhưng phẫn nộ ấy đã bị ĐCSTQ dùng hết cuộc thanh trừng này đến cuộc đàn áp đẫm máu khác đè bẹp xuống, tâm phẫn nộ sớm bị thay thế bằng tâm sợ hãi. Sau khi tù nhân sợ hãi đủ rồi, đất nước đủ kiệt quệ vì mải miết thanh trừng phe phái, ĐCSTQ lúc này dùng chiêu bài "cải cách kinh tế" để tiếp tục tồn tại.

Thực chất của cải cách kinh tế chính là trả lại cho người dân Trung Quốc một chút quyền cơ bản đã bị ĐCSTQ tước đoạt từ năm 1949, đó là quyền được tự do kinh doanh, quyền được hưởng thành quả lao động của mình theo công sức đã bỏ ra. Những thứ quyền cơ bản đã mất đi, nay được giải phóng trở về khiến người Trung Quốc cảm kích không thôi. Lúc này, các tù nhân của ĐCSTQ (người dân Trung Quốc) trở nên cảm kích trước sự "sáng suốt của đảng" như được tuyên truyền. Đây chính là hội chứng Stockholm kinh điển mà ĐCSTQ vận dụng cực kỳ thành công. Nó khống chế, tước đoạt và ban phát thứ chính nó đã cướp đi để trở thành kẻ được hàm ơn, dùng khái niệm bị đánh tráo này để đảm bảo tính chính danh của mình.

Không chỉ người dân Trung Quốc bị mắc lừa, Mỹ và Châu Âu cũng bị mắc lừa trước 'cải cách kinh tế' của ĐCSTQ. Mỹ và Châu Âu đã tin rằng, cùng với sự cải cách kinh tế, sự thịnh vượng, bình thuốc độc là ĐCSTQ sẽ bớt độc, nó sẽ thay đổi chính mình để trở thành một thể chế tự do và dân chủ. Nhưng thời gian chứng minh rằng Mỹ và Châu Âu đã quá ngây thơ.

Trung Quốc đã không cải cách và không bao giờ có ý định làm như vậy. Một số người thậm chí còn cho rằng ĐCSTQ đã lừa dối Washington kể từ năm 1972, khi Tổng thống Mỹ Richard Nixon tới Trung Quốc và bình thường hóa quan hệ với Bắc Kinh. Theo quan điểm này, Trung Quốc chỉ đơn thuần giả vờ khao khát tự do hóa. Đó là cách hiểu sai về đường lối kinh tế của Trung Quốc.

Cộng hòa nhân dân Trung Hoa siêu cường toàn cầu mới nổi. Đấu tranh giành quyền tối cao giữa Mỹ và Trung Quốc. Ảnh biểu tượng về các chủ đề kinh tế, công nghiệp, tội phạm mạng, gián điệp công nghiệp, v.v ... Bức ảnh thể hiện một quả địa cầu trên lá cờ của Trung Quốc và Hoa Kỳ. (Ulrich Baumgarten/ Getty Images)
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa siêu cường toàn cầu mới nổi. Cạnh tranh giành quyền tối cao giữa Mỹ và Trung Quốc. Ảnh biểu tượng về các chủ đề kinh tế, công nghiệp, tội phạm mạng, gián điệp công nghiệp, v.v ... Bức ảnh thể hiện một quả địa cầu trên lá cờ của Trung Quốc và Hoa Kỳ. (Ảnh của Ulrich Baumgarten/ Getty Images)

Trong thời kỳ cải cách do Đặng Tiểu Bình khởi xướng vào năm 1978, đảng này đã nới lỏng quyền kiểm soát đối với các lực lượng kinh tế như lạm phát, dòng vốn nội bộ và thất nghiệp. Để thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới, Bắc Kinh để người nước ngoài vào các góc nhạy cảm về mặt chiến lược của nền kinh tế Trung Quốc, chẳng hạn như viễn thông và hàng không vũ trụ. ĐCSTQ đã hy sinh những con bò thiêng của ý thức hệ cộng sản trên đường đi thâu tóm quyền lực của nó.

