‘Bên trong có đập Tam Hiệp, bên ngoài có BRI’ - Trung Quốc xuất khẩu tham nhũng, gây tổn thất cho người dân trong và ngoài nước

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các dự án lớn của Trung Quốc, cả trong và ngoài nước, không chỉ là phương tiện cho tham nhũng, mà chúng còn gây nguy hiểm đến an ninh, sức khỏe và tính mạng của người dân.

Trong vài tuần qua, một số khu vực ở miền nam, miền đông và miền trung Trung Quốc đã trải qua những trận mưa xối xả và lũ lụt trên diện rộng. Các khu vực bị ảnh hưởng bao gồm tỉnh Hồ Bắc, nơi có Vũ Hán - tâm chấn của đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

Cho đến nay, hơn 140 người đã chết và hơn 200.000 người phải di dời khỏi các thị trấn, nơi lũ lụt đã làm hư hại nhà cửa và các cơ sở hạ tầng khác. Nhìn chung, ước tính có khoảng 37 triệu người đã bị ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt này. Thiệt hại kinh tế phát sinh từ việc này ước tính khoảng 3 tỷ USD và có thể tăng thêm nếu tình hình tiếp tục xấu đi.

Các thành phố này nằm ở hạ lưu từ khu vực có nhiều con đập của Trung Quốc, một số trong đó đã phải xả nước do nước mưa tích tụ. Kết quả là hầu hết các thành phố này đã trải qua lũ lụt và chịu các thiệt hại và gián đoạn trong đời sống. Hình ảnh vệ tinh đã làm dấy lên những lo ngại thường xuyên liên quan đến sự ổn định cấu trúc của các con đập ở Trung Quốc, đặc biệt là đập Tam Hiệp, trong số các cơ sở hạ tầng khác.

‘Công trình vĩ đại’ đập Tam Hiệp mang hệ quả xấu nhãn tiền

Mùa lũ hàng năm ở khu vực này của Trung Quốc chỉ bắt đầu nghiêm trọng vào khoảng tháng 7, nhưng chính quyền đã bắt đầu xả nước vào tháng 6 năm nay. Họ đã tuyên bố rằng việc mở nước trong các đập là nhằm mục đích sản xuất điện. Tuy nhiên, vài ngày sau, Bắc Kinh thừa nhận rằng việc xả nước là một phần của việc xả lũ khẩn cấp.

Mặc dù thừa nhận rằng việc xả nước là một phần của việc xả lũ khẩn cấp, các nhà chức trách cũng bắt đầu đổ lỗi cho “các thế lực nước ngoài” cố gắng làm “hoen ố” con đập và hình ảnh của chính phủ Trung Quốc (Ảnh: STR/AFP qua Getty Images)
Mặc dù thừa nhận rằng việc xả nước là một phần của việc xả lũ khẩn cấp, các nhà chức trách cũng bắt đầu đổ lỗi cho “các thế lực nước ngoài” cố gắng làm “hoen ố” con đập và hình ảnh của chính phủ Trung Quốc (Ảnh: STR/AFP qua Getty Images)

Các nhà chức trách cũng bắt đầu đổ lỗi cho “các thế lực nước ngoài” cố gắng làm “hoen ố” hình ảnh con đập và chính phủ Trung Quốc. Như đã nói ở trên, việc xả lũ từ các con đập đã làm lũ lụt ở các vùng hạ lưu.

Điều này - chứ không phải là các “tuyên truyền nước ngoài” - là nguyên nhân khiến người dân địa phương Trung Quốc đặt ra câu hỏi liên quan đến tính toàn vẹn cấu trúc của Đập Tam Hiệp, và liệu việc xả lũ có liên quan gì đến những điểm yếu về cấu trúc của đập hay không. Nghi ngờ của người dân địa phương là hoàn toàn có cơ sở.

Ngay từ khi mới thành lập, đập Tam Hiệp đặt tại tỉnh Hồ Bắc đã gây tranh cãi do những tác động khủng khiếp đến môi trường. Đập Tam Hiệp, đã đi vào hoạt động hoàn toàn (bao gồm cả khả năng phát điện), vào năm 2012, hiện là nhà máy điện lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, tính toàn vẹn về cấu trúc của con đập này luôn đặt ra câu hỏi.

