Bố trí lại hay di dời nhà xưởng? Khi các công ty nước ngoài rời khỏi Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi thương chiến Mỹ-Trung ngày càng leo thang, và Bắc Kinh ngày càng bành trướng, hung hăng trên trường quốc tế, các công ty đang được kêu gọi "thoát Trung". Mục tiêu của động thái này là việc chuyển các nhà máy sản xuất tại Trung Quốc đó về lại Hoa Kỳ hoặc Nhật Bản, hoặc là tổ chức lại các chuỗi sản xuất toàn cầu ở Đông Nam Á, nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Việc các công ty Mỹ và Nhật Bản di dời nhà xưởng có thể được giải thích theo hai động thái. Động thái thứ nhất xuất phát từ việc Hoa Kỳ tăng thuế quan đối với một số sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc.

Động thái thứ hai đã được khởi động bởi các thông báo từ chính quyền Trump kêu gọi tách rời hai nền kinh tế Trung Quốc và Mỹ. Ngoài ra, nó còn được củng cố bởi đại dịch, khi cho thấy sự phụ thuộc nặng nề của nhiều lĩnh vực sản xuất vào nguồn cung của Trung Quốc.

Mục tiêu của việc di dời các nhà xưởng này có thể có hai hướng: hoặc là việc chuyển các nhà xưởng sản xuất tại Trung Quốc về lại Hoa Kỳ hoặc Nhật Bản, hoặc là tổ chức lại các chuỗi sản xuất toàn cầu ở Đông Nam Á.

Việc di dời khỏi Trung Quốc diễn ra thế nào trước đại dịch?

Vào những năm 1990, các sản phẩm chế biến của Indonesia chiếm hơn một nửa xuất khẩu của nước này và tỷ trọng của công nghiệp chế biến trong GDP đã tăng từ 15% lên gần 30%.

Mười tám tháng sau, nền kinh tế của Indonesia, nạn nhân chính của cuộc khủng hoảng châu Á, sụp đổ, khiến rất nhiều công ty nước ngoài phải bỏ chạy.

Sau đó, việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và việc Hoa Kỳ và Việt Nam ký kết hiệp ước thương mại đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc và Việt Nam.

Vị trí của ngành sản xuất trong nền kinh tế Indonesia. (Nguồn: Ngân hàng Thế giới / Đại học Groningen)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã quay trở lại trong thập kỷ 2010: Indonesia là quốc gia thu hút nhiều nhất nguồn vốn đầu tư FDI ở Đông Nam Á. Các nguồn vốn đầu tư FDI đó đến từ đâu?

Theo Ủy ban điều phối đầu tư Indonesia (BKPM), chỉ có 7 tỷ USD đến từ Hoa Kỳ trong giai đoạn 2013-2017, (không tính các nguồn vốn đầu tư trong lĩnh vực dầu mỏ). Tuy thế, từ năm 2013 đến năm 2017, Hoa Kỳ đã là một trong những nhà đầu tư đầu tiên, với 35 tỷ USD, vượt xa Nhật Bản (20 tỷ USD) và Trung Quốc (7 tỷ USD). Phòng thương mại Mỹ dự đoán các công ty Mỹ sẽ đầu tư 65 tỷ USD trong năm năm tới.

Bảng các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở châu Á và Mexico từ năm 1990 đến năm 2018, ngoại trừ những năm khủng hoảng châu Á 1997. (Nguồn: CNUCED)

Chính sự xuất hiện những căng thẳng trên thị trường lao động kể từ năm 2005 đã dẫn đến những vụ di dời nhà xưởng đầu tiên khỏi Trung Quốc. Bị gián đoạn bởi cuộc khủng hoảng năm 2008, động thái này đã khởi động lại từ năm 2010.

Việc tìm ra một giải pháp thay thế cho Trung Quốc đã biện minh cho sự ra đi của các công ty, đến Việt Nam, Campuchia, Malaysia và Bangladesh để hoạt động, vì những nước có chi phí đơn vị sản xuất (chi phí lao động/năng suất) thấp hơn ở Trung Quốc. Từ những vụ ra đi đó, thị phần các sản phẩm giá rẻ (trong đó có các sản phẩm may mặc và giày dép) của Trung Quốc đã giảm trên thị trường thế giới.