Khi Đặng bắt đầu quá trình cải cách, nhà nước đang ấn định hầu hết các mức giá cho hàng hóa và dịch vụ; vào thời điểm Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001, tất cả giá cả vẫn bị ấn định bởi ĐCSTQ ngoại trừ một số mức giá đã được ấn định bởi cạnh tranh thị trường.

Sự can thiệp của nhà nước giảm và việc dỡ bỏ các rào cản đầu tư xuyên biên giới, phí nội bộ và thuế đã làm thay đổi quỹ đạo kinh tế của Trung Quốc. Trong những thập kỷ sau năm 1978, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm từ 5,5 phần trăm trở xuống - điển hình cho các nước thu nhập thấp - đã tăng tốc lên mức hai con số, biến Trung Quốc thành một đầu tàu kinh tế, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu sau 4 thập kỷ "cải cách".

Dòng tiền đẫm máu

Nhưng sự giàu có của Trung Quốc ngày nay có một phần được tạo ra bởi dòng tiền đẫm máu. Sự kiện đại dịch covid-19 khiến cả thế giới phẫn nộ về cách kiếm tiền của Trung Quốc. Cách kiếm tiền từ máu và thi thể của con người không mới mẻ gì ở Trung Quốc. Nó có lịch sử kiếm tiền dựa trên sự chết chóc của đồng bào, của hỗn loạn Trung Đông trong nhiều thập kỷ tăng trưởng hai con số.

Virus Corona Vũ Hán đã giáng một đòn nặng nề vào kinh tế của mọi quốc gia. Tuy nhiên, Trung Quốc - nhà “xuất khẩu” con virus quái ác này, lại đang tài tình sử dụng sự bùng phát khủng khiếp hiện nay để làm giàu cho chính mình, xuất khẩu khối lượng lớn vật tư y tế kém chất lượng sang phương Tây và đánh bóng tên tuổi bản thân như thể là “vị cứu tinh của nhân loại” dù bản thân chính là “tội đồ” thế kỷ… ĐCSTQ đã giấu dịch, lan dịch và tuyên truyền về “dập dịch thành công” nhờ nội lực và công nghệ y học để kiếm tiền trong sự hỗn loạn. Trong sự hoảng loạn và khan hiếm vật tư y tế toàn cầu, Trung Quốc “tận lực” xuất khẩu vật tư y tế để “cứu vớt thế giới”...

"Trung Quốc đã tạo ra chất độc và đang bán thuốc giải cho thế giới", chuyên gia đối ngoại Gordon Chang nói với Fox News như vậy. Và một tin không vui với Bắc Kinh là rất nhiều trong số “thuốc giải” mà họ cung cấp là hàng lỗi.

Ngày 29/3/2020, Bộ Y tế Philippines cho biết nước này không sử dụng một số bộ xét nghiệm Covid-19 do Trung Quốc tặng vì thiếu chính xác, theo tờ Philippine Daily Inquirer. Thứ trưởng Y tế Maria Rosario Vergeire cho biết các bộ xét nghiệm chỉ có độ chính xác khoảng 40% so với các bộ xét nghiệm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Tây Ban Nha cũng trong tình trạng tương tự khi nhận thấy rằng bộ xét nghiệm nhanh của Trung Quốc được quảng cáo độ chính xác 80%, nhưng kết quả thực tế chỉ đạt 30%. Do vậy, thủ đô Madrid của Tây Ban Nha đã ngừng sử dụng các bộ kit xét nghiệm nhanh COVID-19 được phát triển bởi một công ty Trung Quốc. Đồng thời, Bộ Y tế Tây Ban Nha cũng yêu cầu thay thế bộ kit xét nghiệm này sau khi phát hiện có nhiều sai sót, theo báo SCMP.