Ví dụ, ngay sau khi hồ chứa được lấp đầy lần đầu tiên, khoảng 80 vết nứt đã xuất hiện trên đập. Ngay cả gần đây vào tháng 6 năm 2020, các học giả và nhà khoa học đã tiếp tục cảnh báo về tính toàn vẹn cấu trúc của Đập Tam Hiệp, nhưng Bắc Kinh lại bác bỏ những tuyên bố đó.

Các học giả cũng nhận định rằng việc xây dựng con đập này cũng góp phần làm trầm trọng thêm hoạt động địa chấn (như động đất) cũng như hạn hán ở các vùng hạ lưu ven sông. Ngay từ năm 2011, chính phủ Trung Quốc đã thừa nhận quy mô và phạm vi của các mối đe dọa mà Đập Tam Hiệp gây ra. Trong một cuộc họp của Hội đồng Nhà nước, các quan chức Trung Quốc thừa nhận rằng đập Tam Hiệp có “một số vấn đề cấp bách” liên quan đến “bảo vệ môi trường sinh thái và phòng chống thảm họa địa chất”.

Bên trong có đập Tam Hiệp, bên ngoài có Sáng kiến Vành đai Con đường

Dường như đập Tam Hiệp là vấn đề của riêng Trung Quốc. Nhưng những nghi ngờ liên quan đến tính toàn vẹn cấu trúc của nó cũng làm phát sinh các câu hỏi liên quan đến “chất lượng và độ bền của các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng lớn của Trung Quốc ở nước ngoài”.

Bắc Kinh đã khởi xướng hoặc hỗ trợ một số dự án xây dựng đập, đường giao thông và đường ống ở nhiều quốc gia nước ngoài ở châu Á và châu Phi theo Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI). Nếu con đập lớn của chính Trung Quốc không chắc chắn về cấu trúc, thì các dự án cơ sở hạ tầng do các doanh nghiệp Trung Quốc xây dựng ở nước ngoài liệu có thể an toàn đến mức nào?

Hơn thế nữa, điều gì sẽ xảy ra nếu một tình huống như vậy (như đập Tam Hiệp ở Trung Quốc) xảy ra ở vùng hạ lưu của các con đập [do Trung Quốc xây dựng] ở nước ngoài? Với bao nhiêu dự án cơ sở hạ tầng lớn của BRI đang được tiến hành ở các nước đang phát triển, vốn có tình hình kinh tế tương đối kém hơn; liệu họ có thể phục hồi sau những thiệt hại lớn về người và kinh tế mà những thảm họa đó có thể mang lại?

Chính phủ Sudan không dám chỉ trích nhữnChính phủ Sudan không dám chỉ trích những người bảo trợ của mình ở Bắc Kinh, ngay cả khi tính mạng của chính người dân nước họ đang bị đe dọa (Ảnh: Parker Song/AFP qua Getty Images)g người bảo trợ của mình ở Bắc Kinh, ngay cả khi tính mạng của chính người dân nước họ đang bị đe dọa. (Ảnh: Parker Song/AFP qua Getty Images)
Chính phủ Sudan không dám chỉ trích những người bảo trợ của mình ở Bắc Kinh, ngay cả khi tính mạng của chính người dân nước họ đang bị đe dọa (Ảnh: Parker Song/AFP qua Getty Images)

Ở Nam Sudan, các cộng đồng đang bị tàn phá bởi sự cố tràn dầu và ô nhiễm từ một đường ống do Trung Quốc xây dựng ở Thượng nguồn sông Nile và khu vực bang Unity. Đường ống, được xây dựng với “tốc độ chóng mặt” vào cuối những năm 1990 trong thời kỳ đỉnh điểm của cuộc nội chiến, do các công ty Trung Quốc sở hữu và vận hành; kể từ đó chúng có dấu hiệu của các vấn đề lớn.

