4 chênh lệch chỉ số thể hiện thực trạng kinh tế yếu kém của Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Những con số kinh tế tích cực trong tháng 5 khó có thể khẳng định một sự đảo chiều suy giảm kinh tế có tính hệ thống của Trung Quốc. Đặc biệt, khi đánh giá 4 cặp dữ liệu đáng chú ý, thực trạng tồi tệ của kinh tế Trung Quốc đã diễn ra từ năm ngoái và sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới.

Trung Quốc công bố hàng loạt dữ liệu kinh tế tháng 5; tất cả các dữ liệu đều tốt hơn mong đợi và một số cho thấy sự cải thiện so với tháng trước. Nhưng sự thay đổi của tháng ngay sau một đợt phong tỏa lớn chắc chắn không thể hiện sự đảo chiều đà giảm của nền kinh tế (chuyển sang đi ngang hoặc tăng). Khó có thể biết được liệu có một sự thay đổi có tính hệ thống hay không nếu chỉ đơn giản đánh giá từ xu hướng mới nhất này. Xét cho cùng, dữ liệu kinh tế không giống dữ liệu thị trường, thứ có thể áp dụng các biện pháp phân tích kỹ thuật. Mặc dù một nền kinh tế xấu đi cuối cùng sẽ tới giai đoạn chạm đáy và phục hồi, nhưng khó có thể dự đoán trước điều đó từ các chuỗi dữ liệu riêng lẻ.

4 cặp dữ liệu giúp nhận định về nền kinh tế

Tuy nhiên, ta có thể có một số nhận định khi kết hợp xem xét các chuỗi dữ liệu liên quan. Ví dụ, từ dữ liệu được công bố, khoảng cách giữa tốc độ tăng trưởng doanh số bán lẻ (RS) và sản xuất công nghiệp (IP) thể hiện lượng cầu dư thừa (so với cung). Sự khác biệt về tỷ lệ tăng trưởng tiền rộng M2 và hẹp M0 (tiền hẹp là tiền mặt và các công cụ có tính thanh khoản cao, tiền rộng bao gồm tiền hẹp và các công cụ có tính thanh khoản thấp hơn) đo lường tác động nhân lên của việc tạo ra tiền gửi được lặp đi lặp lại. Khoảng cách giữa tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giá sản xuất (PPI) thể hiện lợi nhuận của các doanh nghiệp, trong khi khoảng cách giữa xuất khẩu (EX) và nhập khẩu (IM) phản ánh lợi nhuận của quốc gia khi tiến hành thương mại với phần còn lại của thế giới.

Đối với mỗi cặp dữ liệu này, bất cứ khi nào có sự chuyển đổi dấu của sự chênh lệch các chỉ số (từ âm sang dương và ngược lại), người Trung Quốc Đại lục gọi đó là "cái kéo", khi một chỉ số cắt ngang cái kia. Từ trực quan có thể thấy rằng triển vọng kinh tế là tốt khi các cặp chênh lệch này là dương. Xem xét thời kỳ sau cơn sóng thần tài chính (cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008) được hiển thị trong biểu đồ kèm theo, lần đầu tiên ghi nhận một số cặp dữ liệu này giảm xuống dưới 0 là vào năm 2016. Đó là một cuộc khủng hoảng thị trường mới nổi nhẹ với tâm bão ở Trung Đông. Mặc dù Trung Quốc bị ảnh hưởng tương đối ít, một số thành phố đã xảy ra khủng hoảng nhà ở và một số công ty đã vỡ nợ.

4 cặp chênh lệch chỉ số thể hiện thực trạng kinh tế yếu kém của Trung Quốc
Bốn chênh lệch chỉ số của Trung Quốc. Đường đậm màu xanh: chênh lệch RS - IP, đường nhạt màu xanh: chênh lệch M2 - M0, đường đứt: chênh lệch CPI - PPI, đường màu đỏ: chênh lệch EX - IM. Các chỉ số tăng trưởng được tính theo cùng kỳ năm trước. (Ảnh: Law Ka-chung)

4 chênh lệch thể hiện thực trạng tồi tệ

Sự suy thoái thực sự đã xảy ra vào năm ngoái khi các cặp chỉ số này rơi vào vùng âm. Điều đó nói lên rằng, cả nhu cầu trong nước (RS - IP) và nhu cầu nước ngoài (EX - MI) đều yếu, tín dụng bị mắc kẹt (M2 - M0), do đó các công ty không thể chuyển chi phí sang người mua (CPI - PPI ). Những điều này không dễ thay đổi vì đối với mỗi cặp dữ liệu này, chỉ có một biến số nằm trong tầm kiểm soát: doanh số bán lẻ (RS) và M2 được thị trường xác định và không dễ thúc đẩy, trong khi nhập khẩu (IM) và PPI do các yếu tố bên ngoài quyết định và thậm chí còn khó kiểm soát hơn.

Cặp chỉ số tốt hơn duy nhất từ biểu đồ là chênh lệch tăng trưởng xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, điều này không phải do nhu cầu bên ngoài tăng mạnh (xuất khẩu) mà do nhu cầu trong nước yếu (nhập khẩu từ nước ngoài): cả hai chỉ số đều giảm nhưng nhập khẩu giảm xuống về 0 nhanh hơn nhiều so với xuất khẩu. Với các biện pháp phong tỏa được gỡ bỏ một phần, tăng trưởng nhập khẩu có thể tăng lên, đồng nghĩa với việc chênh lệch giữa hai chỉ số này sẽ giảm xuống dưới 0 một lần nữa. Đến lúc đó, chênh lệch của tất cả các cặp chỉ số sẽ cùng nằm dưới 0. Bất kể mỗi chỉ số đơn lẻ có tốc độ tăng trưởng cao tới đâu so với các quốc gia khác, các chiếc kéo (sự chênh lệch chỉ số) đang thể hiện một thực trạng tồi tệ.

Việc giảm đòn bẩy tài chính về bản chất sẽ có ảnh hưởng rất xấu. Điều tồi tệ nhất là khi điều này xảy ra khi hầu hết các quốc gia đang thắt chặt tiền tệ với tốc độ chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ. Thực hiện nới lỏng tiền tệ và chống lại xu hướng, Nhật Bản đang chứng kiến giá trị đồng tiền của họ giảm trong vòng một quý vừa rồi. Còn nếu không chống lại xu hướng, việc giảm đòn bẩy tài chính sẽ có nhiều hậu quả rất xấu.

Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Đức Duy

Theo The Epoch Times

 

Tác giả Law Ka-chung là nhà bình luận về kinh tế vĩ mô và thị trường toàn cầu. Ông đã viết cho nhiều tờ báo và tạp chí; nói chuyện trên nhiều kênh truyền hình, đài phát thanh và cả trực tuyến tại Hong Kong về các vấn đề thị trường kể từ năm 2005. Các chủ đề của ông rất đa dạng: từ kinh tế vĩ mô đến triển vọng thị trường đối với chứng khoán, tiền tệ, tỷ giá, lợi tức và hàng hóa ở Mỹ, châu Âu và châu Á. Ông Ka-chung có bằng Tiến sĩ Kinh tế, Thạc sĩ Toán học và Thạc sĩ Vật lý thiên văn. Email: [email protected]



BÀI CHỌN LỌC

4 chênh lệch chỉ số thể hiện thực trạng kinh tế yếu kém của Trung Quốc