Trước đó, Cộng hòa Séc cũng cho biết, khoảng 80% bộ xét nghiệm COVID-19 từ Trung Quốc cho kết quả sai. Do đó, các bác sĩ nước này phải dựa vào phương pháp xét nghiệm truyền thống, trang iROZHLAS của Đài phát thanh Séc hôm 23/3/2020 đưa tin.
Ngày 28/3/2020, Bộ Y tế Hà Lan cũng thu hồi 600.000 chiếc trong số 1,3 triệu khẩu trang được sản xuất ở Trung Quốc do không đạt tiêu chuẩn an toàn. Theo AFP, Bộ Y tế Hà Lan phát hiện khẩu trang có tấm lọc khí bị lỗi và không che kín vùng cần bảo vệ trên mặt.

Phần đa thế giới vì “mắc lỡm” tuyên truyền và số liệu “ảo” của Trung Quốc nên đã phối hợp với bầy “kền kền” thực hiện việc "đóng cửa" nền kinh tế của mình. Trong khi cả thế giới đóng cửa nền kinh tế, một mình Trung Quốc mở cửa. Việc đóng cửa nền kinh tế gây ra số lượng chết chóc tăng đến đến chấn động lương tâm. "Đóng cửa" tương quan với tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân cao hơn - chứ không thấp hơn so với những nơi mở cửa nền kinh tế - cộng động xã hội của họ [1].

Thụy Điển, đất nước không nghe lời tổ chức y tế thế giới và Trung Quốc, vượt qua đại dịch bình yên với tỷ lệ tử vong năm 2020 bằng với năm 2019 và ở mức thấp nhất trong lịch sử [2].

Nhưng đau xót hơn, theo số liệu báo cáo của CDC Hoa Kỳ, những con số lạnh lùng về cái chết KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN COVID tăng vọt do đóng cửa thôi thúc lương tâm của bất kỳ ai.

Tỷ lệ tỷ vong cao hơn bình thường bình thường có nguyên nhân không liên quan tới Covid-19 (Nguồn: Báo cáo CDC Hoa Kỳ, Tháng 4/2021)

Dữ liệu đáng ngạc nhiên nhất liên quan đến nhóm tuổi 25-44. Đây là nhóm có tỷ lệ tử vong do nhiễm Covid thấp nhất, ở mức 0,0092%, có nghĩa là Covid-19 hầu như không phải là một căn bệnh đối với hầu hết tất cả mọi người trong nhóm này. Tuy nhiên, họ đang chết với tốc độ cao hơn nhiều so với dự kiến, 77%, và chủ yếu là do các vấn đề không liên quan đến Covid. Và giờ đây, nhóm người ở độ tuổi này được khuyến cáo là phải tiêm vaccine. Nhiều báo cáo về bệnh viêm cơ tim, về đột quỵ, hoặc những cái chết bất thường do sốc phản vệ hoặc không xác định sau tiêm vaccine được công bố ở nhóm người trong độ tuổi lao động khỏe mạnh nhất cộng động này.

Không chỉ kiếm tiền trên sinh mệnh con người nhờ Covid-19, Bắc Kinh có lịch sử kiếm tiền máu trong suốt 20 năm qua và tiền máu vẫn đang tiếp sức cho ĐCSTQ trong ngày kỷ niệm 100 năm thành lập này.

Trong hơn một thập kỷ, các nhà điều tra đã thu thập bằng chứng cho thấy ĐCSTQ đang giết chết các tù nhân lương tâm, hầu hết là những học viên của môn tu luyện bị đàn áp - Pháp Luân Công - để lấy nội tạng của họ và bán chúng trên thị trường cấy ghép. ĐCSTQ đã thành công phát triển một ngành du lịch ghép tạng khổng lồ nhất toàn cầu, mức siêu lợi nhuận từ ngành này luôn là một bí mật với phần còn lại của nhân loại.

