Các phương tiện truyền thông lớn của Mỹ dưới 'bàn tay ma thuật' của chính quyền Trung Quốc?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Năm 2009, Trung Quốc tuyên bố chi 6,6 tỷ USD để tăng cường sự hiện diện truyền thông trên toàn cầu. Các phương tiện truyền thông chính thống của Mỹ hiện đã được mua và trả tiền bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ); và nhiều thập kỷ qua, họ có thể đã che đậy một trong những tội ác nhân quyền lớn nhất của thế kỷ 21.

Trong khi bên trong Trung Quốc, báo chí ngày càng bị kiểm soát chặt chẽ, thì ở nước ngoài, ĐCSTQ tìm mọi cách khai thác các lỗ hổng của báo chí tự do để làm lợi thế cho mình. Những gì ĐCSTQ quan tâm là một cuộc chiến bền vững của nó đối với dư luận toàn cầu.

Chỉ 6 “siêu tập đoàn” nhưng đã sở hữu đến 90 cơ sở truyền thông của Hoa Kỳ. Những tập đoàn này có quan hệ kinh doanh lớn với Trung Quốc. Chủ tịch Bob Iger của Disney đã gặp Bộ trưởng tuyên truyền của Trung Quốc, và hứa sẽ sử dụng Disney để truyền bá tuyên truyền của ĐCSTQ trên toàn thế giới. FBI gọi ĐCSTQ là mối đe dọa lâu dài nhất của Mỹ.

  • Disney sở hữu ABC và ESPN đã mở một công viên giải trí ở Trung Quốc với chi phí 5,5 tỷ USD vào năm 2010;
  • Công ty mẹ của CNN là Warner Media có quan hệ đối tác 50 triệu USD với công ty truyền thông do chính quyền Trung Quốc kiểm soát;
  • Công ty NBC điều hành cả MSNBC và NBC vào năm 2010 - hợp tác với Tân Hoa Xã là cơ quan ngôn luận chính thức của ĐCSTQ - nhằm thành lập đài truyền hình quốc tế;
  • NBC Universal cũng có cổ phần trong một liên doanh truyền thông Trung Quốc trị giá 3,8 tỷ USD.

Các ông chủ tỷ phú cũng có quan hệ kinh doanh lớn với Trung Quốc, chẳng hạn như cổ đông lớn nhất của thời báo New York Times là tỷ phú người Mexico Carlos Slim. Các khoản đầu tư của tỷ phú này với các công ty do ĐCSTQ kiểm soát - trải dài trong lĩnh vực ô tô và công nghệ cao, và chiếm một phần lớn tài sản của ông.

Tỷ phú Mexico Carlos Slim cũng mối quan hệ kinh doanh thường xuyên với các công ty Trung Quốc có quan hệ công khai với ĐCSTQ.
Tỷ phú Mexico Carlos Slim cũng mối quan hệ kinh doanh thường xuyên với các công ty Trung Quốc có quan hệ công khai với ĐCSTQ. (Getty)

Giám đốc điều hành Amazon Jeff Bezos đã mua lại hãng tin Washington Post với giá 250 triệu USD. Các sản phẩm của Amazon được sản xuất tại các nhà máy thuộc sở hữu của nhà nước của Trung Quốc. Tỷ phú Bezos muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của Amazon tại Trung Quốc, và cho biết rằng Amazon có vị trí tốt để phục vụ Trung Quốc.

Mối liên hệ của tỷ phú Bezos với ĐCSTQ được chứng minh rõ ràng trong việc Washington Post quảng bá cho tờ Chinawatch - một phiên bản của tờ báo nhà nước Trung Quốc China Daily.

Khi bạn đăng ký xem tờ này, nó đi kèm với một phụ kiện quảng cáo có tên “China Watch”. (Dõi theo Trung Quốc). ĐCSTQ đã đưa ra một chiến lược tinh vi nhắm đến độc giả quốc tế và định hình lại môi trường thông tin toàn cầu bằng những khoản tiền khổng lồ: Tài trợ cho các mục quảng cáo, bảo hiểm báo chí và hỗ trợ tích cực cho những “bồi bút” phóng túng.