Các công ty nước ngoài đang trong giai đoạn gấp rút 'thoát Trung'

Giờ đây, việc Hoa Kỳ tăng thuế quan đối với các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc, là một động thái (được kích hoạt bởi các tuyên bố của chính quyền Trump) kêu gọi chia tách hai nền kinh tế Trung Quốc và Mỹ.

Động thái này còn được củng cố bởi đại dịch, cho thấy nhiều ngành sản xuất (ô-tô, điện tử, thiết bị y tế) của Mỹ, Nhật Bản, châu Âu, phụ thuộc mạnh vào nguồn cung của Trung Quốc, đã khiến chính phủ các nước này phải áp dụng các biện pháp (Tokyo đã lên kế hoạch hỗ trợ 2 tỷ USD) khuyến khích các công ty rút khỏi Trung Quốc.

Mục tiêu của động thái này là việc chuyển các nhà máy sản xuất tại Trung Quốc đó về lại Hoa Kỳ hoặc Nhật Bản, hoặc là tổ chức lại các chuỗi sản xuất toàn cầu ở Đông Nam Á, nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Các cuộc điều tra của công ty Kearney cho thấy cho đến năm 2018, mức chênh lệch chi phí là tiêu chí duy nhất được các nhà sản xuất Mỹ xem xét khi quyết định sản xuất tại Trung Quốc. Từ đó đến nay, cuộc xung đột giữa Bắc Kinh và Washington đã đưa vào một biến số mới: nguy cơ tăng thuế quan.

Và kể từ đại dịch, các công ty còn tích hợp thêm nguy cơ bị gián đoạn nguồn cung. Do đó, không phải chỉ có các công ty Mỹ, mà còn có các công ty của châu Á hoặc châu Âu, đã quyết định tìm các nguồn cung mới.

Tiêu chí lựa chọn không chỉ là chi phí đơn vị sản xuất (như trong trường hợp sản xuất các sản phẩm giá rẻ). Các công ty lựa chọn những quốc gia nào có chi phí sản xuất thấp hơn ở Trung Quốc, và có một thị trường trong nước có thể trở thành một tiêu trường đối với một phần sản phẩm được sản xuất.

Trong số 33 công ty Mỹ, trong đó có Microsoft, Google và Apple, đã rút khỏi Trung Quốc vào tháng 10 năm 2019, thì có 23 công ty đã đến Việt Nam và 10 công ty đến Malaysia, Thái Lan và Campuchia.

Tổng thống Indonesia cho biết tiếp theo “sẽ có 119 công ty di dời nhà xưởng khỏi Trung Quốc”. Khu vực Batang tiếp nhận 7 công ty đã rời Trung Quốc, trong đó có công ty điện tử LG của Hàn Quốc, Denso của Nhật Bản (phụ tùng ô tô), Panasonic (điện tử) và các công ty sản xuất lốp vỏ. Mặt khác, công ty hóa chất LG cũng đang lên kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất pin và một nhà máy luyện niken ở Batang.

Trong các nước ASEAN, Việt Nam là nước thu hút nhiều nhất nguồn vốn đầu tư FDI (so với GDP). Ấn Độ cũng đã thấy rằng đây cơ hội để đạt được các mục tiêu của kế hoạch “Sản xuất tại Ấn Độ”, và cả với Mexico, đang dần cởi mở hơn với các nguồn vốn đầu tư FDI so với các nước châu Á.

Tác giả: Jean-Raphaël Chaponnière là nhà kinh tế tại Cơ quan Phát triển của Pháp, Cố vấn kinh tế của Đại sứ quán Pháp tại Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, và là kỹ sư nghiên cứu tại CNRS trong 25 năm.

Tâm An



BÀI CHỌN LỌC

Bố trí lại hay di dời nhà xưởng? Khi các công ty nước ngoài rời khỏi Trung Quốc