Báo cáo cho biết: Trung Quốc đang theo đuổi một kế hoạch hậu virus để ‘vượt mặt’ nền kinh tế Mỹ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong tình hình gián đoạn toàn cầu do sự bùng phát của đại dịch COVID-19, Trung Quốc đã nắm bắt cơ hội này để “vượt mặt” nền kinh tế Mỹ, theo báo cáo của Horizon Advisory, hãng tư vấn chiến lược độc lập và chuyên sâu về Trung Quốc. Trong khi các quốc gia khác đang phải “vật lộn” để ngăn chặn đại dịch, Bắc Kinh lại tìm cách mở rộng quyền lực mềm của mình khi họ lên kế hoạch đẩy mạnh sản xuất trong các ngành công nghiệp chiến lược nhằm kiểm soát chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã che giấu và phản ứng chậm trễ đối với sự bùng phát của virus Corona Vũ Hán khởi phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 11 năm ngoái. Điều này đã khiến dịch bệnh lan rộng khắp Trung Quốc và gây ra đại dịch toàn cầu đầu tiên kể từ sau đại dịch cúm năm 1918.

Chiến lược 3 năm của chính quyền Tổng thống Trump để tách Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng công nghệ cao của Mỹ đã thành công. Tuy nhiên, sự hỗn loạn từ việc đóng cửa tạm thời các doanh nghiệp và trường học ở Mỹ đã tạo cho ĐCSTQ cơ hội “duy nhất trong đời” để đạt được mục tiêu thay thế Hoa Kỳ trở thành cường quốc kinh tế, ngoại giao và quân sự hàng đầu thế giới, theo báo cáo của hãng tư vấn Advisory Horizon.

Bắc Kinh đã bỏ rất nhiều nỗ lực để củng cố hình ảnh của mình trên khắp thế giới bằng cách tuyên bố rằng họ đã ngăn chặn thành công sự lây lan của virus Corona Vũ Hán.

Bất chấp việc các nhà kiểm duyệt Trung Quốc và Hồng Kông đã trục xuất 13 nhà báo của New York Times, Wall Street JournalWashington Post, trang web của New York Times vẫn đang lặp lại tuyên truyền thay thế sự thật của ĐCSTQ bằng một bài bình luận có tiêu đề: “China Bought the West Time. The West Squandered It” (tạm dịch: “Trung Quốc mua thời gian cho phương Tây. Còn phương Tây thì phung phí nó”).

Nhà theo dõi Trung Quốc Curtis Ellis đã nhận xét về chiến lược mới của ĐCSTQ:

“Sau khi che đậy sự lây nhiễm của chủng virus mới và giải phóng nó ra toàn cầu, các nhà cai trị Bắc Kinh đã mua lại nguồn cung thiết bị bảo hộ và mặt nạ phòng độc của thế giới. Sau đó, họ bán những hàng hóa quan trọng này cho Ý trong khi miêu tả bản thân như là vị cứu tinh nhân đạo anh hùng của thế giới, giống như một kẻ mắc chứng cuồng phóng hỏa đang tự nhận bản thân có công trong việc gọi cứu hỏa”.

Ellis nói rằng khi các nền kinh tế ở phương Tây ngừng hoạt động do đại dịch, Bắc Kinh sẽ lợi dụng cơ hội này để mở rộng quyền lực mềm của mình và thắt chặt sự kìm kẹp đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Báo cáo của Horizon Advisory đã ghi lại các tuyên bố và bài viết từ các quan chức ĐCSTQ và các công ty hàng đầu trong các ngành công nghiệp nhà nước.

Vào ngày 12/3, Song Zhiping - đại biểu của Đại hội Đảng lần thứ 15, cựu bí thư đảng ủy, và chủ tịch của Tập đoàn Vật liệu Xây dựng Quốc gia Trung Quốc - đã tuyên bố:

Trung Quốc sẽ “biến khủng hoảng thành cơ hội: Nó sẽ biến đổi và nâng cấp và củng cố vị thế của mình trong chuỗi công nghiệp quốc tế”. Các doanh nghiệp Trung Quốc “không chỉ cần quay trở lại sản xuất. Họ cũng phải thúc đẩy phát triển kinh tế và tiếp xúc với thế giới để tăng tốc điều chỉnh cơ cấu công nghiệp, tăng cường khả năng cạnh tranh trong chuỗi công nghiệp quốc tế và xây dựng định vị chiến lược tiên tiến”.

Ủy ban Trung ương ĐCSTQ xác định các ngành công nghiệp “nắm giữ việc điều chỉnh chuỗi công nghiệp quốc tế trong khi chống lại dịch bệnh và hồi phục sản xuất”. Những ngành này bao gồm xây dựng 5G, đường sắt cao tốc đô thị, vận tải đường sắt đô thị, phương tiện di chuyển năng lượng mới, dữ liệu lớn về cơ sở hạ tầng, trí tuệ nhân tạo, ô tô, điện tử, tàu thuyền, hàng không, thiết bị điện và máy công cụ.

Chính quyền thành phố Thành Đô đã lặp lại đường lối của Đảng vào ngày 5/3, kêu gọi các doanh nghiệp và cá nhân tập trung vào việc biến khủng hoảng thành cơ hội: “Tận dụng cơ hội quan trọng sau đại dịch và tập trung vào các cơ hội chiến lược như cuộc cách mạng công nghệ mới mà nó mang tới, nhu cầu thị trường quốc tế mới, và sự thiếu thốn nguồn cung đang cần được lấp đầy... Hòa nhập sâu rộng vào hệ thống chuỗi cung ứng toàn cầu trong các lĩnh vực y sinh, thông tin điện tử, sản xuất thông minh và các sản phẩm nông nghiệp”.

Kế hoạch hậu đại dịch của Bắc Kinh và các ngành công nghiệp được đề cập ở trên phù hợp với chiến lược dài hơi “Made in China 2025” của họ để đạt được vị thế thống trị toàn cầu đối với các ngành công nghiệp quan trọng.

Han Jian thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và là Giám đốc Hiệp hội Kinh tế Công nghiệp Trung Quốc của Bộ Nội vụ phát biểu một cách súc tích hơn vào ngày 4/3: “Có thể biến cuộc khủng hoảng thành cơ hội để tăng sự tin tưởng và sự phụ thuộc của tất cả các quốc gia trên toàn thế giới vào ‘Made in China’”.

Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR) đã mô tả ‘Made in China 2025’ là “một nhân vật phản diện trung tâm, một mối đe dọa hiện hữu thực sự đối với vị thế lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ của Hoa Kỳ”. Hội đồng cảnh báo rằng ĐCSTQ sẽ đạt được các mục tiêu của mình bằng cách thúc đẩy các vụ mua lại nước ngoài, yêu cầu các thỏa thuận chuyển giao công nghệ bắt buộc, và thực hiện các hoạt động gián điệp mạng.

Thanh Hương

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Báo cáo cho biết: Trung Quốc đang theo đuổi một kế hoạch hậu virus để ‘vượt mặt’ nền kinh tế Mỹ