ĐCSTQ đã trả tiền cho các bài tuyên truyền của Trung Quốc xuất hiện trong hàng chục ấn phẩm quốc tế. Tờ báo tiếng Anh của ĐCSTQ là China Daily đã ký hợp đồng với ít nhất 30 tờ báo tên tuổi của Mỹ và Anh, nổi bật trong đó là tờ New York Times, Wall Street Journal, Washington Post và UK Telegraph - để thực hiện các bài chèn từ 4 đến 8 trang trong mục China Watch xuất hiện đều đặn hàng tháng.

Mặc dù các bài tuyên truyền của Bắc Kinh thường bị “chê” là vụng về và nhạt nhẽo, nhưng “mưa dầm thấm lâu”, ĐCSTQ không tiếc tiền để đăng những bài báo “vô hồn” như vậy, nhằm định hình vào trí óc người dân phương Tây về thể chế “tốt đẹp” của nó.

Một bài báo được trả tiền của China Daily trên ấn bản của The Wall Street Journal ra ngày 17/1/2017. (Benjamin Chasteen / The Epoch Times)
Một bài báo được trả tiền của China Daily trên ấn bản của The Wall Street Journal ra ngày 17/1/2017. (Benjamin Chasteen / The Epoch Times)

Cuối năm 2020, “The National Pulse”, hãng truyền thông điều tra của phe bảo thủ Hoa Kỳ, đã công bố toàn bộ danh sách chi tiết các kênh truyền thông Hoa Kỳ bị tình nghi là đại diện của ĐCSTQ. National Pulse chỉ ra rằng các tổ chức truyền thông Mỹ này đã tuyên truyền thay cho ĐCSTQ tại Hoa Kỳ và truyền bá “các báo cáo có lợi” hoặc “thông tin tích cực” cho Bắc Kinh.

National Pulse chỉ ra rằng, Quỹ Trao đổi Trung – Mỹ (CUSEF) được thành lập bởi Phó Chủ tịch Ủy ban Hội nghị Hiệp thương Chính trị ĐCSTQ (CPPCC), được “Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ–Trung” xác định là một bộ phận quan trọng của mặt trận thống nhất của ĐCSTQ.

Theo hồ sơ của “Đạo luật Đăng ký Đại diện Nước ngoài”, với sự hỗ trợ của BLJ, Quỹ giao lưu Trung-Mỹ đã tài trợ cho nhiều chuyến du lịch của các tổ chức truyền thông Hoa Kỳ đến Trung Quốc. Mục tiêu rõ ràng của họ là: “Truyền bá hiệu quả các thông tin tích cực với giới truyền thông, những người có ảnh hưởng chính, các nhà lãnh đạo dư luận và công chúng”.

Một chuyến công du như vậy đến Trung Quốc được gọi là “chuyến đi tìm hiểu”. Tiêu chuẩn đặt ra cho những người tham gia là “tính hiệu quả và cơ hội phủ sóng thông tin tích cực” nhằm đảm bảo các kênh truyền thông “có lợi” phủ sóng rộng khắp.

Các kênh truyền thông Hoa Kỳ đã được ĐCSTQ tài trợ cho “Chuyến đi tìm hiểu” bao gồm: Vox, Slate, Boston Herald, Boston Globe, Huffington Post, The Atlantic, Fox News, New York Times, NPR, CNBC, Newsweek, Los Angeles Times, Baltimore Sun, Chicago Tribune, The Guardian, The New Yorker, The Financial Times, Foreign Policy, The Philadelphia Inquirer, New York Magazine, Yahoo Finance, National Journal, Washington Post, Forbes, Bloomberg, Minneapolis Star Tribune, U.S.News&World Report, San Francisco Chronicle, Philadelphia Inquirer, Harvard Business Review, The Hill, Chicago Magazine, MSNBC.

