Ấn Độ và Trung Quốc nhập khẩu bao nhiêu dầu từ Nga?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Kể từ khi chiến tranh Nga-Ukraine bùng nổ vào tháng Hai năm nay, Hoa Kỳ và các nước phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt năng lượng và tài chính nghiêm khắc đối với Nga. Trong khi các nước châu Âu đang giảm dần nhập khẩu dầu của Nga và các sản phẩm năng lượng khác, thì Ấn Độ và các nước châu Á khác đang nhập khẩu một lượng lớn dầu và khí đốt tự nhiên từ Nga với giá chiết khấu.

Tờ AFP đưa tin, ngày 14/9, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen tuyên bố châu Âu quyết tâm tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga và công bố kế hoạch hạn chế giá năng lượng của Nga. Kế hoạch này buộc các nước thành viên của Liên minh Châu Âu (EU) phải giảm tiêu thụ điện để giúp các hộ gia đình và doanh nghiệp châu Âu thoát khỏi khó khăn.

Bà Ursula von der Leyen nói: “Hòa vốn và kiếm sống qua ngày là nỗi lo của hàng triệu doanh nghiệp và hộ gia đình".

Trong bài phát biểu thường niên tại Nghị viện Châu Âu, bà Ursula von der Leyen cho biết: "Lần đầu tiên trong lịch sử, Nghị viện Châu Âu đang tranh luận về tình hình của Liên minh Châu Âu vào thời điểm mà chiến tranh đang hoành hành trên lãnh thổ Châu Âu. Chúng tôi muốn nói rõ rằng các lệnh trừng phạt (chống lại Nga) sẽ tiếp tục. Bây giờ là lúc chúng tôi thể hiện quyết tâm hơn là xoa dịu".

Đồng thời, bà Ursula von der Leyen cũng thừa nhận rằng việc châu Âu không còn tập trung mua năng lượng của Nga đã đẩy giá khí đốt tự nhiên của châu Âu tăng vọt hơn 10 lần so với thời điểm trước khi bùng phát đại dịch COVID-19.

Ngày 07/9, Tổng thống Nga Putin đã tham gia Diễn đàn Kinh tế phương Đông lần thứ 7 ở thành phố Vladivostok, vùng Viễn Đông của Nga. Ông cho rằng không thể để cộng đồng quốc tế cô lập hoàn toàn Nga. Hiện nay châu Á rất quan trọng, do đó Nga càng phải chú trọng phát triển quan hệ với các nước châu Á.

Hãng tin BBC của Anh đưa tin, mặc dù Liên minh châu Âu đã giảm nhập khẩu năng lượng từ Nga nhưng nước này vẫn đang nhập khẩu một lượng lớn dầu của Nga, hơn 1 triệu thùng mỗi ngày. Các quốc gia thành viên EU cho biết, bắt đầu từ tháng 12, tất cả các chuyến vận chuyển dầu của Nga bằng đường biển sẽ bị cấm.

Vào thời điểm đầu năm nay, giá một thùng dầu của Nga rẻ hơn giá dầu Brent 30 USD.

Kể từ đầu năm nay, nhập khẩu dầu thô "Urals" của Ấn Độ đã tăng mạnh. Nhập khẩu của Ấn Độ đối với một hỗn hợp dầu thô khác của Nga có tên Đông Siberia Thái Bình Dương (ESPO) cũng đã tăng đáng kể. Kể từ tháng 3 năm nay, Trung Quốc tiếp tục nhập khẩu số lượng lớn dầu của Nga là "Urals" và "Đông Siberi Thái Bình Dương" (ESPO).

Sau khi chiến tranh Nga-Ukraine bùng nổ, các nước châu Á là Ấn Độ và Trung Quốc đang nhập khẩu một lượng lớn dầu của Nga, lên tới hơn 50% lượng dầu xuất khẩu của Nga bằng đường biển. Chỉ tính riêng trong tháng 3, Ấn Độ và Trung Quốc đã nhập khẩu dầu của Nga nhiều hơn 27 nước thành viên EU cộng lại.

Đứng trước cơ hội giá dầu của Nga chạm đáy, Sri Lanka, quốc gia Nam Á đang gặp khủng hoảng kinh tế, cũng đã 3 lần liên tiếp nhập khẩu dầu của Nga. Myanmar gần đây cũng đã thông báo rằng nước này sẽ nhập khẩu dầu của Nga.

Nhập khẩu dầu của Nhật Bản và Hàn Quốc đã giảm xuống. Nhật Bản tuyên bố rõ ràng rằng họ sẽ dần dần ngừng nhập khẩu dầu của Nga.

Mặc dù, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba tuyên bố rằng, trong mỗi thùng dầu thô xuất khẩu từ Nga sang Ấn Độ, một phần đáng kể là máu của Ukraine. Trước những nghi ngờ về việc nhập khẩu dầu của Nga, chính phủ Ấn Độ cho rằng việc nước này mua dầu rẻ nhất là chính đáng và hoàn toàn dễ hiểu.

Về vấn đề này, Chính phủ Hoa Kỳ thừa nhận rằng họ không thể ngăn cản Ấn Độ nhập khẩu dầu của Nga, vì không có biện pháp trừng phạt thứ cấp nào liên quan đến các quốc gia làm ăn với Nga.

Cũng không rõ liệu Ấn Độ hay Trung Quốc có tuân theo kế hoạch của G7 để giới hạn giá dầu của Nga hay không.

Tuy nhiên, do các ngân hàng Nga bị các nước phương Tây trừng phạt, đứng đầu là Hoa Kỳ, cho nên Ấn Độ đang phải đối mặt với vấn đề giải quyết thương mại xuất nhập khẩu với Nga. Quốc gia này đang xem xét một số lựa chọn giải quyết thanh toán. Một trong số đó là sử dụng hệ thống giao dịch nội tệ không còn bằng đồng USD hoặc đồng euro, mà bằng đồng rúp của Nga. Theo đó, Ấn Độ sẽ sử dụng đồng rúp của Nga đối với các nhà xuất khẩu của Nga và đồng rupee của Ấn Độ đối với hàng nhập khẩu.

Mỹ khá dè dặt về cách tiếp cận của Ấn Độ, cho rằng đây là "đồng rúp thân Nga" và phá hoại hệ thống tài chính do đồng USD thống trị.

Tương tự như cách làm của Ấn Độ, các công ty dầu khí nhà nước Trung Quốc đang ngày càng ưu tiên sử dụng đồng Nhân dân tệ (CNY) để giải quyết việc nhập khẩu dầu từ nước ngoài, thay vì đồng USD hoặc đồng euro.

Huyền Anh

Kinh tế


BÀI CHỌN LỌC

Ấn Độ và Trung Quốc nhập khẩu bao nhiêu dầu từ Nga?