Biển Đông chắc chắn vào tay Bắc Kinh, nếu phe Dân chủ-Biden giành chiến thắng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà quan sát Trung Quốc nhất trí rằng Bắc Kinh rất hy vọng Joe Biden sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử này, bởi vì lần cuối cùng Biden nắm quyền - với tư cách là phó tổng thống Hoa Kỳ, Trung Quốc đã hoàn thành việc kiểm soát Biển Đông.

Đảng Dân chủ của ông Biden kêu gọi cắt giảm ngân sách Hải quân Hoa Kỳ và coi ngân sách này là “công thức cho chiến tranh Lạnh rất nguy hiểm”. Trong khi Trung Quốc thể hiện tham vọng không ngừng nhằm chiếm lĩnh Biển Đông, thì một chính quyền dân chủ kiểu Biden sẽ khiến tình hình Biển Đông cực kỳ có lợi cho Trung Quốc

'Bước lùi' của Biden: hải quân Trung Quốc mở rộng, hải quân Mỹ thu hẹp?

Trung Quốc đang xây dựng lực lượng Hải quân với tốc độ mà ngay cả Hoa Kỳ cũng không thể theo kịp về số lượng. Tất nhiên, hạm đội Trung Quốc còn rất nhiều vấn đề về công nghệ, ít có kinh nghiệm truyền thống.

Nhưng sớm hay muộn, họ sẽ “kéo” hạm đội tàu ngầm lên tầm hiện đại; và cuối cùng, hạm đội Trung Quốc sẽ đứng ở vị trí thứ hai trên thế giới về sức mạnh. Vấn đề còn lại chỉ là thời gian.

Theo báo cáo, Hải quân Trung Quốc (PLAN) có một lực lượng chiến đấu khoảng 350 tàu, phần lớn là tàu tuần tra tên lửa, tàu hộ tống, khinh hạm và tàu khu trục phân bố trên khắp các khu vực phía bắc, đông và nam dọc theo bờ biển Trung Quốc.

Nhiều tàu trong số này là "nền tảng đa năng" được trang bị vũ khí và cảm biến chống hạm, đối không và chống ngầm tiên tiến.

Infografik Karte Biển Đông: Yêu sách của Trung Quốc và các đảo tranh chấp
Biển Đông: Yêu sách của Trung Quốc và các đảo tranh chấp (Nguồn: Infografik Karte)

Lực lượng hải quân Trung Quốc cũng bao gồm 52 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân và diesel, 4 tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân và 2 tàu sân bay.

Lực lượng chiến đấu của hải quân Mỹ vào khoảng 293 tàu, tính đến đầu năm 2020. Tuy nhiên, các nhà phân tích quốc phòng chỉ ra rằng Mỹ vẫn vượt xa về chỉ số trọng tải quan trọng, có nghĩa là Hải quân Mỹ vận hành các tàu chiến lớn hơn nhiều so với Trung Quốc.

Michael O'Hanlon, giám đốc nghiên cứu chính sách đối ngoại và là nhà phân tích chiến lược quốc phòng cho rằng: "Vấn đề không phải là số lượng tàu - Hải quân Mỹ nói chung lớn hơn và có năng lực hơn nhiều, và có trọng tải gấp đôi Hải quân Trung Quốc", theo Viện Brookings.

Theo ước tính năm 2019 của Trung tâm An ninh Hàng hải Quốc tế, Hải quân Trung Quốc đạt 2 triệu tấn, trong khi Hải quân Mỹ đạt 4,6 triệu tấn.

Trong một đánh giá về báo cáo của Lầu Năm Góc cho Brookings, O'Hanlon cho biết Mỹ đang vượt xa Trung Quốc về sức mạnh không quân dựa trên tàu sân bay, cũng như chất lượng và số lượng của các tàu ngầm tấn công tầm xa, mặc dù Trung Quốc có một lực lượng đáng kể tàu ngầm tấn công chạy bằng động cơ diesel.

Các tàu mới của Trung Quốc, mặc dù nhỏ hơn so với các tàu của Mỹ, nhưng cũng được trang bị rất nhiều ống phóng và tên lửa hiện đại, theo phân tích.

Và các nhà đóng tàu Trung Quốc đang nỗ lực để nhanh chóng bắt kịp Hải quân Mỹ về trọng tải. Lầu Năm Góc chỉ ra rằng Trung Quốc hiện là "quốc gia sản xuất tàu hàng đầu trên thế giới tính theo trọng tải".