Che đậy các tội ác chống lại loài người

Những điều này có liên quan gì đến việc che đậy các tội ác chống lại loài người? Trong hơn 20 năm qua, các nhóm nhân quyền như Tổ chức Ân xá Quốc tế và các quốc gia dân chủ đã báo cáo rằng những công dân Trung Quốc tu luyện môn khí công Pháp Luân Công - đã bị tra tấn và giết hại bởi chính phủ của họ. Vào đầu những năm 1990, Pháp Luân Công đã được chính phủ trao tặng bằng khen, và thậm chí được chính quyền ủng hộ tập luyện để người dân nâng cao sức khỏe và đời sống tinh thần.

Các học viên Pháp Luân Công được khuyến khích tuân theo truyền thống, đề cao sự thật, tính nhân ái, bao dung, có trách nhiệm với gia đình và trở thành những người làm việc chăm chỉ. Họ là những hình mẫu tốt trong các bản tin xã hội, thậm chí các quan chức chính phủ tuyên bố rằng Pháp Luân Công đã giúp làm giảm đáng kể chi phí chăm sóc sức khỏe trên toàn quốc.

Tuy nhiên, lãnh đạo ĐCSTQ khi đó là Giang Trạch Dân - lên nắm quyền phần lớn nhờ ủng hộ vụ Thảm sát sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989 - cho rằng Pháp Luân Công "ngoài vòng kiểm soát" của nhà nước.

Ông Giang coi sự phổ biến và việc đề cao sức khỏe, tinh thần của môn khí công này là mối đe dọa đối với sự kiểm soát của ĐCSTQ. Giang muốn dùng chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa vô thần để “nghiền nát” những giá trị tinh thần “Chân, Thiện, Nhẫn” mà Pháp Luân Công đề cao; và tuyên bố phải loại bỏ Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Ngày 19/07/1999, Giang Trạch Dân đã thông báo chính thức rằng ông muốn “nhổ tận gốc Pháp Luân Công ra khỏi Trung Quốc”. (Ảnh: Getty)
Ngày 19/07/1999, Giang Trạch Dân đã thông báo chính thức rằng ông muốn “nhổ tận gốc Pháp Luân Công ra khỏi Trung Quốc”. (Ảnh: Getty)

Giang Trạch Dân đã phát động một cuộc đàn áp bạo lực trên toàn quốc, các báo cáo nhân quyền cho thấy hàng nghìn người đã bị bắt, bị kết án phi pháp trong các phiên tòa ngụy tạo; hàng chục nghìn người đau khổ trong các trại lao động; vô số những trường hợp bị tra tấn về thể xác và tinh thần.

Một phóng viên thậm chí đã giành được giải thưởng Pulitzer vì đã đưa tin về vụ tra tấn và giết hại hàng loạt các học viên Pháp Luân Công. Vị phóng viên đã nói rằng những tác động của cuộc bức hại đối với xã hội là quá lớn, khó có thể đánh giá sự tàn bạo có hệ thống này. Không có trường hợp tử vong nào được báo cáo trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc.

Vào năm 2001, Giang Trạch Dân đã gây ảnh hưởng đến các phương tiện truyền thông chính thống quốc tế - khiến họ giữ im lặng trước những tội ác xảy ra đối với Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Ví dụ vào năm 2001, nhà xuất bản New York Times đã bay đến Trung Quốc để gặp Giang Trạch Dân. Vài ngày sau lần gặp đó, New York Times đột nhiên “không còn bị chặn” ở Trung Quốc. Và cũng kể từ đó, họ đã hầu như im lặng về cuộc bức hại, thậm chí còn xuất bản những câu chuyện “tấn công” vào môn tu luyện này.

Vào tháng 3 năm 2001, James Murdoch - con trai của ông trùm truyền thông Rupert Murdoch trở về từ Trung Quốc và gây choáng váng cho những người tham dự hội nghị kinh doanh hàng năm của viện Milken - bằng cách tấn công ác ý vào Pháp Luân Công theo tuyên truyền của ĐCSTQ.

