BRI của Trung Quốc đe dọa an ninh Châu Âu - Cái nhìn sâu hơn về ‘đường chín đoạn’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bản chất hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông có thể châm ngòi cho xung đột giữa các quốc gia giáp biển, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á; trong đó, Trung Quốc và ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ hai và thứ ba của EU. Vì vậy, điều tối quan trọng đối với EU là khu vực ASEAN vẫn ổn định và hòa bình.

Kể từ khi Trung Quốc triển khai Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI), các nhà hoạch định chính sách đã đặt câu hỏi về độ bền và lợi ích kinh tế tích cực của "tập hợp đầu tư chiến lược khổng lồ này" vào cơ sở hạ tầng trên khắp thế giới.

‘Sự tích’ đường chín đoạn’

BRI đã đạt được những kết quả cụ thể gì trong các mục tiêu chính trị chiến lược của Trung Quốc?

Nhiều thành viên của BRI, El Salvador và các nước khác, đã chuyển từ sự công nhận của họ đối với Đài Loan thành ủng hộ “Một Trung Quốc”. Các nước này cũng bắt đầu ủng hộ những nỗ lực của Trung Quốc trong việc gia tăng ảnh hưởng trên Biển Đông - nơi Bắc Kinh đang xây dựng các đảo nhân tạo và thúc đẩy đường chín đoạn.

Đường chín đoạn là yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc trên biển, khu vực này chiếm 3,4 nghìn tỷ USD mỗi năm, và là nơi “che chở” các nguồn tài nguyên dầu khí phong phú bên dưới bề mặt của nó.

Tuyên bố chủ quyền đường chín đoạn của Bắc Kinh đã tạo ra xung đột với các quốc gia trong khu vực như Brunei, Philippines, Malaysia, Việt Nam và Indonesia, những nước có yêu sách lãnh thổ của riêng họ (mặc dù không rộng rãi như Trung Quốc) trên biển.

BRI ‘vây’ khối 16+1, Bắc Kinh bành trướng Biển Đông - EU chỉ có thể ‘khoanh tay đứng nhìn’?

BRI là một vấn đề nan giải đối với Liên minh châu Âu (EU) vì nó mở rộng đến 16 quốc gia ở Trung và Đông Âu (CEEE), trong đó 11 nước là thành viên EU và 5 nước còn lại là các nước Tây-Balkan. Do đó, EU, với tư cách là một khối, không thể tố cáo những nỗ lực của Trung Quốc trên biển vì sự đoàn kết của các thành viên CEEE. Điều này có thể ảnh hưởng đến an ninh của khối theo một số cách.

Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Lý Khắc Cường, phát biểu trong chuyến thăm công trường xây dựng cây cầu nối bán đảo Peljesac của Croatia với phần còn lại của bờ biển và đất liền Croatia vào ngày 11 tháng 4 năm 2019. - Cây cầu được xây dựng bởi một công ty Trung Quốc và hiện là công trình kiến trúc lớn nhất của loại hình này được xây dựng ở Châu Âu (Ảnh của ELVIS BARUKCIC / AFP qua Getty Images)
Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Lý Khắc Cường, phát biểu trong chuyến thăm công trường xây dựng cây cầu nối bán đảo Peljesac của Croatia với phần còn lại của bờ biển và đất liền Croatia vào ngày 11 tháng 4 năm 2019. - Cây cầu hiện là công trình kiến trúc lớn nhất được xây dựng ở Châu Âu (Ảnh của ELVIS BARUKCIC / AFP qua Getty Images)

Thứ nhất, bản chất hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông có thể châm ngòi cho xung đột giữa các quốc gia giáp biển. Trung Quốc và các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là đối tác thương mại lớn thứ hai và thứ ba của EU. Do đó, điều tối quan trọng đối với EU là khu vực ASEAN vẫn ổn định và hòa bình. Ngoài ra, EU nên bảo vệ sự phân chia chủ quyền trên biển bình đẳng đối với khu vực các nước ASEAN.

EU chủ yếu bao gồm các cường quốc cỡ trung bình và nhỏ, theo cách cá nhân, thì mỗi quốc gia EU không thể đối đầu với một "kẻ khổng lồ" như Trung Quốc. Thay vào đó, họ chỉ có thể bảo vệ lợi ích thương mại của mình thông qua EU - với tư cách thể chế - nhưng quan trọng hơn với vị thế địa chính trị.

Các quốc gia có thể phát huy ảnh hưởng này vì EU có ảnh hưởng ngoại giao “cứng và mềm” thông qua sự thống nhất của mình. EU là khối thương mại và là nền kinh tế lớn nhất thế giới, có chi tiêu quốc phòng lớn thứ hai trên thế giới.

Để tận dụng sức mạnh này, EU cần phải là một khối thống nhất. Với tư cách là một khối, các cường quốc này phù hợp với phương hướng của Hoa Kỳ, có thể tham gia vào các biện pháp ngoại giao hiệu quả để ổn định khu vực.

Thứ hai, nếu EU mất đi sự ủng hộ ngoại giao toàn cầu - trong sứ mệnh đảm bảo chủ quyền trên Biển Đông giữa các nước có chung biên giới theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) - điều này sẽ làm suy yếu tính hợp pháp của các thể chế quốc tế mà EU ủng hộ.