Sự cố tràn dầu từ đường ống và việc quản lý chất thải ô nhiễm kém đã dẫn đến việc các cộng đồng sống gần các mỏ dầu chịu tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo một báo cáo, dị tật bẩm sinh ở Hạt Ruweng của Bang Unity (nằm ở trung tâm mỏ dầu) đã tăng từ 19% vào năm 2015 lên 54% vào năm 2017. Tỷ lệ sinh non trong cùng một hạt đã tăng gấp bốn lần, từ 41 trường hợp vào năm 2015, lên đến 118 trường hợp vào năm 2017.

Hơn nữa, theo phân tích trong phòng thí nghiệm đối với các mẫu nước từ khu vực, mức thủy ngân và mangan trong nước lần lượt gấp 7 và 10 lần so với mức mà Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ “cho phép”. Trên thực tế, các Bộ Dầu khí và Y tế của Nam Sudan đã tiến hành ít nhất hai nghiên cứu (ngoài nhiều báo cáo độc lập) liên quan trực tiếp với tình trạng ô nhiễm dầu gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Thay vì giải quyết tình trạng khẩn cấp về sức khỏe này, chính phủ Sudan đã chọn cách “che giấu” các báo cáo và làm ngơ trước những đau khổ của người dân. Gần đây, các công ty dầu mỏ cùng với Dịch vụ An ninh Quốc gia Nam Sudan đã đưa ra những hạn chế nghiêm trọng đối với việc tiết lộ dữ liệu liên quan đến các vấn đề sức khỏe xuất hiện từ các mỏ dầu. Các cơ sở y tế duy nhất hiện có trong các mỏ dầu do chính các công ty dầu mỏ Trung Quốc vận hành.

Ngoài ra, những đoạn đường lớn do một công ty Trung Quốc đang thi công đã bị cuốn trôi vào tháng 5/2020 khi mùa mưa bắt đầu. Dự án do Công ty Cao tốc Sơn Đông phối hợp với Bộ Cầu đường thực hiện đã tiêu tốn hàng trăm triệu đô-la Mỹ. Các luật sư nhân quyền đe dọa sẽ kiện Chính phủ và công ty về việc thi công công trình không đạt tiêu chuẩn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các cộng đồng xung quanh.

Toàn bộ sự việc gây ra “một sự bối rối” đối với Tổng thống Salva Kiir và khiến ông sa thải vị bộ trưởng phụ trách giám sát dự án.

Trong khi hai ví dụ này cho thấy sự bất ổn về cấu trúc của các dự án xây dựng của Trung Quốc, chúng cũng nêu bật cách thức hoạt động của “tham nhũng chính thức” ở Nam Sudan. Chính phủ không dám chỉ trích những người bảo trợ của mình ở Bắc Kinh, ngay cả khi tính mạng của người dân nước họ đang bị đe dọa.

Như các sự kiện ở tỉnh Hồ Bắc đã chứng minh, những điểm yếu về cấu trúc của các dự án lớn của Trung Quốc ở cả trong và ngoài nước đều bắt nguồn từ “tham nhũng chính thức”. Sự tham nhũng này được tăng cường bởi bản chất độc tài của chế độ Trung Quốc, vốn đã "xuất khẩu" thành công sang nhiều nước ở châu Á và châu Phi, bao gồm cả Nam Sudan.

Khi không phải chịu sự minh bạch và trách nhiệm giải trình, các quan chức ở Trung Quốc đã trở nên vô cùng giàu có ngay cả khi những dự án như vậy trực tiếp gây nguy hiểm cho sự an toàn của người dân nước họ. Hiện chính quyền này đang khuyến khích bạn bè ở nước ngoài “thi đua” với họ.

Tác giả: Jianli Yang là người sáng lập và chủ tịch của Sáng kiến ​​Quyền lực Công dân cho Trung Quốc, và Peter Biar Ajak là Chủ tịch Diễn đàn Lãnh đạo trẻ Nam Sudan và Cố vấn cấp cao về Nam Sudan và các Quốc gia mong manh tại Trung tâm Tăng trưởng Quốc tế có trụ sở tại London.

Thiện Nhân



BÀI CHỌN LỌC

‘Bên trong có đập Tam Hiệp, bên ngoài có BRI’ - Trung Quốc xuất khẩu tham nhũng, gây tổn thất cho người dân trong và ngoài nước