"PLAN vẫn tích cực tham gia vào một chương trình đóng tàu cho các lực lượng tác chiến mặt nước, sản xuất tàu tuần dương tên lửa dẫn đường mới, tàu khu trục tên lửa dẫn đường và tàu hộ tống. Những tài sản này sẽ nâng cấp đáng kể khả năng phòng không, chống hạm và chống tàu ngầm của PLAN", báo cáo cho biết.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump theo dõi khi tàu bệnh viện USNS Comfort rời Căn cứ Hải quân Norfolk vào ngày 28 tháng 3 năm 2020, tại Norfolk, Virginia (Ảnh của JIM WATSON / AFP / Getty Images)
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump theo dõi khi tàu bệnh viện USNS Comfort rời Căn cứ Hải quân Norfolk vào ngày 28 tháng 3 năm 2020, tại Norfolk, Virginia (Ảnh của JIM WATSON / AFP / Getty Images)

Tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper lập luận rằng Hải quân Mỹ cần hàng trăm tỷ đô-la Mỹ để sản xuất hơn 500 tàu vào năm 2045 nhằm chống lại Trung Quốc.

Phát biểu tại một sự kiện trực tuyến của Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách, Esper đã tiết lộ kế hoạch của mình cho hạm đội tương lai: "Lực lượng Chiến đấu 2045". Kế hoạch này đòi hỏi một lực lượng gồm 355 tàu chiến truyền thống vào năm 2035, và một lực lượng lớn hơn bao gồm hơn với 500 tàu có người lái và không người lái vào năm 2045.

Trong khi Esper lưu ý đến những mối đe dọa và thách thức do Nga đặt ra, trọng tâm của ông là Trung Quốc - khi chính quyền nước này thúc đẩy kế hoạch hiện đại hóa lực lượng vũ trang của mình vào năm 2035 và xây dựng một quân đội đẳng cấp thế giới vào năm 2049.

Phe Dân chủ-Biden sẽ khiến Mỹ yếu thế, bằng cách cắt giảm hải quân

Adam Smith, thành viên Đảng Dân chủ, người đứng đầu Ủy ban Dịch vụ Vũ trang của Hạ viện Hoa Kỳ, nói trước cuộc bầu cử: “Có một phe đang phát triển, phe tiến bộ của đảng (Dân chủ) của chúng tôi, muốn thấy ngân sách quốc phòng bị cắt giảm về nguyên tắc chung”.

Đảng Dân chủ cho rằng việc chi tiền cho bom đạn và vũ khí chiến tranh không quan trọng bằng việc chi tiền cho những thứ khác.

Bản thân Smith đã đặt câu hỏi về kế hoạch xây dựng hạm đội 500 tàu của Hải quân Mỹ và chỉ trích tài liệu chiến lược chỉ đạo của chính quyền Trump về việc bảo vệ quốc gia, trong đó tập trung vào việc chống lại cả Nga và Trung Quốc.

Gần đây, ông gọi nó là “một công thức cho một cuộc chiến tranh Lạnh rất nguy hiểm và không cần thiết”.

Hình ảnh Tàu USS Zumwalt hiện đại nhất của Mỹ (Ảnh của Hải quân Hoa Kỳ / General Dynamics Bath Iron Works qua Getty Images)
Hình ảnh Tàu USS Zumwalt hiện đại nhất của Mỹ (Ảnh của Hải quân Hoa Kỳ / General Dynamics Bath Iron Works qua Getty Images)

Bắc Kinh 'rảnh tay' bành trướng Biển Đông

Biển Đông là một trong những khu vực quan trọng nhất trên hành tinh. Bên cạnh Trung Quốc, nhiều quốc gia bao gồm Việt Nam, Malaysia và Philippines cũng có các tuyên bố chủ quyền của riêng họ, đôi khi chồng lấn, đối với các phần của Biển Đông.

Ngoài các tuyên bố lịch sử, theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS), một quốc gia có chủ quyền đối với vùng biển kéo dài 12 hải lý tính từ vùng đất liền của mình và độc quyền kiểm soát các hoạt động kinh tế ngoài đại dương 200 hải lý.

Tuy nhiên, Bắc Kinh sử dụng bản đồ riêng của mình với một “Đường lưỡi bò”, và ngang nhiên tuyên bố rằng Trung Quốc có quyền lịch sử để sở hữu khoảng 90% Biển Đông, kể cả những khu vực cách xa nước này cả 1.200 dặm và nằm trong 100 dặm của bờ biển của Philippines, Malaysia và Việt Nam. Không một quốc gia nào trên thế giới công nhận tính hợp pháp của bản đồ đường chín đoạn hoặc yêu sách lịch sử của Trung Quốc.

Tranh chấp giữa Trung Quốc và các quốc gia châu Á láng giềng không chỉ đơn giản là ai có yêu sách chính đáng về mặt lịch sử, mà chủ yếu là về các quyền kinh tế. Biển Đông giàu tài nguyên thiên nhiên như là dầu khí. Nó chiếm 10% lượng thủy sản trên thế giới và đã cung cấp thực phẩm cũng như phương kế sống cho hàng triệu người trong khu vực này trong nhiều thế kỷ.

