82 tỷ USD đầu tư nước ngoài đang nín thở chờ kết quả Bắc Kinh 'thanh trừng' nội bộ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Số phận của 82 tỷ USD của nhà đầu tư nước ngoài, những người đầu tư vào trái phiếu USD do các công ty được Bắc Kinh hậu thuẫn phát hành, đang rất chênh vênh. Kết quả tái cấu trúc một tập đoàn kinh tế sân sau của Giang Trạch Dân, hiện rơi vào tình trạng phá sản, sẽ là “kim chỉ nam” cho khả năng có hay không các trái chủ nước ngoài sẽ nhận được khoản thanh toán từ chính quyền cho 82 tỷ USD này.

Các nhà đầu tư nước ngoài của tập đoàn kinh tế được hậu thuẫn bởi nhà nước, Tập đoàn Sáng lập Đại học Bắc Kinh (PUFG), có mối quan hệ mật thiết với cựu Tổng bí thư Giang Trạch Dân, người được xem như đồ tể trong cuộc đàn áp đẫm máu Thiên An Môn đồng thời là kiến trúc sư trưởng của tội ác mổ cướp tạng 2 triệu người dân Trung Quốc, đang chờ đợi kết quả tái cấu trúc theo lệnh của tòa án Trung Quốc sẽ công bố vào cuối tháng 4 năm 2021.

Kết quả tái cấu trúc bí mật của Tập đoàn này được xem như dấu hiệu của Bắc Kinh cho các nhà đầu tư nước ngoài, những người đang nắm giữ 82 tỷ trái phiếu USD từ các công ty của Trung Quốc được hậu thuẫn bởi nhà nước, về có hay không việc Bắc Kinh sẽ chi trả cho các trái chủ nước ngoài như một phần trong “thỏa thuận bảo trợ” mà Bắc Kinh đã tuyên bố khi các con cưng của họ phát hành nợ ra thị trường quốc tế. Rất có thể, Bắc Kinh sẽ cho phép các doanh nghiệp nhà nước phá sản và không chi ra một xu nào giúp các doanh nghiệp này trả nợ cho các chủ nợ nước ngoài của họ.

Rủi ro pháp lý khi đầu tư vào Trung Quốc luôn rất lớn. Vì thực thi thỏa thuận bảo trợ còn phụ thuộc vào quan điểm của nội các Đảng Cộng sản Trung quốc vốn biến động khác nhau tại mỗi giai đoạn khác nhau. Thực tế các cam kết bảo trợ của các công ty mẹ tài Bắc Kinh cho các khoản trái phiếu USD mà công ty con của họ ở nước ngoài phát hành là không có giá trị pháp lý. Nó đơn giản là một bức thư với các lời lẽ mạnh mẽ và không tạo ra bất kỳ nghĩa vụ pháp lý nào giữa công ty mẹ trong nước với các công ty con của nó ở nước ngoài (theo đánh giá của Fitch Ratings, một trong 3 hãng xếp hạng tín nhiệm lớn nhất thế giới).

Triều đại hiện tại của Bắc Kinh không còn thuộc về gia tộc họ Giang. Công cuộc đả hổ diệt ruồi của ông Tập Cận Bình thực chất là chặt gốc rễ kinh tế - tài chính - quyền lực quân sự - chính trị của gia tộc này tại Trung Quốc. Vì thế, số phận của PUFG, một tập đoàn kinh tế có mối quan hệ mật thiết với ông Giang Trạch Dân là rất khó đoán. Dù vậy, số phận của nó lại cũng tiết lộ “sự từ bi” của Bắc Kinh với tất cả các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ trái phiếu USD của các tập đoàn tương tự như PUFG của Trung Quốc, con số lên tới 82 tỷ USD.

Tập đoàn PUFG thành lập từ những năm 1980, sản xuất kinh doanh phần cứng máy tính do ông Vương, một nhà khoa học máy tính hàng đầu đã quá cố tại tổ chức học thuật danh tiếng điều hành. Ông Vương, được coi là “cha đẻ của nghề sắp chữ Trung Quốc”, cũng có quan hệ mật thiết với gia đình của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân.

Tuy nhiên, tập đoàn do nhà nước hậu thuẫn này đã gặp phải vấn đề nợ nần nghiêm trọng sau khi mở rộng sang lĩnh vực công nghệ, chăm sóc sức khỏe, tài sản và tài chính. Theo cơ quan xếp hạng S&P, tập đoàn PUFG mất khả năng trả nợ được họ phát hành bằng USD (được cho là khoản vỡ nợ USD lớn nhất Trung Quốc trong hai thập kỷ qua), khoảng 1,6 tỷ USD.