Theo Wall Street Journal đưa tin, Trung Quốc đã bị buộc tội về một hành vi thương mại khủng khiếp là buôn bán các cơ quan nội tạng của con người. Điều này khá khó để chứng minh, bởi vì nội tạng của nạn nhân đã bị xử lý và xác bị hỏa thiêu ngay sau đó. Nhưng ngày càng nhiều các nhân chứng là các bác sĩ, cảnh sát và cai ngục có liên quan đã bước ra chứng thực tội ác này.

Không chỉ Wall Street Journal, hàng loạt các kênh truyền thông dòng chính như Forbes, Fox News, CNN,... cũng đã đưa ra các bằng chứng về sự tồn tại của ngành kinh doanh bất lương được che giấu kỹ càng này của Bắc Kinh. Các bằng chứng liên quan đến thời gian tìm kiếm tạng phù hợp, số lượng ca ghép tạng và số lượng tử tù chết trong 1 năm tại quốc gia này.

Bệnh nhân ở Trung Quốc, bao gồm cả người nước ngoài, được hứa hẹn sẽ được ghép tạng chỉ trong vòng vài ngày, thời gian chờ đợi tạng phù hợp lâu nhất chỉ trong 3 tuần. Cựu chính trị gia và công tố viên người Canada David Kilgour, luật sư David Matas, nhà báo người Mỹ Ethan Gutmann và một nhóm các nhà nghiên cứu đã xác nhận điều này bằng cách đóng giả là bệnh nhân và đến các bệnh viện Trung Quốc. Trong khi đó, ở hầu hết các nước phương Tây nơi có nền y học tiên tiến và tỷ lệ người đăng ký hiến tạng lớn, bệnh nhân vẫn phải chờ đợi hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm để cấy ghép. Điều này đặt ra câu hỏi về một nguồn cung tạng sẵn có khổng lồ.

Vào tháng 6/2019, Tòa án độc lập, được thành lập bởi Liên minh quốc tế về Chấm dứt Lạm dụng cấy ghép ở Trung Quốc, điều tra về nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức từ tù nhân lương tâm ở Trung Quốc đã kết luận rằng: "Việc mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công được thực hiện trong nhiều năm trên khắp Trung Quốc với quy mô lớn và điều này vẫn tiếp tục cho đến ngày hôm nay". Thông tin này được nhiều hãng tin quốc tế uy tín đưa tin, như Reuter, Forbes... Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc chưa bao giờ thừa nhận về hành động mổ cướp nội tạng trái phép.

Ngày 26/10/2019, hãng Fox News cũng đăng một bài viết chấn động về việc các học viên Pháp Luân Công bị mổ cướp nội tạng sống. Không như con số 10.000 ca ghép nội tạng/năm mà chính quyền Trung Quốc báo cáo, con số thực tế lên đến 60.000 - 100.000 ca/năm.

buôn bán nội tạng, buon ban noi tang, du lịch ghép tạng, du lich ghep tang, mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công, mo cuop noi tang hoc vien Phap Luan Cong, mổ người lấy nội tạng ở trung quốc, mo nguoi lay noi tang o trung quoc, mo lay noi tang, mổ lấy nội tạng, mổ cắp nội tạng, mo cap noi tang, bắt cóc lấy nội tạng, bat coc lay noi tang, mổ lấy nội tạng trẻ em, mo lay noi tang tre em
Tranh vẽ minh họa mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc của tổ chức Falunart.org

Tiền của Trung Quốc đi đến đâu, thế giới bị đầu độc và bất ổn tới đó

Nguồn tiền khổng lồ từ thế giới và người dân Trung Quốc, từ các ngành kinh doanh phi đạo đức và đẫm máu như vậy đã “chảy vào” tay chính quyền nước này trong suốt 4 thập kỷ qua. Đương nhiên một phần khoản tiền đó cần được tái đầu tư và sinh lời. Điều đáng nói ở đây là, khác với các khoản đầu tư lành mạnh theo phương thức “đôi bên cùng có lợi”, tiền của Trung Quốc rót tới đâu, thế giới bị đầu độc tới đó…

Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn nhất toàn cầu, giăng “bẫy nợ”, chiếm đoạt đất đai, tài nguyên thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Báo cáo của Viện Tài chính Quốc tế (IIF) cho biết, BRI đã “tung ra” hơn 730 tỷ USD vào các dự án đầu tư và xây dựng ở nước ngoài tại hơn 112 quốc gia. Chỉ trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã trở thành một nhà cho vay lớn nhất toàn cầu. Hầu như tất cả các khoản cho vay này đều đến từ chính phủ và các tổ chức do nhà nước Trung Quốc kiểm soát. Các chuyên gia tại Trung tâm Phát triển Toàn cầu (CGD) nhận thấy rằng 15 trong số 68 quốc gia có dự án BRI phải đối mặt với nguy cơ khốn đốn về các khoản nợ lớn - về cơ bản là vỡ nợ hoặc không có khả năng để trả lại những gì họ nợ - trong đó có 8 nước khác đang có nguy cơ rất cao. Khi không thể trả nợ Trung Quốc, quốc gia đó phải sử dụng tài nguyên, cảng biển chiến lược gán nợ cho Trung Quốc (ví dụ như cảng biển của Sri Lanka, gán nợ 99 năm cho Trung Quốc). Một cách thôn tính thuộc địa qua bẫy nợ chưa từng xuất hiện trong lịch sử kinh tế toàn cầu trước đó.

Tiền Trung Quốc đi tới đâu, xuất khẩu tham nhũng tới đó. Ngoài nguy cơ rơi vào bẫy nợ và mất chủ quyền một phần lãnh thổ, mấy năm qua đã có những quốc gia tham gia BRI với Trung Quốc gặp phải sự phản đối ngay từ trong nội bộ do tham nhũng. Ở Malaysia, Thủ tướng Mahathir Mohamad lên cầm quyền, lập tức hủy bỏ ngay các dự án BRI với tổng trị giá 23 tỷ USD, chấp nhận đền bù, vì lý do “vượt quá khả năng tài chính của Chính phủ”. Cựu Thủ tướng Najib Razak của Malaysia bị buộc tội tham nhũng cũng liên quan đến các dự án BRI. Ở Kyrgyzstan bắt giữ 2 cựu Thủ tướng với tội danh nhận tiền “lại quả” từ các công ty xây dựng của Trung Quốc. Ở Pakistan, thái độ phản đối ngày càng tăng đối với các dự án thuộc Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC) sau một cuộc khủng hoảng tài chính ở nước này. Thực tế, dòng tín dụng của Trung Quốc công khai chảy tới các nền kinh tế nghèo, nơi yêu cầu minh bạch thông tin, tiêu chuẩn an toàn, môi trường và giám sát pháp luật thiếu chặt chẽ… Đó là mảnh đất màu mỡ để dòng vốn của Trung Quốc có thể thỏa sức xuất khẩu “văn hóa tham nhũng” tha hóa bộ máy hành chính, quản lý giám sát của nước chủ nhà nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược về ngoại giao và quân sự trong “Giấc mộng Trung Hoa”.

Dòng vốn Trung Quốc đầu tư đến đâu, môi trường bị hủy hoại tới đó. Ông Plamen Tonchev, người đứng đầu khoa châu Á tại Học viện Quan hệ Kinh tế Quốc tế có trụ sở tại Hy Lạp, nhận xét rằng Trung Quốc không chỉ đang xuất khẩu lượng thép và xi măng dư thừa của mình, mà còn xuất khẩu các chuẩn mực lao động thấp kém đi kèm với ô nhiễm và cách thức làm việc mờ ám.