Biển Đông cũng là một trong những tuyến đường giao thương nhộn nhịp nhất, với khoảng 1/3 lượng hàng hải toàn cầu và hơn 3 nghìn tỷ đô-la Mỹ thương mại toàn cầu đi qua khu vực này hàng năm.

Tập Cận Bình coi việc bành trướng Biển Đông là một phần quan trọng trong quá trình “trẻ hóa Trung Quốc vĩ đại”, và thực hiện điều đó với sự "góp sức" của chính quyền Obama-Biden (Ảnh: HOW HWEE YOUNG / AFP qua Getty Images)
Tập Cận Bình coi việc bành trướng Biển Đông là một phần quan trọng trong quá trình “trẻ hóa Trung Quốc vĩ đại”, và thực hiện điều đó với sự "góp sức" của chính quyền Obama-Biden (Ảnh: HOW HWEE YOUNG / AFP qua Getty Images)

Khi Tập Cận Bình trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào năm 2013, ông coi việc biến Trung Quốc thành một cường quốc hàng hải, bao gồm cả việc bành trướng ở Biển Đông - là một phần quan trọng trong quá trình “trẻ hóa Trung Quốc vĩ đại” của ông ta.

Theo ấn phẩm riêng của ĐCSTQ: “Về vấn đề Biển Đông, ông Tập đã đích thân đưa ra quyết định về việc xây dựng các đảo và củng cố các bãi đá ngầm, thành lập thành phố Tam Sa. Những quyết định này đã thay đổi cơ bản tình hình chiến lược của Biển Đông”.

Chính quyền Obama-Biden ‘yếu ớt’ trước mộng ‘bá vương Biển Đông’ của Tập Cận Bình

Trung Quốc bắt đầu các nỗ lực cải tạo đất ở Biển Đông vào năm 2013. Bắc Kinh ban đầu tiến hành chậm rãi và thận trọng trong khi đánh giá phản ứng của chính quyền Obama-Biden.

ĐCSTQ này đã gửi một tàu cuốc đến Johnson South Reef thuộc quần đảo Trường Sa. Tàu cuốc này mạnh đến nỗi nó có thể tạo ra một hòn đảo mới rộng 11 ha trong vòng chưa đầy bốn tháng với sự bảo vệ của một tàu chiến Trung Quốc.

Khi ấy, rõ ràng rằng chính quyền Obama-Biden sẽ không làm bất cứ điều gì nghiêm túc để đẩy lùi, Trung Quốc đã tăng cường các hoạt động xây dựng đảo của mình; nhấn mạnh rằng các nỗ lực cải tạo đảo của họ là vì mục đích hòa bình, chẳng hạn như đánh bắt cá và thăm dò năng lượng. Tuy nhiên, các hình ảnh vệ tinh cho thấy có đường băng, bến cảng, nhà chứa máy bay, thiết bị radar và cảm biến, và các tòa nhà quân sự trên những hòn đảo nhân tạo này.

Nhận thấy chính quyền Obama-Biden không sẵn sàng đẩy lùi các hoạt động xây dựng đảo của Trung Quốc, các nước láng giềng nhỏ hơn của Trung Quốc đã quyết định tìm các biện pháp khác để giải quyết cuộc khủng hoảng. Năm 2013, Philippines đã đệ trình một vụ kiện lên tòa trọng tài theo UNCLOS về các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa và bãi cạn Scarborough.

Năm 2016, Tòa Trọng tài Thường trực ở La Hay đã bác bỏ phần lớn yêu sách của Trung Quốc về Biển Đông; với phán quyết rằng hoạt động bồi đắp đảo của Trung Quốc không chỉ là bất hợp pháp mà còn là sự vi phạm trắng trợn các quyền kinh tế của Philippines và nó "đã gây ra tác hại nghiêm trọng đến môi trường đối với các rạn san hô trong chuỗi".

Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nghị luận về vấn đề Biển Đông tại một hội nghị thượng đỉnh (Ảnh: AFP PHOTO / Jewel Samad / Getty Images)
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nghị luận về vấn đề Biển Đông tại một hội nghị thượng đỉnh (Ảnh: AFP PHOTO / Jewel Samad / Getty Images)

Bắc Kinh đã chọn cách phớt lờ phán quyết, đồng thời thúc đẩy việc xây dựng và quân sự hóa nhiều đảo hơn.

Nếu không có sự can thiệp của Mỹ, các nước nhỏ như Philippines có rất ít phương tiện để thực thi phán quyết và ngăn chặn sự bành trướng hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã chỉ trích chính quyền Obama-Biden vì đã để cho Bắc Kinh một cơ hội chiến lược hiếm hoi trong việc xây dựng đảo của họ.