Các thể chế quốc tế suy yếu sẽ làm giảm sự ổn định toàn cầu, dẫn đến xung đột giữa và trong các quốc gia. Căng thẳng gia tăng ở các khu vực khác trên thế giới ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề an ninh ở các nước châu Âu, thông qua việc gia tăng chủ nghĩa khủng bố từ các khu vực này trên thế giới.

Cuộc chiến chống lại BRI của EU

Để giải quyết vấn đề này, EU đã phát hành một báo cáo, trong đó chỉ trích BRI là các dự án không có tính bền vững đối với nền kinh tế, môi trường, tài chính và phúc lợi xã hội của các thành viên tham dự vào. Báo cáo cũng chỉ trích Trung Quốc phân biệt đối xử với các doanh nghiệp EU và quy trình đấu thầu thiếu minh bạch.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban, Tổng thống Cộng hòa Síp Nicos Anastasiades, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu trong Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu tại Trụ sở Liên minh châu Âu ở Brussels vào ngày 17 tháng 10 năm 2019. (Ảnh John THYS / AFP / Getty Images)
Thủ tướng Hungary Viktor Orban, Tổng thống Cộng hòa Síp Nicos Anastasiades, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu trong Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu tại Trụ sở Liên minh châu Âu ở Brussels vào ngày 17 tháng 10 năm 2019. (Ảnh John THYS / AFP / Getty Images)

Ngoài ra, EU đã phát hành một chiến lược kết nối EU-châu Á để chống lại BRI. Liên lạc chung này thúc đẩy các nguyên tắc của trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và kết nối bền vững, và đặc biệt đề cập đến một sân chơi bình đẳng liên quan đến đầu tư nước ngoài giữa châu Á và châu Âu.

Để thúc đẩy các nguyên tắc này, EU kết hợp các nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân và Kế hoạch Đầu tư Bên ngoài của EU. Đối với Biển Đông, EU đã tương đối thụ động trong cách tiếp cận rộng hơn, khi muốn triển khai phương thức ngoại giao hòa bình để giải quyết tranh chấp.

Mặc dù đây có thể là lựa chọn ít đối đầu nhất, nhưng nó không ngăn chặn được các mối đe dọa từ Bắc Kinh - vốn có thể phát sinh từ cách tiếp cận thụ động.

Với Bắc Kinh, có thể ngoại giao ‘hòa bình’?

Vì vậy, các giải pháp tiếp theo là gì? Hầu hết các quốc gia Trung và Đông Âu thuộc khối 16+1 - các quốc gia được Trung Quốc tiếp cận để thiết lập quan hệ kinh tế mạnh mẽ hơn, liên kết với Trung Quốc vì nhu cầu cần thiết.

Do đó, EU phải sẵn sàng (ở một mức độ nào đó) để phù hợp với các khoản đầu tư của Trung Quốc và các nước như vậy nên thúc giục Ngân hàng Đầu tư Châu Âu tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn ở các nước này. Ví dụ, mặc dù đã ký một bản ghi nhớ với một công ty Trung Quốc, vẫn có một cuộc đấu thầu công khai cho nhà máy thủy điện Tarnita-Lapustesti của Romania.

Điều này mang lại cơ hội cho EU để giành lại sự liên kết và lòng tin của các thành viên, đặc biệt là khi chính Romania tuyên bố rằng: “Chúng tôi đã ký một bản ghi nhớ với đối tác Trung Quốc về việc xây dựng công trình, nhưng chúng tôi tôn trọng nguyên tắc minh bạch của châu Âu và đây là lý do tại sao chúng tôi đấu thầu dự án”.

EU nên chủ động thể hiện xu hướng giúp đỡ các thành viên khác của khối 16+1 để giảm ảnh hưởng của Trung Quốc.

Hơn nữa, EU không nên giới hạn các nỗ lực của mình ở Biển Đông như là sự “can dự ngoại giao”. Thay vào đó, EU nên kiên trì thúc đẩy UNCLOS trong các tuyên bố chung công khai và mở các cuộc điều tra đối với các tuyên bố của tất cả các bên theo UNCLOS.

Ngoài ra, EU nên tham gia vào các biện pháp ngoại giao mạnh mẽ hơn, thông qua việc triển khai các tàu hải quân của họ ở Biển Đông để thể hiện quyết tâm đối với việc duy trì luật hàng hải quốc tế ở tất cả các nơi trên thế giới.

Cuối cùng, EU có thể ngừng hợp tác quân sự, chặn tàu Trung Quốc từ các cảng châu Âu và tăng cường hợp tác với các nước ASEAN để củng cố tuyên bố chủ quyền của họ trên biển.

Tác giả: Moos Hulsebosch - Thạc sĩ An ninh quốc tế tại Sciences Po Paris, chuyên nghiên cứu về Ngoại giao và Tình báo, địa chính trị, chính trị Mỹ Latinh, các vấn đề đối ngoại của Trung Quốc, các chiến lược lớn cũng như chính trị và đối ngoại của Hoa Kỳ.

Trần Đức



BÀI CHỌN LỌC

BRI của Trung Quốc đe dọa an ninh Châu Âu - Cái nhìn sâu hơn về ‘đường chín đoạn’