Không chỉ trái phiếu USD phát hành cho các nhà đầu tư nước ngoài, tập đoàn này cũng đã bị vỡ nợ 36,5 tỷ NDT (tương đương 5,6 tỷ USD) trái phiếu trong nước (theo Financial Times).

Các tập đoàn nhà nước, doanh nghiệp do nhà nước hậu thuẫn của Trung Quốc không bao giờ minh bạch thông tin. Các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước bỏ tiền vào cho họ chủ yếu vì lợi tức cao và niềm tin vào sức mạnh và tin vào quy luật ngầm rằng Bắc Kinh sẽ không để cho bất cứ doanh nghiệp nhà nước nào phá sản. Các doanh nghiệp mất khả năng trả nợ của Bắc Kinh đều lấy lý do đang được “tái cấu trúc” để lờ đi các câu hỏi của nhà đầu tư hoặc không đáp ứng nghĩa vụ minh bạch thông tin định kỳ. Trường hợp “tái cấu trúc bí mật” gần đây nhất là China Huarong, công ty xử lý nợ xấu nhà nước lớn nhất Trung Quốc cũng tương tự PUFG. Số phận các trái chủ nước ngoài, trong nước của các tổ chức như vậy hoàn toàn chờ đợi vào sự từ bi của Bắc Kinh.

Dự kiến ​​sẽ có kết quả của việc tái cấu trúc tập đoàn PUFG theo lệnh của tòa án Bắc Kinh vào cuối tháng Tư. Công ty đã không trả lời yêu cầu bình luận của báo chí. Lo ngại tòa án Bắc Kinh sẽ không công nhận những khoản nợ này, các nhà đầu tư vào trái phiếu USD của PUFG đã đưa ra ít nhất hai vụ kiện pháp lý ở Hong Kong, theo các tài liệu được Financial Times đưa tin.

Đơn đề nghị thanh lý một trong những công ty con của PUFG trước thời hạn tái cấu trúc đã được đưa ra vào tuần trước. Các nhà đầu tư “cảm thấy không an toàn và nghi ngờ” về việc liệu họ có thu hồi được tiền của mình hay không. Một người quen thuộc với quá trình tố tụng của Bắc Kinh cho biết "công ty mẹ Trung Quốc thực sự đã lấy phần lớn số tiền nợ do các công ty con phát hành để sử dụng cho riêng mình" (theo Financial Times).

Công ty luật Simmons & Simmons cho biết khiếu nại của một trái chủ trước đó dưới dạng thỏa thuận bảo trợ đã bị người quản trị về phá sản của PUFG ở Trung Quốc từ phủ nhận vì “giá trị và hiệu quả” của các thỏa hiệp đó chưa từng được xác lập trong đất nước này. “Quyết định của quản trị viên đã gây ra những nghi ngờ đáng kể liên quan đến hiệu lực và khả năng thực thi các thỏa thuận bảo trợ, ít nhất là trong quá trình tái cấu trúc của PUFG”, công ty luật này cho biết trong một báo cáo vào tháng 1 vừa qua. Các nhà đầu tư cũng đang theo dõi vụ kiện này để biết các tín hiệu rộng hơn về cách Bắc Kinh ứng xử như thế nào với số lượng lớn các vụ vỡ nợ ngày càng tăng trong các doanh nghiệp và các tập đoàn được nhà nước hậu thuẫn vốn đã tạo ra những cơn sóng chấn động thị trường tài chính quốc tế, trị giá hàng trăm tỷ USD của Trung Quốc.

Các nhà phân tích cho biết: “Họ thiết lập một khuôn mẫu chính để xử lý nợ khi Trung Quốc cải thiện các thủ tục tái cấu trúc, giải quyết và thu hồi nợ”. Nhưng quá trình này còn phức tạp hơn nữa bởi những câu hỏi về vai trò của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở hậu trường. Quan điểm chính trị và diệt trừ phe phái hậu trường chính trị của Đảng đương nhiên có tác động tới số phận của các nhà đầu tư nước ngoài.

“Tất nhiên, sự giám sát chặt chẽ của đảng đối với tập đoàn PUFG trong những năm gần đây không phải chỉ vì tài chính của công ty đang rối ren mà còn vì mối quan hệ bè phái của các thế hệ quản lý cấp cao kế tiếp của tập đoàn này”, theo Cercius Group, một công ty tư vấn có trụ sở tại Montreal chuyên về các chính sách giới tinh hoa của Trung Quốc cho biết.

Thủy Tiên

Theo Finance Times



BÀI CHỌN LỌC

82 tỷ USD đầu tư nước ngoài đang nín thở chờ kết quả Bắc Kinh 'thanh trừng' nội bộ