Sự nhu nhược của chính quyền Obama-Biden khiến Bắc Kinh biến Biển Đông thành ‘ao sau’ của mình

Khi chính quyền Obama còn đang "loay hoay", Trung Quốc đã có thể chiếm cứ khoảng 3.200 mẫu đất trên 7 địa hình ở Biển Đông.

Chính quyền Obama-Biden chịu trách nhiệm chính vì đã không mạnh tay ngăn chặn hoạt động bành trướng Biển Đông của Trung Quốc từ sớm.

Cách tiếp cận mềm mỏng và tư duy mơ mộng của chính quyền này đã mang lại cho Trung Quốc một cơ hội chiến lược kéo dài 4 năm để biến Biển Đông thành ao sau của Trung Quốc, và là khu vực nguy hiểm nhất trên hành tinh này, một thực tế mà phần còn lại của thế giới phải đối diện.

Theo báo cáo, từ năm 2010 đến năm 2016, 32 trong số 45 sự cố lớn được báo cáo ở Biển Đông liên quan đến ít nhất một tàu Trung Quốc. Ngư dân từ Philippines và Việt Nam thậm chí không thể đánh cá trong vùng nước của quốc gia mình một cách an toàn, và thường xuyên bị lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc cũng như các tàu đánh cá quân sự hóa của Trung Quốc quấy rối.

Hải quân Trung Quốc cũng đã đáp trả các hoạt động “tự do hàng hải” của Hải quân Hoa Kỳ một cách ngày càng thách thức và hung hăng. Một số chuyên gia an ninh quốc gia dự đoán rằng cuộc chiến tranh Trung-Mỹ đầu tiên thực sự có thể xảy ra ở Biển Đông.

Xem thêm: Làn sóng thoái Đảng: TT Trump đang điểm trúng tử huyệt của ĐCS Trung Quốc

Không thể qua mặt chính quyền Trump

Chính quyền Trump đã chấm dứt sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông bằng cách tuyên bố vào tháng 7/2020 rằng Hoa Kỳ ủng hộ phán quyết của La Hay năm 2016 và phản đối một số tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Cùng tháng, Hải quân Mỹ đã điều hai tàu sân bay đến vùng biển gần Biển Đông khi Trung Quốc tổ chức một cuộc tập trận lớn. Sau sự dẫn dắt của Mỹ, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người đã xoa dịu Bắc Kinh kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2016, gần đây đã yêu cầu Bắc Kinh tuân theo luật pháp quốc tế, bao gồm cả phán quyết của The Hague để giải quyết bất kỳ tranh chấp nào ở Biển Đông.

Chính quyền Trump đã chấm dứt sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông bằng cách bác bỏ các tuyên bố chủ quyền tại khu vực này của Bắc Kinh và khẳng định sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ (Ảnh của Chip Somodevilla / Getty Images)
Chính quyền Trump đã chấm dứt sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông bằng cách bác bỏ các tuyên bố chủ quyền tại khu vực này của Bắc Kinh và khẳng định sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ (Ảnh của Chip Somodevilla / Getty Images)

Biden có thể đã áp dụng những lời lẽ gay gắt chống lại Trung Quốc, nhưng tất cả những gì ông ta có thể làm là “chỉ trích nhưng không hành động”. Lần gần đây nhất khi Biden cầm quyền, Trung Quốc đã hoàn thành việc bành trướng ở Biển Đông. Nếu Biden đắc cử, Bắc Kinh có thể tin chắc rằng Biden là người mà họ có thể hợp tác kinh doanh và hy vọng ông sẽ sửa đổi các chính sách cứng rắn của chính quyền Trump đối với Trung Quốc.

Tiết lộ gần đây về các giao dịch đáng ngờ của Hunter Biden tại Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh đã đầu tư rất nhiều để vun đắp mối quan hệ tốt đẹp với gia đình Biden trong nhiều thập kỷ.

Nếu tồn tại một nhiệm kỳ tổng thống 4 năm của Biden, ông Tập sẽ có nhiều thời gian để thực hiện tham vọng của mình: đặt những khối cuối cùng để xây dựng một trật tự thế giới tập trung vào Trung Quốc, biến Trung Quốc thành một cường quốc công nghệ thông qua việc hoàn thành “Sáng kiến Made in China 2025”, và có thể sử dụng vũ lực với Đài Loan.

Rốt cuộc thì, như đệ nhất tiểu thư Ivanka Trump đã nói với dân chúng Mỹ: "Bầu cho Tổng thống Trump để thực hiện giấc mơ Mỹ, bầu cho Biden là thực hiện giấc mơ (ĐCS) Trung Quốc".

Thiện Nhân - My Trần



BÀI CHỌN LỌC

Biển Đông chắc chắn vào tay Bắc Kinh, nếu phe Dân chủ-Biden giành chiến thắng