Viện trợ đối ngoại: ‘mồi nhử’ kinh tế nhằm thao túng nguồn tài nguyên thế giới, bành trướng đối ngoại. Thông qua các dự án viện trợ, tiền của Trung Quốc “đi” khắp nơi, kể cả ở những quốc gia nội chiến châu Phi với những kẻ lãnh đạo khát máu và hung tàn như ở Zimbabwe và Sudan. UA Magazine cho biết, viện trợ quốc tế của Trung Quốc mang tính “ý thức hệ”. Trong giai đoạn xảy ra nạn đói từ năm 1958-1962, hàng chục triệu người Trung Quốc bị chết đói. Thế nhưng, khoản tiền “chi viện cho nước ngoài” lại lên đến 2,36 tỷ nhân dân tệ. Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa điên cuồng năm 1973, “viện trợ đối ngoại” của chính quyền này đạt đến mức kỷ lục về chi tiêu tài chính quốc gia, chiếm 7% GDP. Sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, chương trình viện trợ đã trở thành phương tiện để cải thiện các mối quan hệ bị tổn hại trên khắp thế giới.

Tờ Quartz African cho biết, các khoản viện trợ của Bắc Kinh sẽ đổi lấy dầu thô từ Angola và Nam Sudan, kẽm và quặng đồng từ Eritrea, coban từ DR Congo, thuốc lá thô từ Zimbabwe, cũng như sắt và titan từ Sierra Leone. Trung Quốc cũng nhận được 95% xuất khẩu dầu thô của Nam Sudan để đổi lấy các khoản viện trợ cho hạ tầng, kể từ năm 2017. Ngoài ra, theo Los Angeles Times, từ năm 2001 đến năm 2013, tổng vốn đầu tư của Trung Quốc vào châu Mỹ Latinh và Caribe đã tăng từ 1 tỷ USD lên 86 tỷ USD, để đổi lấy việc các công ty nhà nước Trung Quốc hút dầu từ Ecuador và Venezuela, thu mua đậu nành từ Argentina và Brazil, và đồng từ Chile và Peru. Bắc Kinh cũng dễ dàng “qua mặt” tên độc tài Robert Mugabe của Zimbabwe bằng 5 tỷ USD “viện trợ ngoại giao” để lấy được 40 tỷ USD trữ lượng kim loại quý platin của Zimbabwe.

Xâm nhập, lũng đoạn Liên Hiệp Quốc (LHQ) và các cơ quan chuyên môn trực thuộc. Tiền của Trung Quốc rót vào LHQ, các chương trình khuyến khích kinh tế của các tổ chức toàn cầ để đổi lấy sự thao túng. Các quan chức Trung Quốc đang nắm giữ hàng loạt vị trí lãnh đạo quan trọng trong các cơ quan và tổ chức của thế giới. Cụ thể là, trong số 15 cơ quan chuyên môn của LHQ thì [có đến] 4 cơ quan là thuộc sự lãnh đạo của Trung Quốc, và đây chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Cựu trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Kevin Moley cho biết: “Các cơ quan của LHQ giờ đây tràn ngập thực tập sinh và chuyên gia tư vấn của Trung Quốc”. Các chuyên gia cho rằng các nhà lãnh đạo LHQ là công dân Trung Quốc phải thực hiện yêu cầu “trung thành tuyệt đối” với ĐCSTQ.

Bắc Kinh đã đồng hóa chương trình nghị sự địa chính trị lớn của họ “Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường“ (BRI) vào các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc (UN SDGs), làm “câm lặng” những chỉ trích về tội ác tàn bạo vi phạm nhân quyền của chính quyền này, cung cấp các ưu đãi tiền tệ để đảm bảo sự hỗ trợ của các quốc gia thành viên khác và đưa thêm nhiều công dân của mình vào LHQ, theo The Diplomat.