Năm 2007, CBC - Mạng tin tức quốc gia của Canada - nắm giữ bản quyền phát sóng Thế vận hội năm 2008 của Bắc Kinh - đã hủy một bộ phim tài liệu về Pháp Luân Công sau áp lực từ phía chính quyền Trung Quốc.

Một phóng viên New York Times có trụ sở tại Bắc Kinh đã tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ - hỗ trợ các chuyên gia và tòa án kết luận rằng các tù nhân lương tâm đang bị tàn sát hàng loạt bởi ĐCSTQ, và các học viên Pháp Luân Công có thể là nạn nhân chính. Tuy nhiên, ban biên tập của New York Times đã nói với cô ấy rằng đừng theo đuổi câu chuyện - lý do khá rõ ràng vì họ sợ mất hàng tỷ USD nếu ĐCSTQ kiểm duyệt kênh của họ.

Một số phương tiện truyền thông chính thống có quan hệ chặt chẽ với ĐCSTQ đã “tấn công” môn tu luyện này, cho rằng Pháp Luân Công làm chính trị và là mối nguy hiểm cho xã hội. Nhưng liệu những nỗ lực cố gắng ngăn chặn việc tra tấn và giết người có thực sự được coi là chính trị? Nếu những người thân yêu hoặc bạn bè của bạn bị sát hại, bạn sẽ không tiếp cận chính phủ của mình để được giúp đỡ, để kêu gọi công lý ư?

Hàng nghìn học viên Pháp Luân Công tham gia luyện công tập thể trước tòa Capitol ở Washington vào ngày 20/6/2018, nhằm kêu gọi chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. (Edward Dye / The Epoch Times)
Hàng nghìn học viên Pháp Luân Công tham gia luyện công tập thể trước tòa Capitol ở Washington vào ngày 20/6/2018, nhằm kêu gọi chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. (Edward Dye / The Epoch Times)

Pháp Luân Công đã được tập luyện tại hơn 100 các quốc gia, có hàng triệu người thuộc các dân tộc khác nhau tham gia tập luyện. Trong 20 năm chống lại mọi khó khăn của cuộc đàn áp bạo lực, những nỗ lực của các học viên này đã thu hút được sự ủng hộ từ hàng triệu người - họ đã ký vào bản kiến nghị kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại.

Các quan chức chính phủ trên toàn thế giới, bao gồm lưỡng đảng Hoa Kỳ, và hàng ngàn các quan chức đã đưa ra các tuyên bố và ký tên vào các thư kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Một trong những vũ khí lợi hại của mọi chiến dịch diệt chủng trong lịch sử là tuyên truyền lòng thù hận, dối trá, và tin tức giả mạo - điều đó được sử dụng để tạo ra sự thờ ơ đối với một nhóm bị nhắm mục tiêu - cho phép các hành vi tàn ác tiếp tục.

ĐCSTQ đã giết hàng triệu người trong cuộc Cách mạng Văn hóa, họ đã giết hơn một triệu người Tây Tạng, họ đã giết hàng nghìn người trong vụ thảm sát sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn. Ngày nay, họ vẫn đàn áp Tây Tạng, bắt bớ những người theo đạo Thiên chúa, thanh trừng sắc tộc người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi, và họ tấn công những người Hong Kong vô tội - những người đang đứng lên đấu tranh cho tự do.

Năm 1997, họ che đậy dịch cúm gia cầm. Vào năm 2020, họ che đậy sự lây truyền của virus Corona Vũ hán - cho phép nó lây lan và giết chết hàng triệu người trên thế giới bằng cách nói dối rằng nó không có tính lây truyền.

Những điều này có khiến bạn tự hỏi làm cách nào mà các phương tiện truyền thông lớn có thể hợp tác với ĐCSTQ, và làm thế nào các nhà báo cũng như người dân toàn thế giới có thể tin vào bất cứ điều gì mà chế độ này tuyên truyền?

Thanh Vân



BÀI CHỌN LỌC

Các phương tiện truyền thông lớn của Mỹ dưới 'bàn tay ma thuật' của chính quyền Trung Quốc?