Chi tiêu khủng cho quốc phòng nhằm xâm chiếm Biển Đông, đàn áp nhân quyền. Chỉ đứng sau Hoa Kỳ, Trung Quốc có ngân sách quốc phòng khổng lồ. Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã tăng gần bảy lần trong hai thập kỷ qua, tăng từ 39,6 tỷ USD năm 1999 lên 266,4 tỷ USD vào năm 2019. Năm 2020, con số này tăng thêm 6,6% so với 2019. Hải quân và không quân được hiện đại hóa có tất cả mọi thứ từ tàu ngầm hạt nhân tàng hình và máy bay phản lực chiến đấu đến tên lửa đạn đạo có thể nhắm chính xác các tàu sân bay trên các đại dương. Trung Quốc đang ngày môt hung hăng hơn trên biển, hạm đội tàu cá khổng lồ của Trung Quốc đi tới đâu, tài nguyên biển cạn kiệt tới đó. Thất nghiệp, khủng hoảng của các khu ngư dân trên khắp toàn cầu vì thế mà thống khổ theo. Hạm đội này được xem như sứ giả của thần chết, kẻ tạo ra chiến tranh và tai vạ. Trung Quốc giờ không chỉ ngang nhiên với đường lưỡi bò trải khắp Biển Đông, mà dường như còn sẵn sàng khai hỏa tại bất cứ thời điểm nào với Đài Loan, Biển Đông, Ấn Độ...

Ngoài ra, theo thống kê của tờ Business Insider, chi tiêu được loại trừ khỏi ngân sách quốc phòng chính thức năm 2017, gồm các khoản như: 30 tỷ USD cho Cảnh sát vũ trang nhân dân (PAP), nằm dưới sự kiểm soát của quân đội; 23 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển quân sự bổ sung, và 15 tỷ USD cho việc xuất ngũ và thanh toán hưu trí. Lực lượng PAP gồm công an và lực lượng bán quân sự trên 1 triệu người. Theo ông Navarro, mạng lưới “tình báo” của chính quyền Trung Quốc có khoảng 50.000 công an mạng. Các công an “thật” và “ảo” này không ngừng cùng nhau ngăn chặn và đàn áp hệ tư tưởng của người dân Trung Quốc. Việc chi tiêu của Trung Quốc cho cảnh sát và kiểm soát xã hội hiện đang ngày càng gia tăng nhanh chóng, còn hơn cả chi cho ngân sách quốc phòng.

Nhưng cùng với sự kiện covid-19, với sự hiểu biết về "Giấc mộng Trung Hoa", với sự thật về các cuộc đàn áp nhân quyền, đức tin đẫm máu đang được phơi bày mạnh mẽ, thế giới thức tỉnh, kinh hoàng trước tham vọng kinh khủng của quái thai kinh tế này.
Nền kinh tế kền kền bắt đầu bị phản ứng dữ dội trên khắp toàn cầu, mâu thuẫn nội tại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này cũng trở thành rào cản, thành cái gai đâm vào các mạch máu kinh tế - tài chính của nó. Nhưng ĐCSTQ không có cách nào cải cách nó thêm nữa. Vì đơn giản, cải cách thì phải thừa nhận sai lầm. Các sai lầm trong quá khứ và hiện tại của ĐCSTQ lớn đến mức, chỉ cần im lặng, ĐCSTQ sẽ lập tức bị sụp đổ.

Mời các bạn đón đọc Phần 2: Cái giá cay đắng vì thỏa hiệp với quái vật Frankenstein Trung Quốc.

Thanh Đoàn
NGUỒN TIN THAM KHẢO

https://www.thelancet.com/action/showPdf?pii=S2589-5370%2820%2930208-X
https://knoema.com/atlas/Sweden/Death-rate
https://www.ntdvn.net/phan-tich-va-binh-luan/bac-kinh-nem-qua-bom-nguyen-tu-dong-cua-vao-nen-kinh-te-toan-cau-2020-nhu-the-nao-131628.html
https://www.ntdvn.net/nen-kinh-te-ken-ken-cua-trung-quoc-dang-thuc-tinh-ca-the-gioi-26509.html
https://www.ntdvn.net/nen-kinh-te-ken-ken-cua-trung-quoc-dang-thuc-tinh-ca-the-gioi-26509.html



BÀI CHỌN LỌC

100 năm ĐCSTQ: Hội chứng kinh tế Stockholm và nền kinh tế quái vật (Kỳ 1)